Nghịch lý tiếng mẹ đẻ
Tại một hội thảo mới đây, dự thảo đề án đổi mới tuyển sinh Đại học Quốc gia TP.HCM đã tách môn tiếng Việt thành môn thi độc lập. Với quan điểm này, tiếng mẹ đẻ ở nước ta được đánh giá đúng tầm quan trọng của nó.
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) tại kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2012 – Ảnh: Minh Đức
Và việc này cũng là giải pháp thỏa đáng, khắc phục được sai lầm từ bấy lâu nay trong giảng dạy môn tiếng Việt ở nhiều cấp học.
Trò ngơ ngác, trường thờ ơ
Trong một cuộc khảo sát đầu vào môn kỹ năng sử dụng tiếng Việt do tôi trực tiếp phụ trách dành cho sinh viên năm 2-4, có không ít sinh viên đăng ký môn học này (tự chọn) vì lý do “dễ qua” (dễ thi đậu cuối kỳ). Thậm chí có sinh viên cho biết đăng ký vì… tò mò, bởi nghe tên môn học không hình dung được là môn này sẽ dạy những gì.
Sinh viên ngơ ngác với môn học về tiếng mẹ đẻ theo kiểu của sinh viên. Nhà trường thờ ơ theo kiểu của nhà trường, bất kể là công lập hay ngoài công lập.
Ở các trường cao đẳng, đại học công lập, trừ trường sư phạm (và một số trường có đào tạo ngành khoa học nhân văn), các trường hầu hết đều không tổ chức dạy môn tiếng Việt thực hành, đặc biệt là các trường đào tạo khối ngành tự nhiên.
Video đang HOT
Chẳng hạn tại Đại học Quốc gia TP.HCM, chương trình đào tạo hiện hành của hầu hết các khoa thuộc các trường đại học nhóm khoa học tự nhiên của Đại học Quốc gia TP.HCM đều không có môn tiếng Việt thực hành. Những khoa đào tạo sinh viên về kiến thức lập trình, dịch tự động, có giảng dạy môn lý thuyết automat và ngôn ngữ hình thức, nguyên lý ngôn ngữ lập trình, xử lý ngôn ngữ tự nhiên… nhưng không tổ chức dạy môn tiếng Việt thực hành thì không hiểu sinh viên sẽ lấy kiến thức nền tảng (về ngôn ngữ tự nhiên) từ đâu để xử lý ngôn ngữ tự nhiên?
Phạm vi cao đẳng, đại học ngoài công lập còn tệ hơn. Ngoại trừ số rất ít trường nhờ lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược tốt nên có môn này (hoặc một tên gọi khác tương đương), còn lại hầu như không có. Có trường đại học trước kia còn tổ chức, từ sau năm 2009 trở đi tất cả khoa trong trường này đều loại môn tiếng Việt thực hành ra khỏi chương trình đào tạo.
Hậu quả nhãn tiền
Ở các công ty xây dựng, kỹ sư rất sợ phải thảo văn bản. Những kỹ sư mà tôi tiếp xúc, đến gần 100% đều nghĩ được nhưng không biết phải trình bày như thế nào. Giám đốc nhân sự một công ty chuyên sản xuất kính cường lực có nhà máy đặt tại Bình Dương than phiền: “Nhân viên nói chuyện với mình thì ổn. Nhưng chỉ cần đặt bút thảo văn bản là có sai sót. Không sai chỗ này thì sai chỗ khác mặc dù được nhắc nhở nhiều lần, kể cả cử nhân ngành luật”.
Trong các lớp tôi phụ trách giảng dạy môn kỹ năng sử dụng tiếng Việt, ngay buổi đầu tiên trước khi tôi tiến hành khảo sát bằng văn bản thì dao động 90-95% sinh viên cho biết “hiểu được nhưng không biết nói thế nào”. Và tỉ lệ cao hơn cho biết: “Nói được nhưng khi viết thành văn bản lại không biết viết như thế nào”.
Tình trạng chệch choạc trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ ở VN còn yếu, không chỉ ở lĩnh vực nhân lực ngành kỹ thuật mà còn thể hiện ngay trong lĩnh vực báo chí – truyền thông.
Theo một bản tin của Đại học Văn hóa Hà Nội (dẫn lại từ VnMedia), kết quả đợt xếp hạng tháng 6-2010 về tình hình chính tả trong văn bản tiếng Việt của một nhóm nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ thông tin Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Nghiên cứu phát triển công nghệ GRID (Công ty VIEGRID JSC) cho biết: báo chí và truyền thông là đối tượng có tỉ lệ lỗi chính tả cao nhất. Nhóm tác giả nói trên đã thống kê trên 67.000 mẫu với kết quả: tỉ lệ lỗi chính tả trung bình của văn bản tiếng Việt là 7,79%, cao hơn nhiều so với mức yêu cầu tối thiểu.
Trong chương trình giáo dục phổ thông của ta, môn tiếng Việt lâu nay được gộp chung với môn văn học. Và đấy là sai lầm. Vì như thế, hệ quả là môn tiếng Việt được nhìn nhận chủ yếu ở chức năng thẩm mỹ. Còn chức năng giao tiếp và chức năng suy luận thì gần như không được người học (và cả người dạy) ý thức đến.
