Nghịch lý ngành sư phạm
Khó khăn trong tuyển sinh là thực trạng chung của các trường sư phạm, nhất là các trường cao đẳng, trung cấp diễn ra nhiều năm nay.
Nhiều trường thoi thóp vì không tuyển sinh được
Việc sáp nhập hoặc xóa sổ những trường yếu kém, không tuyển sinh được là vấn đề đang được đặt ra…
Trong mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường cao đẳng sư phạm trong cả nước thông báo xét tuyển bổ sung thí sinh do số lượng đăng ký xét tuyển quá thấp. Câu chuyện tuyển sinh ngành sư phạm đã khó khăn nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có lời giải.
Các trường CĐSP địa phương đang gặp nhiều khó khăn. (Ảnh minh họa)
Cuối tháng 8 vừa qua, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (ĐH, CĐVN) phối hợp với Trường đại học Sư phạm Hà Nội II tổ chức hội thảo Khoa học cấp Quốc gia với chủ đề: Các giải pháp ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hiện nay và trong thời gian tới. Phát biểu tại hội thảo, giáo sư Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN cho biết: “Bộ GD-ĐT có dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, đặt ra mục tiêu giai đoạn 2020 – 2025. Vấn đề quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, nói chính xác hơn là quy hoạch việc đào tạo giáo viên cho cả nước. Do đó, hội thảo lần này sẽ có kiến nghị giải pháp trước mắt, đồng thời có kiến nghị lâu dài về đào tạo giáo viên”.
Theo dự thảo này, Bộ GD-ĐT đặt ra mục tiêu giai đoạn 2020-2025: Sẽ hình thành được 2 trường sư phạm trọng điểm Quốc gia ở Hà Nội và TP.HCM trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và một số trường ĐH sư phạm khác. Xây dựng được mạng lưới vệ tinh là các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở các địa phương trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại các trường CĐSP, TCSP, các khoa/trường sư phạm trực thuộc các cơ sở giáo dục đại học đa ngành.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước có 30 trường CĐSP địa phương nhưng hoạt động của các trường đang rất khó khăn nhiều năm nay. Bà Lê Thị Ngoãn, trường CĐSP Nam Định cho biết, các trường CĐSP ngày càng khó tuyển sinh. Tại Trường CĐSP Nam Định, Khoa Tự nhiên năm học 2018 – 2019 hiện nay có 16 giáo viên, nhưng chỉ có 30 sinh viên. Hơn nữa, sinh viên học trường CĐSP ở tỉnh rất khó tìm kiếm việc làm, lý do là họ không được tuyển vào công chức nhà nước. Nói về tuyển dụng, bà Ngoãn nêu thực tế, nhiều địa phương có trường CĐSP và vẫn giao chỉ tiêu tuyển sinh đều đặn hằng năm nhưng trong thông báo tuyển giáo viên các bậc phổ thông thì chỉ tuyển những đối tượng có bằng tốt nghiệp ĐH. Rõ ràng, đã đến lúc địa phương không có nhu cầu sản phẩm từ các trường cao đẳng nhưng vẫn duy trì hệ đào tạo này. Nhiều chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, vấn đề lương và các chính sách cho giáo viên cũng chưa thực sự hấp dẫn để thu hút được sinh viên giỏi theo ngành cho sư phạm thì việc tuyển sinh khó cũng là điều dễ hiểu.
Trước vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tráng, Trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu đề xuất, đối với các trường CĐSP địa phương vẫn tồn tại nhiều năm nay, nhưng hoạt động kém hiệu quả, nhất là không tuyển sinh được, nên sáp nhập vào khoa sư phạm ở những nơi có trường ĐH để làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho địa phương và khu vực. Ở những địa phương không có trường ĐH thì giải thể trường sư phạm và liên kết đào tạo, bồi dưỡng giáo viên với các trường ĐH sư phạm hoặc có khoa sư phạm. “Về lâu dài, cần tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở đào tạo giáo viên. Trong đó, chú trọng chọn các trường ĐH có chất lượng cao, có uy tín ở khu vực của 3 miền Bắc, Trung, Nam làm trường sư phạm trọng điểm; các trường CĐSP địa phương sẽ chuyển đổi hoạt động để trở thành phân hiệu hay vệ tinh của các trường trung tâm này”- ông Tráng đề xuất.
Quy hoạch lại mạng lưới để đáp ứng nhu cầu thực tế
Theo các chuyên gia giáo dục, trong quá trình hoạt động những năm qua, hệ thống các trường sư phạm đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Trong đó, một thời gian dài, việc nâng cấp và mở mới dẫn đến hệ thống các trường sư phạm phân bố dàn trải, nguồn lực bị phân tán; nhiều trường quy mô nhỏ, chất lượng thấp, khó phát triển. Một số trường sư phạm có các khoa đào tạo thực hiện nhiệm vụ trùng với nhiệm vụ chủ chốt của trường khác như Trường đại học Sư phạm Hà Nội có khoa nghệ thuật, khoa giáo dục thể chất trong khi đã có Trường đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương, Trường đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội. Đáng chú ý, trên cùng địa bàn có nhiều trường sư phạm cùng đào tạo một ngành gây nên sự chồng chéo. Hoạt động đào tạo giáo viên của nhiều trường vẫn chủ yếu chạy theo số lượng, chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng và nhu cầu nguồn nhân lực cũng như bám sát quy hoạch đội ngũ của ngành giáo dục, của các địa phương.
Để phát triển hợp lý và nâng cao chất lượng các trường sư phạm, Bộ GD-ĐT đang xây dựng “Đề án tổ chức, sắp xếp lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm”. Đối với các cơ sở đào tạo giáo viên có chất lượng cao, uy tín sẽ được chọn làm trung tâm đào tạo, các cơ sở khác sẽ chuyển đổi hoạt động để trở thành phân hiệu hay vệ tinh của các trường trung tâm. Bộ sẽ triển khai trên diện rộng đánh giá chất lượng để làm cơ sở phân hạng chất lượng và quy hoạch các trường sư phạm nhằm bảo đảm chất lượng toàn bộ hệ thống. Tăng cường công tác dự báo nhu cầu nhân lực, khảo sát nhu cầu xã hội trong từng giai đoạn để các trường xây dựng phương án tuyển sinh, đào tạo hợp lý theo hướng đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng về số lượng, cơ cấu giáo viên các môn học, cấp bậc học từng năm, từng địa phương…
Video đang HOT
Hà Nội yêu cầu tập huấn xử lý tình huống sư phạm cho 100% giáo viên
Hiệu trưởng nhà trường chủ động dành thời gian tổ chức một buổi tập huấn đến 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên về tăng cường kỹ năng ứng xử, giải quyết các tình huống sư phạm trong bối cảnh hiện nay và quan triệt đầy đủ nội dung những văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học.
Đây là một trong những nhiệm vụ được Sở GĐ-ĐT Hà Nội giáo cho hiệu trưởng các trường trực thuộc, các phòng giáo dục của các quận huyện trên địa bàn về tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học, giáo dục an toàn giao thông năm học 2019-2020.
Vấn đề giáo dục giới tính, chống xâm hại trẻ em cũng là mộ nội dụng được sở GD-ĐT Hà Nội nhấn mạnh. Sở GD-ĐT Hà Nội cũng yêu cầu ác đơn vị tuyên truyền, cung cấp thông tin về Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 – trực 24/24 và miễn phí cước cuộc gọi.
Lãnh đạo nhà trường phải xây dựng nguyên tắc quy trình đón, nhanạ trẻ từ gia đình (điểm đón trẻ) lúc đến trường và trong thời gian học tập tại trường cho đến khi bàn giao trẻ cho gia đình đảm bảo chặt chẽ, rõ trách nhiệm thông báo rộng rãi quy trình này đến cán bộ giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh để cùng phối hợp thực hiện bảo đảm an toàn cho học sinh.
