Nghịch lý ở Tây Nguyên: Nguy cơ thất học vì… xã đã thoát nghèo
Nhiều xã đạt chỉ tiêu nông thôn mới, thoát cảnh nghèo đói nên hàng ngàn học sinh bị cắt chế độ hỗ trợ, không còn được hưởng theo Nghị định 116.
Nghị định 116 năm 2016 của Chính phủ “quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn” đã hỗ trợ cho nhiều học sinh vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Tây Nguyên có cơ hội đến trường.
Tuy nhiên, khi bước sang năm học 2021-2022, nhiều khu vực ở Tây Nguyên đã chính thức “thoát nghèo”, nhiều xã hoàn thành chỉ tiêu nông thôn mới và được đưa ra khỏi diện đặc biệt khó khăn khiến nhiều học sinh không còn được thụ hưởng chính sách theo Nghị định này.
Khó duy trì sĩ số lớp vì xã đã… đạt nông thôn mới
Mặc dù năm học mới đã bắt đầu nhưng nhiều trường học ở huyện K’bang (Gia Lai) vẫn chỉ có lác đác vài học sinh đến lớp. Ngoài lý do sau kỳ nghỉ hè thì học sinh thường theo cha mẹ đi nương rẫy thì việc nhiều việc học sinh không còn được nhận gạo hỗ trợ theo Nghị định 116 cũng là một lý do khiến các em không đến trường.
Nhiều trường học ở huyện K’bang (Gia Lai) lo lắng vì nguy cơ học sinh bỏ học sau khi bị ngắt chế độ hỗ trợ theo Nghị định 116. Ảnh: MT
Anh Đinh Thưng (phụ huynh một học sinh ở xã Krong) cho biết: “Từ nhà mình đến trường phải đi xa hơn 10 cây số đường núi dốc, mà hai vợ chồng đều bận đi nương rẫy kiếm sống nên không thể chở con đi học hàng ngày.
Trước đây, cháu đi học ở lại bán trú, được nhà nước hỗ trợ cho gạo ăn nên phụ huynh không phải lo đón. Giờ nhà nước cắt gạo, cắt hỗ trợ thì mình phải cho cháu nghỉ học, ở nhà đi rẫy thôi”.
Đó cũng là tình cảnh chung của nhiều học sinh ở các thôn, bản của huyện K’bang. Thống kê sơ bộ của huyện này có đến 558 học sinh các trường bán trú sẽ không còn nhận gạo hỗ trợ theo Nghị định 116 như trước đây.
Thầy Phan Danh – Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú xã Krong (huyện K’bang) cho hay, dù năm học mới đã bắt đầu nhưng nhiều lớp học của trường vẫn vắng bóng học sinh.
“Dù thầy cô đã đến tận bản, vào tận nhà để thuyết phục phụ huynh cho các cháu đến trường nhưng gặp rất nhiều khó khăn.
Bởi dù xã đã thoát diện đặc biệt khó khăn nhưng hầu hết các gia đình ở bản vẫn còn vất vả, thiếu ăn thường xuyên. Giờ buộc họ phải chi trả tiền ăn uống, học tập cho con cái thì cũng là việc làm quá sức”.
Video đang HOT
Thầy Danh cũng bày tỏ lo lắng khi nhiều học sinh của trường đang đứng trước nguy cơ bỏ học giữa chừng. “Để duy trì sĩ số trong điều kiện có Nghị định 116 hỗ trợ vốn đã khó khăn, giờ không có hỗ trợ thì các trường rất khó để giữ học sinh”, thầy Danh nói.
Tương tự, tại huyện Kon Plông (Kon tum), thống kê của phòng Giáo dục huyện này cho thấy, năm học 2021-2022 có đến 920 học sinh bị cắt chế độ hỗ trợ bán trú.
“Năm nay thì các xã như Măng Cành, Pờ Ê và cả thị trấn Măng Đen sẽ đạt các tiêu chí về nông thôn mới, do đó các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên ở các xã này cũng bị dừng hưởng chế độ theo Nghị định 116.
Tuy nhiên, nếu cắt hỗ trợ, phụ huynh phải đứng ra gánh vác các chi phí học tập, sinh hoạt của học sinh thì nhiều người sẽ không kham nổi.
Dù chúng tôi đã động viên phụ huynh, kêu gọi sự hỗ trợ từ nhiều kênh nhưng nguy cơ các em bỏ học giữa chừng ở các địa phương này vẫn rất lớn”, đại diện phòng giáo dục Kon Plông chia sẻ.