Trưởng khoa ngôn ngữ và Đông phương Trường đại học HUFLIT (TP.HCM) – tiến sĩ ngôn ngữ học Trần Văn Tiếng – cho biết: “Sinh viên các khoa quản trị kinh doanh quốc tế, du lịch – khách sạn… mà không vững tiếng mẹ đẻ thì rất khó trong công việc. Bởi vì nếu vững ngôn ngữ thì có thể tự tin trình bày các vấn đề cũng như tự tin trong giao tiếp với khách hàng”.
Theo tuổi trẻ
Chàng 'mọt sách' tự học mà ẵm trọn giải thưởng Lloyds List
Xuất sắc vượt qua 2.000 người để nhận Giải thưởng Lloyds List Award - giải thưởng danh giá trong lĩnh vực hàng hải, Hoàng Đông Bách đã khiến cộng đồng những người làm nghề hàng hải quốc tế phải ngạc nhiên về khả năng tự học của mình.
Bố mẹ sinh trưởng ở Việt Nam nhưng sang Nga làm việc nên Hoàng Đông Bách được sinh ra ở Nga. Sau đó, gia đình Bách chuyển sang Ba Lan định cư cho đến nay. Tuy nhiên, từ nhỏ, bố mẹ đã dạy Bách giao tiếp bằng tiếng Việt, nên dù học tập ở Ba Lan nhưng Bách vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ trôi chảy.
Hằng năm, gia đình Bách đều về Việt Nam thăm ông bà cùng họ hàng đang sống và làm việc ở Hà Nội và TP.HCM. Những chuyến đi này đã thôi thúc Bách thực hiện ước mơ được sống và làm việc ở quê nhà.
Tốt nghiệp vào tháng 7/2011 ngành xã hội học và marketing ở Singapore Management University (SMU), tình cờ được gặp và trao đổi với ông Voytek Chelkowski, Chủ tịch Công ty Seamind có trụ sở ở Singapore, tại một cuộc thi piano quốc tế, Bách bắt đầu thấy ngành hàng hải rất thú vị và có triển vọng. "Tôi quyết định nộp đơn xin vào làm ở Công ty Seamind để tìm cơ hội", Bách chia sẻ.
Bách kể, khi mới vào công ty, Bách không có chút kiến thức chuyên ngành nào, nên được đồng nghiệp cho mượn các tài liệu để học lấy chứng chỉ của Institute of Chartered Shipbrokers (ICS), học viện chuyên ngành hàng hải.
Qua tìm hiểu, Bách được biết, thường người trong nghề muốn lấy được chứng chỉ này phải mất khoảng 3 năm để hoàn tất chương trình học. Mỗi năm thi 2 - 3 môn trong tổng số 7 môn thi bắt buộc, vì các môn học rất nặng và tỷ lệ đậu không cao.
Thế nên, rất nhiều học viên do vừa làm, vừa học nên có khi phải mất hơn 5 năm mới hoàn thành chương trình.
Bảy môn thi của ICS gồm: Kinh doanh hàng hải, Luật Hàng hải, Luật Hàng hải nâng cao, Kinh tế ngành hàng hải, Giới thiệu về ngành tàu biển, Quản lý tàu và vận tải đồ khô.
Lloyds List Award - một trong những giải thưởng danh giá trong ngành hàng hải đã thuộc về Bách nhờ quá trình nỗ lực học tập. Lloyds List Award được trao bởi Tổ chức Lloyds List, là tờ báo lâu đời và uy tín, cung cấp thông tin về ngành hàng hải từ đầu thế kỷ XVIII.
"Yếu tố quan trọng nhất giúp tôi vượt qua kỳ thi này là kết hợp lượng kiến thức từ sách vở với kinh nghiệm làm việc của những người đi trước truyền lại", Bách tiết lộ. Anh cho biết, do rất mê học nên chẳng những không hề thấy mệt mỏi trong quá trình ôn thi mà còn rất hứng thú đón nhận lượng kiến thức mới khổng lồ. Bên cạnh đó, vì thi cùng lúc 7 môn nên Bách phải lên kế hoạch rõ ràng cho các môn học và cố gắng thực hiện tốt kế hoạch đó.
Trở thành thành viên của ICS, Hoàng Đông Bách đồng thời cũng là người môi giới hàng hải (shipbroker), cầu nối giữa chủ tàu và người muốn thuê tàu để vận chuyển hàng, hay buôn bán tàu thay cho khách hàng của mình. "Công việc của tôi khá bận rộn và thường phải di chuyển khá nhiều, chỉ trong hai tháng vừa qua tôi đã đi công tác ở Philippines, Nhật Bản, Anh, Đức và Ba Lan", Bách kể.
Theo Đông Bách, để có thể thành công trong ngành này, điều quan trọng là shipbroker phải biết tạo dựng mối quan hệ tốt với nhiều người đến từ nhiều tầng lớp trong xã hội và có trình độ văn hóa khác nhau. Họ cũng cần phải tư duy nhanh, linh hoạt và có thể nghĩ ra nhiều giải pháp khác nhau cho khách hàng của mình trong thời gian nhanh nhất có thể.
Làm việc nhiều nhưng Bách chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi. Anh bảo, theo danh ngôn của Ba Lan "Không có chiếc thang máy nào dẫn đến thành công, mà phải đi bằng thang bộ".
Theo Tiin
Ưu tư nghề giáo Cần đổi mới mạnh mẽ các chính sách về tiền lương, chế độ đãi ngộ với nhà giáo để thu hút học sinh giỏi vào ngành sư phạm. Đặc biệt, phải tạo cơ hội để sinh viên tốt nghiệp sư phạm được đi dạy. Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, người từng nhiều năm đảm nhận vai trò bộ trưởng Bộ...