Nghiêm túc, minh bạch trong tuyển dụng giáo viên ở Hà Tĩnh
Đến thời điểm hiện tại, 13 huyện, thành thị ở Hà Tĩnh đã hoàn thành việc tuyển dụng giáo viên đợt 1 dành cho các đối tượng được đặc cách và tiếp tục thực hiện tuyển dụng đợt 2 với sự công khai, nghiêm túc và minh bạch.
Thị xã Kỳ Anh vừa tổ chức kỳ thi tuyển giáo viên một cách công khai, minh bạch
Thị xã Kỳ Anh là địa phương có chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên nhiều nhất tỉnh với tổng số 49 người, trong đó 6 giáo viên đã được xét tuyển đặc cách. Diễn ra vào cuối tháng 3, kết quả kỳ thi đã được niêm yết công khai trên cổng thông tin điện tử của thị xã và các trường tiểu học trên địa bàn.
Anh Nguyễn Văn Giáp – Trưởng phòng Nội vụ thị xã Kỳ Anh cho biết: “Việc thi tuyển giáo viên được tiến hành bài bản, đúng quy trình, quy chế. Ngoài khâu làm phách, các bước làm đề, chấm thi do các giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh đảm nhiệm. Quy trình thực hiện đảm bảo nghiêm túc, công khai và minh bạch, đánh giá đúng năng lực của các thí sinh”.
Thầy Trần Hữu Tân – thí sinh vừa tham gia kỳ thi tuyển giáo viên do thị xã Kỳ Anh tổ chức cho biết: “Ngoài các phần thi về Luật Công chức, viên chức, ngoại ngữ, tin học, các thí sinh phải làm bài thi thực hành giải Toán, Tiếng Việt và hướng dẫn học sinh làm bài tập ở các môn học đó trong thời gian 150. Mỗi phòng thi đều có hệ thống camera giám sát chặt chẽ. Cách tổ chức kỳ thi nghiêm túc, bài bản khiến chúng tôi rất yên tâm và tin tưởng vào cơ hội của mình”.
Video đang HOT
Sau tuyển dụng, bậc tiểu học và mầm non đã giảm được phần nào áp lực thiếu giáo viên
Khác với thị xã Kỳ Anh, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh lại lựa chọn phương pháp xét tuyển. Lộc Hà là một trong những đơn vị đi đầu trong cách làm này. Hiện kết quả đã được Sở Nội vụ công nhận, giáo viên cũng đã có quyết định phân công về giảng dạy tại các trường trên địa bàn.
Thầy Phan Thanh Dân – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà cho biết: “Với số lượng tuyển dụng ít (7 mầm non và 17 tiểu học), ngoài số lượng xét đặc cách, chỉ tiêu tuyển sinh còn lại không nhiều nên chúng tôi lựa chọn hình thức xét tuyển. Cách làm này tiết kiệm được nhiều thời gian và kết quả cũng khách quan, nghiêm túc, bởi quy trình đều được thực hiện công khai, dưới sự giám sát chặt chẽ của các ngành chức năng và tổ thanh tra do UBND tỉnh thành lập”.
Trước đó, việc xét tuyển đặc cách cho các giáo viên thuộc nhóm đối tượng: Có bằng giỏi, thạc sỹ, con thương binh hạng nặng, con liệt sỹ cũng đã được thực hiện minh bạch, đúng đối tượng.
Cô Hoàng Thị Mỹ Duyên (giáo viên Trường Mầm non Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh), sinh viên giỏi mới ra trường đã có cơ hội việc làm phù hợp với năng lực, trình độ
Cô Hoàng Thị Mỹ Duyên – sinh viên bằng giỏi vừa được xét tuyển đặc cách vào Trường Mầm non Hà Huy Tập – Thành phố Hà Tĩnh cho biết: “Em rất vui khi là một trong 4 giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố được xét tuyển đặc cách trong đợt này. Việc tuyển dụng công khai, minh bạch đã trao cho những sinh viên mới ra trường như em có cơ hội việc làm, được thể hiện những kiến thức mình được đào tạo ở môi trường phù hợp”.
Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã có 47/226 giáo viên mầm non và 65/184 giáo viên tiểu học được Sở Nội vụ phê duyệt kết quả thi tuyển, xét tuyển. Anh Cù Huy Cẩm, Trưởng phòng Công chức – Viên chức Sở Nội vụ cho biết: “Mặc dù triển khai chậm nhưng các địa phương đang hết sức thận trọng, bài bản, bám sát các hướng dẫn, thực hiện đầy đủ thủ tục, hồ sơ, đáp ứng quy trình tuyển dụng. Việc tuyển dụng cũng được tiến hành công khai, minh bạch, chất lượng tuyển chọn cũng được nâng cao”.
Năm học 2017-2018, Hà Tĩnh thiếu gần 1.000 giáo viên bậc tiểu học, mầm non. Trước thực trạng này, đầu năm học 2018 – 2019, Chủ tịch UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương để các địa phương tuyển dụng 410 giáo viên. Điều này không chỉ góp phần giảm bớt áp lực thiếu giáo viên ở các nhà trường, mà còn là cơ hội việc làm cho đội ngũ giáo viên hợp đồng và nhiều sinh viên ngành sư phạm mới ra trường.
Theo Báo Hà Tĩnh
9 giáo viên chưa được nhận lương vì chậm làm 'sáng kiến'
Hiệu trưởng Phạm Đình Cát ở Hà Tĩnh lý giải việc "chậm lương" là muốn gặp riêng giáo viên để nhắc nhở họ hoàn thành báo cáo.
Ngày 12/4, 9 giáo viên trường Tiểu học và THCS Sơn Lĩnh (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) tới phòng kế toán nhận lương, song được thông báo nằm trong danh sách chậm lương, vì chưa hoàn thành "Sáng kiến kinh nghiệm".
Danh sách 9 giáo viên (6 nam, 3 nữ) được Hiệu trưởng Phạm Đình Cát ghi ra giấy, sau đó ký nháy bên dưới rồi giao cho kế toán.
Các giáo viên thông tin, vài tuần trước đã làm "Sáng kiến kinh nghiệm" gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hương Sơn, nhưng bị trả về vì sai sót như: lỗi phông chữ, chính tả; bố cục văn bản; trùng đề tài khoa học những năm trước...
Trường Tiểu học và THCS Sơn Lĩnh. Ảnh: Thông Lê
"Nếu mắc lỗi trên mà bị gác lương là vô lý, vì những sáng kiến này đã được Hội đồng khoa học nhà trường thẩm định", một giáo viên nói.
Ông Phạm Đình Cát, Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Sơn Lĩnh cho biết, việc làm "Sáng kiến kinh nghiệm" nhằm chuẩn bị cho đợt kiểm định giáo dục sắp tới. Mục đích trường trả chậm lương của 9 giáo viên là muốn gặp riêng họ, nhắc nhở hoàn thành sớm, sau đó thấy không hợp lý thì dừng lại.
"Sau khi có chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, sáng 13/4, tôi đã chỉ đạo kế toán trả lương cho giáo viên", ông Cát nói.
Theo VNE
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung thông tin về việc 256 giáo viên ở Sóc Sơn có nguy cơ mất việc Ngày 09/4, bên lề kỳ họp bất thường HĐND TP. Hà Nội, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trao đổi những vấn đề liên quan đến 256 giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn trước nguy cơ mất việc nếu trượt trong kỳ thi tuyển dụng viên chức sắp tới. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung...