Nghịch lý thừa vaccine, thiếu người tiêm chủng ở Bolivia
Tại Bolivia, khoảng một nửa dân số vẫn chưa tiêm mũi vaccine COVID-19 đầu tiên, mặc dù vaccine luôn có sẵn.
Nhân viên y tế chuẩn bị vaccine COVID-19. Vaccine đang được cung cấp tận nơi trên khắp các khu vực ở Bolivia. Ảnh: Getty Images
Theo trang The Guardian (Anh), tại một trung tâm tiêm chủng ở thành phố Al Alto, Bolivia, số lượng nhân viên y tế đông hơn rất nhiều so với người đến tiêm chủng. Xem lại danh sách, một bác sĩ trẻ cho biết tất cả các loại vaccine – bao gồm Sinopharm, Sputnik, Pfizer, Moderna – đều có sẵn. Điều còn thiếu là nhu cầu tiêm chủng. Ngày đông nhất cũng chỉ có 100 người đến tiêm vaccine.
Từng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19, Nam Mỹ hiện đã trở thành khu vực có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới. Song, điều này không xảy ra ở Bolivia, nơi vẫn còn khoảng một nửa dân số chưa tiêm mũi vaccine đầu tiên, mặc dù tất cả các loại vaccine đều có sẵn từ tháng 10/2021.
Tính đến thời điểm hiện tại, 45% dân số Bolivia đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine, trên 12% dân số tiêm 1 mũi và gần 7% dân số nhận được mũi tăng cường.
Theo dữ liệu của Bộ Y tế Bolivia từ cuối tháng 12/2021, tỉ lệ tiêm chủng giữa các khu vực ở quốc gia này có sự khác biệt rõ rệt. Trong khi các thành phố lớn có mức độ bao phủ vaccine cao, các thị trấn nhỏ hơn có tỉ lệ tiêm chủng thấp hơn hẳn. Tuy nhiên, ở một số cộng đồng nông thôn, đặc biệt là Altiplano, gần 30% dân số trưởng thành đã nhận được một mũi vaccine.
Vào ngày 23/12/2021, Chính phủ Bolivia tuyên bố sẽ yêu cầu người dân xuất trình giấy chứng nhận vaccine hoặc kết quả xét nghiệm PCR âm tính khi đến nơi công cộng từ ngày 1/1. Sau thông báo này, tỉ lệ tiêm mũi đầu tiên trên đầu người ở Bolivia vượt lên cao nhất thế giới trong những ngày đầu năm. Nhưng biện pháp này đã gây ra các cuộc biểu tình ở các thành phố lớn, do những người bài vaccine đứng đầu. Đến ngày 5/1, chính phủ đã tạm hoãn yêu cầu này. Tỉ lệ tiêm chủng sau đó lại giảm mạnh.
Nhân viên y tế ở Bolivia được tiêm vaccine Sputnik V tại Bệnh viện del Norte ở El Alto, ngoại ô La Paz, Bolivia. Ảnh: Reuters
Những thông tin sai lệch về vaccine COVID-19 đã lưu hành rộng rãi trên nhiều trang mạng xã hội phổ biến ở Bolivia, gồm Facebook và WhatsApp. Nhà báo Lucas Illanes nói: “Kể từ khi đại dịch bùng phát, thông tin sai lệch xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết. Nhiều người có tầm ảnh hưởng cũng lan truyền những thông tin sai lệch đó”.
Video đang HOT
Anh Illanes cho biết nhiều người dân Bolivia tin rằng clo dioxide, một chất độc hại, có thể chữa COVID-19 thần kỳ. Những người ủng hộ phương pháp chữa bệnh này thậm chí còn được mời tham gia các chương trình truyền hình và tổ chức họp báo, trái với lời khuyên của Bộ Y tế.
Bên cạnh chủ nghĩa bài vaccine, Tiến sĩ Pedro Pachaguaya, nhà nhân chủng học, cho rằng sự thiếu tin tưởng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe và quá ưa chuộng các phương pháp chữa bệnh truyền thống, cũng khiến tỉ lệ tiêm chủng giảm mạnh.
“Thông tin sai lệch liên quan đến phương pháp chữa bệnh truyền thống là một chủ đề rất tế nhị ở Bolivia. Chúng tôi không thể đánh giá phương pháp đó là đúng hay sai do không có nhiều phân tích khoa học về mối liên hệ giữa phương pháp chữa bệnh truyền thống với COVID-19″, Illanes nói và cho rằng mọi người nên tiếp cận các phương pháp chữa bệnh truyền thống một cách thận trọng hơn.
Nhà Trắng cẩn trọng bất thường để đảm bảo Tổng thống Biden không mắc COVID-19
Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp các thống đốc tại Nhà Trắng mới đây, ông là người duy nhất có nước uống.
Theo tờ Dailymail, đội ngũ Nhà Trắng sợ nếu đưa nước cho cả những người khác, họ sẽ tháo khẩu trang để uống và có thể phát tán virus SARS-CoV-2.
Tổng thống Biden là người duy nhất có nước uống trong cuộc họp. Ảnh: AP
Tổng thống Biden cũng được xếp ghế ngồi cách mọi người hơn 3m.
Lúc ông Biden vào phòng họp, có một nhân viên Nhà Trắng đang đeo khẩu trang y tế và ngay lập tức người này được phát khẩu trang N95.
Trước cuộc họp, Tổng thống và Đệ nhất Phu nhân đã dự tiệc tối với Hiệp hội Thống đốc Quốc gia nhưng ông Biden chỉ phát biểu, không ở lại ăn tối.
Đây chỉ là một số nỗ lực bất thường của Nhà Trắng để ngăn Tổng thống không bị nhiễm COVID-19, mặc dù ông đã tiêm cả liều vaccine cơ bản và mũi tăng cường.
Không có gì lạ khi Nhà Trắng thực hiện các biện pháp bất thường để bảo vệ Tổng thống. Tuy nhiên, đề phòng COVID-19 quá mức có thể gây tác dụng ngược, làm giảm nỗ lực của chính quyền Mỹ trong truyền tải thông điệp với người dân rằng họ có thể tiến gần hơn tới cuộc sống bình thường trong bối cảnh làn sóng Omciron bùng phát.
Trong nhiều tháng, các trợ lý của Tổng thống Biden đã lo lắng rằng những người được bảo vệ nhiều nhất trước COVID-19 lại là những người thận trọng nhất. Họ coi đây là lực cản đối với sự phục hồi kinh tế và tâm lý của quốc gia.
Khi biến thể Omicron có khả năng truyền nhiễm cao xuất hiện, ông Biden nói rằng đó là nguyên nhân để quan ngại, không phải nguyên nhân gây hoảng sợ.
Các thống đốc đều đeo khẩu trang trong cuộc họp. Ảnh: AP
Trong những tuần gần đây, các trợ lý và cố vấn khoa học của ông đã nhấn mạnh khả năng bảo vệ mạnh mẽ của vaccine COVID-19 trước Omicron và trấn an những người đã tiêm chủng rằng họ có thể tiếp tục cuộc sống hàng ngày.
Trong một cuộc họp báo ngày 19/1, ông Biden tuyên bố: "Chúng ta có các công cụ như vaccine, mũi tiêm tăng cường, khẩu trang, xét nghiệm, thuốc để cứu sống mạng người và giữ cho các doanh nghiệp và trường học mở cửa".
Kể từ trước khi ông Biden được bầu làm tổng thống, các trợ lý của ông đã dốc toàn lực để bảo vệ chính trị gia 79 tuổi trước khả năng lây nhiễm bệnh.
Ông đã dành phần lớn thời gian trong chiến dịch tranh cử năm 2020 để tổ chức các sự kiện từ xa từ một studio ở tầng hầm nhà mình, di chuyển trong "bong bóng" khép kín chỉ gồm các trợ lý thường xuyên được xét nghiệm và chịu một loạt biện pháp phòng dịch.
Sự thận trọng đó vẫn tiếp diễn sau khi ông Biden được tiêm phòng đầy đủ và sống tại Nhà Trắng.
Tổng thống đã tin tưởng vào các hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.
Khi chiến dịch tiêm chủng và ứng phó với virus của Mỹ ngày càng bị chính trị hóa, các quan chức Nhà Trắng đã bày tỏ quan ngại chính sách và chính trị về khả năng ông Biden mắc COVID-19.
Mặc dù vaccine có hiệu quả cao, nhưng một trường hợp mắc COVID-19 sau tiêm cũng có thể làm xói mòn niềm tin của công chúng vào các mũi tiêm chủng và được sử dụng như một mục tiêu chính trị chống lại ông Biden - người được bầu để chấm dứt đại dịch.
Khi chủng Delta tăng mạnh vào mùa thu năm ngoái, Nhà Trắng đã tăng cường các quy trình xét nghiệm cho tất cả những người thân cận với ông Biden. Sau đó, những biện pháp này đã được giảm bớt khi các phụ tá được tiêm phòng đầy đủ và số ca mắc bắt đầu giảm trên toàn quốc.
Sau đó, các cuộc gặp trực tiếp một lần nữa bị hạn chế. Các trợ lý bắt đầu giãn cách ông Biden với cả những người đã được tiêm chủng và xét nghiệm.
Vào đầu tháng 1, khi thủ đô của Mỹ dẫn đầu cả nước về các ca mắc COVID-19 tính theo đầu người, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nhấn mạnh rằng Nhà Trắng đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa rất nghiêm ngặt để giữ an toàn cho Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris. Người tiếp xúc với họ phải đeo khẩu trang bắt buộc và xét nghiệm hàng ngày.
Bà Psaki cũng cho biết Nhà Trắng đã hạn chế các cuộc tụ tập xuống dưới 30 người và chính quyền sẽ thực hiện thêm các biện pháp phòng ngừa bất kỳ khi nào Tổng thống Biden cởi khẩu trang để nói chuyện với một nhóm người nào đó.
COVID-19 tới 6h sáng 30/1: Thế giới thêm 7.200 ca tử vong; Nga lần đầu vượt 100.000 ca mắc mới Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 2,5 triệu ca mắc COVID-19 và trên 7.200 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã vượt 372,7 triệu ca, trong đó trên 5,67 triệu ca tử vong. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Paris, Pháp, ngày 5/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN Ba...