“Đẩy mạnh sắp xếp lại các trường sư phạm tập trung vào các trường đại học sư phạm trọng điểm, các trường khác phải có lộ trình làm “vệ tinh” bồi dưỡng giáo viên cho trường trọng điểm. Địa phương phải đặt hàng các trường sư phạm về cơ cấu và chất lượng. Các trường phải thực sự nâng cao chất lượng đào tạo để tạo uy tín cho mình hoặc nếu không buộc phải sáp nhập hoặc bị xóa sổ vì không đáp ứng yêu cầu của xã hội”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ nhiệm vụ trong năm học mới
Theo VOV
Giáo sư Trần Hồng Quân: Các trườnng sư phạm nên theo hướng đa ngành nghề
Theo Giáo sư Trần Hồng Quân, để tạo điều kiện phát triển các trường sư phạm cần tạo ra sự hỗ trợ của toàn hệ thống đại học đối với hệ sư phạm.
Thông tin từ Vụ giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, hiện cả nước có 154 cơ sở đào tạo giáo viên bao gồm 15 trường đại học sư phạm, 48 trường đại học đa ngành, 30 trường cao đẳng sư phạm, 19 trường cao đẳng đa ngành có đào tạo giáo viên, 2 trường trung cấp sư phạm và 40 trường trung cấp đa ngành có đào tạo giáo viên mầm non được phân bố ở khắp các vùng, miền, địa phương.
Những số liệu này cho thấy, hầu như ở mỗi tỉnh, thành phố đều có ít nhất một trường sư phạm, đặc biệt tập trung nhiều ơ một số thành phố lơn như Ha Nôi va thanh phô Hô Chi Minh. Nếu tính trung bình thì mỗi tỉnh (thành) hiện có từ 02 đến 04 cơ sở đào tạo tham gia công tác đào tạo giáo viên.
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã và đang là yêu cầu cấp bách. Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới tiếp tục đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo giáo viên - nhân tố chính tạo nên sự thay đổi.
Đồng thời phải khắc phục được những hạn chế, bất cập của hệ thống trường sư phạm hiện tại (như hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên phân bố quá dàn trải, nguồn lực bị phân tán, nhiều trường sư phạm có quy mô nhỏ, chất lượng đào tạo thấp; chức năng đao tao của nhiều cơ sở con trùng lặp, chồng chéo...)
Trước thực trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Đề án Sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm nhằm khắc phục những hạn chế đó.
Được biết, đây không phải lần đầu tiên chúng ta tìm hướng đi cho ngành sư phạm. bởi lẽ những năm 90 của thế kỉ XX, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân đã nhắc tới vấn đề này nhiều lần.
Theo Giáo sư Trần Hồng Quân, để tạo điều kiện phát triển các trường sư phạm cần tạo ra sự hỗ trợ của toàn hệ thống đại học đối với hệ sư phạm. (Ảnh: Trinh Phúc)
Để minh chứng cho điều đó, hôm nay, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trích dẫn lại phát biểu của nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân tại Hội nghị chuyên đề "Quy trình đào tạo mới trong các trường đại học" tổ chức ở Hà Nội vào tháng 10/1990.
Cụ thể, khi đó, Bộ trưởng Trần Hồng Quân nêu rõ:
Đào tạo đội ngũ giáo viên là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của ngành sư phạm. Hiện nay cả nước có 80 vạn giáo viên phổ thông các cấp. Dù trong hoàn cảnh nào đi nữa thì đội ngũ này vẫn bám trường, bám lớp để duy trì hệ thống giáo dục phổ thông.
Tuy nhiên, sự đối xử của xã hội đối với giáo viên phổ thông rất không thỏa đáng. Họ phải chấp nhận mức thu nhập thiệt thòi vì đối với đa số giáo viên không có các khoản thu nhập nào khác ngoài lương.
Do đó địa vị xã hội của người giáo viên rất thấp. Kết quả là các trường sư phạm rất khó tuyển chọn học sinh giỏi, có những ngành không tuyển đủ người đi nghiên cứu sinh.
Tuy rằng cũng có một số người tâm huyết với nghề sư phạm nhưng nhìn chung toàn đội ngũ thì thật đáng lo ngại. Việc bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên đang giảng dạy ở các cấp cũng gặp nhiều khó khăn, chủ yếu liên quan đến kinh phí nhà nước cấp.Nhiều năm như vậy, nhiều thế hệ như vậy cứ thế kế tiếp nhau, dẫn tới hiện tượng "lịm dần" về chất lượng đào tạo của các trường sư phạm, ảnh hưởng sâu xa đến chất lượng nền giáo dục quốc dân.