“Làm đủ cách để giữ học sinh”
Ông Lê Thanh Hải – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện K’bang cho hay, việc học sinh miền núi, vùng sâu vùng xa không còn nhận được hỗ trợ của Nhà nước sẽ gây khó khăn cho các trường trong việc duy trì sĩ số học sinh. Sắp tới, Phòng sẽ có những kiến nghị với huyện để có chính sách hỗ trợ các em.
Học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú xã Krong (huyện K’bang, Gia Lai) nhận được những gói mỳ tôm hỗ trợ sau khi bị cắt chế độ hỗ trợ. Ảnh: MT
Từng bao năm “cắt rừng, vượt suối” để đưa học sinh từ các bản làng xa xôi giữa đại ngàn Trường Sơn về với con chữ nên thầy Danh và các thầy cô trong trường không can tâm để các em phải bỏ học giữa chừng vì những bất cập của chính sách.
Ngoài việc đến từng nhà động viên, các thầy cô còn đi kêu gọi, vận động sự giúp đỡ của các mạnh thường quân để hỗ trợ thêm cho các em về sách vở, áo quần. Nhà trường cũng linh động san sẻ những phần lương thực đã dự trữ để chia sẻ với các em học sinh bị cắt chế độ trợ cấp.
Thầy Danh cũng cho hay, việc san sẻ nguồn lương thực chỉ là giải quyết vấn đề trước mắt, còn về lâu dài thì cần phải có chính sách hỗ trợ tài chính ổn định của nhà nước.
Tại phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Plông (Kon tum), ngay vào đầu năm học, ngành đã đứng ra vận động phụ huynh học sinh quyên góp gạo, tiền… để hỗ trợ các bạn học sinh khó khăn tiếp tục được đến trường.
Với số tiền hơn 10 triệu đồng cùng một tấn gạo và các loại nhu yếu phẩm khác đã giúp cho 300 học sinh (bị cắt chế độ hỗ trợ theo Nghị định 116) được tiếp tục trở lại trường để học theo chế độ bán trú.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai thì cơ quan này đã gửi công văn lên Sở Tài chính để xin nguồn kinh phí hỗ trợ các em học sinh bị cắt chế độ hỗ trợ theo Nghị định 116.
Hiện mỗi địa phương ở Tây Nguyên đang phải xoay sở theo một cách khác nhau để hỗ trợ cho học sinh khó khăn ở các xã vừa “thoát nghèo”, giúp các em bám trường, bám lớp. Tuy nhiên, sự bất cập về chính sách cần phải được điều chỉnh để hỗ trợ đúng đối tượng, để học sinh nghèo không lâm vào cảnh thất học như trước đây.
Nhiều tỉnh cho người về quê được cách ly tại nhà
Sau Kiên Giang, nhiều tỉnh miền Tây và Tây Nguyên đã mạnh dạn cho F1 và người từ TP.HCM về quê cách ly tại nhà để giảm áp lực cho các khu cách ly tập trung.
Ngày 7/10, vẫn còn nhiều người từ TP.HCM và các tỉnh phía nam chạy xe máy về An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau... Tại cửa ngõ, CSGT đã tiếp nhận, hướng dẫn người dân vào các khu cách ly tạm thời để sàng lọc F0.
Nhường nhà làm nơi cách ly người về quê
Trao đổi với Zing , Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho biết người dân đi xe máy về quê đã giảm so với những ngày trước. Tỉnh đã lập các tổ lấy mẫu xét nghiệm người trở về từ vùng dịch bằng phương pháp test nhanh. Những người cách ly tại nhà được ưu tiên lấy mẫu xét nghiệm trước.
Theo ông Lâu, những người tiêm đủ 2 liều vaccine phòng Covid-19 được cách ly tại nhà trong 7 ngày. Nhóm được tiêm 1 mũi đủ 14 ngày và F0 khỏi bệnh được cách ly tại nhà 2 tuần. Trường hợp còn lại sẽ cách ly tập trung.
"Qua sàng lọc, chỉ có trên 20% người về quê được tiêm vaccine mũi 1. Bà con đủ điều kiện cách ly tại nhà chiếm trên 30%. Đối với F1, nếu cách ly tại nhà phải đủ điều kiện chống lây nhiễm chéo với các thành viên trong gia đình và nhà đó không có người già, phụ nữ mang thai", ông Lâu nói.