Thực tế cho thấy hiện nay phần lớn địa phương đã hết chỉ tiêu nhận giáo viên. Do vậy nếu không tính toán cách khác thì xu hướng tất yếu là phải ngừng việc đào tạo giáo viên các trường sư phạm.
"Để giải quyết bế tắc này, chúng ta cần thay đổi quan niệm. Đó là: Các trường sư phạm không nên chỉ đào tạo giáo viên phổ thông và giáo viên phổ thông cũng không nên chỉ được đào tạo ở các trường sư phạm.
Các trường đại học sư phạm nên được tổ chức lại để trở thành những trường khoa học cơ bản đào tạo giáo viên, cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý xã hội, đồng thời đào tạo nguồn vào giai đoạn II cho các trường đại học chuyên ngành khác.
Đại học sư phạm cũng nên là một trường đào tạo nhiều cấp: cả đại học, cả cao đẳng, cả sư phạm cấp 1, sư phạm mẫu giáo...", Bộ trưởng Trần Hồng Quân nói.
Theo Bộ trưởng Quân, với cách đặt vấn đề như vậy, các trường đại học sư phạm sẽ có nhiều mục tiêu đào tạo.
Các vụ chức năng của Bộ như Đào tạo Đại học, đào tạo - bồi dưỡng, kế hoạch tài vụ... phải phối hợp với nhau để giúp các trường đại học sư phạm làm điều đó.
Ngoài ra, cần phải thống nhất khung kế hoạch học tập ở giai đoạn I của các trường đại học tổng hợp và đại học sư phạm ở mức độ cao để đảm bảo sự liên thông sinh viên sau giai đoạn I giữa 2 loại trường này. Ở một số nơi có điều kiện chín muồi nên nhập các trường đại học sư phạm và đại học tổng hợp lại làm một.
Trong tương lai, các trường sư phạm địa phương sẽ dần chuyển thành các trường đa ngành. Mặt khác, một số loại hình giáo viên phổ thông nên được đào tạo ở các trường đại học kỹ thuật, văn hóa, nghệ thật, thể dục thể thao... Theo hướng đó cần sớm thành lập ở những trường này các khoa hoặc bộ môn sư phạm.
Thí dụ, đại học Sư phạm Quy Nhơn sẽ không còn lý do tồn tại nữa nếu chỉ đào tạo giáo viên. Sắp tới, Bộ có thể sẽ giao thêm cho trường này nhiệm vụ đào tạo giai đoạn I của các ngành nông nghiệp, kinh tế...
Dần dần, trường này sẽ đào tạo cả 2 giai đoạn và nó sẽ trở thành đại học Đại học Quy Nhơn cũng giống như đại học Cần Thơ, đại học Tây Nguyên ...
Còn tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học và cao đẳng toàn quốc 8/1992, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân nhấn mạnh:
Để tạo điều kiện phát triển các trường sư phạm cần tạo ra sự hỗ trợ của toàn hệ thống đại học đối với hệ sư phạm, đó là:
Thứ nhất, các trường đại học, cao đẳng khác cần tham gia đào tạo giáo viên các bộ môn (như kỹ thuật, nghệ thuật...)
Thứ hai, các trường đại học và cao đẳng sư phạm có thể mở rộng ngành nghề đào tạo, vừa đáp ứng nhu cầu xã hội, vừa tận dụng tiềm lực của nhà trường; bằng cách này có thể tạo điều kiện cho nhà trường phát triển.
Và cuối cùng, ngành sư phạm, khoa học giáo dục phải được phát triển, đó là điều khẳng định, sự liên kết đa dạng của hệ thống đại học, cao đẳng sư phạm với hệ thống đại học, cao đẳng là một con đường sớm có hiệu quả để nâng cao chất lượng phát triển ngành sư phạm...
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Nên cho mở trường phổ thông tư thục thực hành trong trường sư phạm Nếu các trường sư phạm mở được trường phổ thông tư thục thì sẽ góp phần giải quyết được một phần không nhỏ cho giáo dục nước nhà. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiên nay, cả nước có 154 cơ sở đào tạo giáo viên bao gồm 15 trường đại học sư phạm, 48 trường đại học đa...