Người dân về quê chạy xe máy qua TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng vào trưa 7/10. Ảnh: Việt Tường.
Tại An Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết có khoảng 42.000 người về tỉnh này trong tuần qua. Ngành y tế đã phát hiện 250 trường hợp nghi nhiễm nCoV.
"Trong 250 người nghi ngờ qua test nhanh, chúng tôi xét nghiệm RT-PCR xác định 153 F0. Các mẫu còn lại đang chạy RT-PCR. Tỉnh đã có quy định trường hợp nào xét nghiệm âm tính sẽ được cách ly tại nhà. Số người cách ly tại nhà hiện nay khoảng 25.000 người và sẽ còn tăng. Trong đó, có 20-25% được tiêm vaccine 1-2 mũi", ông Bình chia sẻ.
Tại Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt cho biết trong hơn 21.000 người từ TP.HCM và các tỉnh phía nam về quê, ngành y tế phát hiện trên 160 F0. Những trường hợp âm tính nCoV được cách ly tại nhà 28 ngày.
"Trong hơn 160 F0 có vài trường hợp tái dương tính. Những người được cách ly tại nhà ở Cà Mau phải đảm bảo không sống cùng người thân. Vì vậy, có nhiều gia đình là họ hàng đã vận động nhau nhường nhà cho bà con về quê được cách ly tại gia", ông Việt nói.
Một số tỉnh còn thận trọng
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, người từ vùng dịch về địa phương này phải cách ly tại nhà trong 4 tuần vì có nhiều F0 được phát hiện trong thời gian qua. Trong số những người hồi hương chỉ có khoảng 40% được tiêm 1-2 mũi vaccine phòng Covid-19.
Tại Đồng Tháp, trong hơn 26.500 người hồi hương cũng có 40% tiêm 1 mũi vaccine. Trường hợp này phải cách ly tập trung 7 ngày.
Những người được tiêm vaccine 2 mũi và F0 khỏi bệnh được về nhà theo dõi sức khỏe trong 3 ngày. Còn người chưa tiêm vaccine phải cách ly 2 tuần.
Nói với Zing , bác sĩ Kiên Sóc Kha, Giám đốc Sở Y tế Trà Vinh, cho biết hơn 14.000 công dân tỉnh này về quê những ngày qua, trong đó 20% được tiêm 1 mũi vaccine.
Qua sàng lọc những người hồi hương, ngành y tế Trà Vinh phát hiện trên 80 F0. Nhiều trường hợp tái dương tính và nhiễm nCoV khi đã tiêm 2 mũi vaccine.
Cán bộ y tế tại Đắk Lắk lập danh sánh công dân về các huyện cách ly tập trung hoặc theo dõi sức khỏe tại nhà. Ảnh: Minh Quý.
Tại Đắk Lắk, Chủ tịch UBND huyện Krông Bông Lê Văn Long, cho biết địa phương này đã tiếp nhận hơn 1.000 người trở về từ TP.HCM và các tỉnh phía nam. Các đợt dịch trước, địa phương trưng dụng trường học để làm khu cách ly tập trung. Tuy nhiên, huyện đã trả những cơ sở này để dạy học trực tiếp.
"UBND huyện đã trưng dụng tất cả nhà cộng đồng, nhà văn hóa thôn để làm khu cách ly tập trung 100 người chưa tiêm vaccine. Những người còn lại, huyện cho các gia đình ký cam kết và thực hiện cách ly tại nhà theo nguyên tắc 3 nhà bên cạnh giám sát, nếu phát hiện sai phạm phải báo chính quyền", ông Long nói.
Còn Chủ tịch UBND huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) Võ Tấn Huy cho biết theo quy định, những trường hợp về địa phương đã tiêm vaccine, F0 khỏi bệnh được cách ly tại nhà. Trước khi thực hiện việc này, chính quyền địa phương sẽ khảo sát các điều kiện và giám sát chặt chẽ người cách ly tại nhà.
Người thầy sửa điện thoại cũ tặng học trò nghèo Trước thềm năm học mới thầy giáo Nguyễn Ngọc Dũng (42 tuổi) - giảng viên thỉnh giảng Đại học Phương Đông đã đi xin những chiếc điện thoại, laptop cũ hỏng để sửa chữa, nâng cấp tặng cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại địa phương nơi mình sinh sống. Việc làm ý nghĩa này của thầy Dũng...