“Nghịch đất” để… viết phần mềm
22 chuyên viên đồ họa của VinaGame sẽ trải qua 30 ngày học ký họa và điêu khắc nhằm cho ra đời những sản phẩm 2D, 3D đẹp và chính xác nhất sau này.
Ngọc Anh cùng với hơn 21 đồng nghiệp khác tham dự khoá học mỹ thuật được VNG đầu tư hơn 100 triệu đồng, phối hợp cùng Trung tâm Mỹ thuật đa phương tiện – POLYON (trực thuộc trường Đại học Mỹ thuật Tp. HCM) tổ chức cho các đồ họa viên 2D và 3D của Trung tâm nghiên cứu và phát triển game Miền Nam – GSS. Cô sẽ hoàn thành học phần đầu tiên kéo dài một tháng với hai nội dung cơ bản: ký hoạ và điêu khắc.
Khóa học nặn tượng được tổ chức cho 22 đồ họa viên VNG
Phần lớn học viên là những người chỉ chuyên làm việc với máy tính chứ không quen “nghịch đất” thế này. Nhưng, Nguyễn Huy Sơn – Đồ họa viên 2D, vẫn rất tập trung: “Với 1 đồ họa viên VNG – người đang nghiên cứu và phát triển những sản phẩm cho hàng triệu người dùng thì việc vẽ không những cần phải đẹp mà còn phải chính xác nữa. Điêu khắc giúp tôi nắm vững tỉ lệ cấu trúc người và quan sát được cách đổ bóng”.
Video đang HOT
Lê Vũ Ngọc Anh, đồ họa viên 3D, cảm thấy phấn khởi khi tận tay chạm vào những khối đất sét, bắt đầu gọt đẽo và biết nó thành một hình hài nhất định. “Cảm xúc trong tôi được đổi mới. Giờ đây tôi không chỉ ước lượng các khối hình qua khuôn vẽ, bút vẽ, máy tính và chuột mà được cảm nhận trên từng đầu ngón tay”.
Khối đất sét còn lại từ khóa học trên bàn làm việc của các học viên đang vơi đi mỗi ngày để cho ra đời những sản phẩm không nằm trong giáo án.
Học phần 1 kết thúc. Họ trở về với công việc thường nhật: tham gia sản xuất các phần mềm trong các dự án của VNG. “Lớp nặn tượng cung cấp kiến thức và giúp tôi làm mới lại cảm xúc sau những ngày miệt mài với chuột, máy tính và các deadline (thời hạn chót) của dự án”, Ngọc Anh nói.
Theo VNN
Triển lãm đồ án tốt nghiệp của sinh viên
Hơn 150 bộ sản phẩm mỹ thuật, đồ họa, thời trang... là đề tài tốt nghiệp của sinh viên năm cuối khoa Mỹ thuật công nghiệp, ĐH Văn Lang được đưa ra triển lãm.
Tại mỗi khu trưng bày, mỗi sinh viên phải giới thiệu quá trình học tập phấn đấu và những thành tựu của bản thân trong hoạt động lĩnh vực chuyên môn thông qua tập hồ sơ cá nhân.
Hình thức này nhằm tạo ra cầu nối giữa sinh viên sắp tốt nghiệp với ban khám khảo, người xem và các nhà tuyển dụng. Từ đây, sự tiến bộ về khả năng sáng tạo của các bạn trẻ qua từng đồ án trong suốt 4 năm học cũng được nhìn nhận rõ nét hơn.
Sản phẩm từ đồ án tốt nghiệp của một sinh viên chuyên ngành thiết kế công nghiệp. Ảnh: Hải Duyên.
Sinh viên cũng có cơ hội gặp gỡ, trao đổi trực tiếp, giới thiệu sản phẩm của mình đến các nhà tuyển dụng và ngược lại, nhà tuyển dụng cũng có thể tìm cho mình những sinh viên có năng lực ngay tại trường.
Phó khoa Mỹ thuật công nghiệp Nguyễn Đắc Thái của ĐH Văn Lang cho biết, mô hình triển lãm sản phẩm của sinh viên không phải là mới, tuy nhiên ở Việt Nam các trường chưa thực hiện nhiều. ĐH Văn Lang cũng mới chỉ thử nghiệm lần đầu vào năm 2010 và xét thấy hiệu quả tốt nên tiếp tục phát huy.
"Theo đặc trưng của ngành Mỹ thuật công nghiệp, sinh viên được đánh giá trên sản phẩm cuối cùng sau thời gian học. Kết quả đó phải được trưng bày cho mọi người thấy và xem xét, đánh giá về chất lượng, khả năng ứng dụng thực tế", thầy Thái mới.
Theo giảng viên này, việc kết hợp chấm đồ án tốt nghiệp với triển lãm, giới thiệu sản phẩm của sinh viên là một hình thức công khai kết quả đào tạo, giới thiệu đến xã hội, nhà tuyển dụng.
Một số sinh viên cũng cho rằng việc đưa đồ án tốt nghiệp ra triển lãm trước đông đảo người xem cũng là thách thức, đòi hỏi các bạn phải đầu tư thực hiện một cách nghiêm túc để tạo được ấn tượng. Đồng thời đây củng là điều kiện giúp các bạn thể hiện cá tính và khả năng của mình.
Triển lãm được trưng bày tại cơ sở 2 của ĐH Văn Lang cho đến hết ngày 17/7.
Theo VNE
Độc đáo triển lãm điêu khắc trên cát Với chủ đề "Vì một hành tinh xanh", những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc trên cát của các nghệ nhân đã khiến du khách có mặt tại Festival Biển Nha Trang cảm thấy thích thú, bất ngờ. Những hạt cát mịn của bờ biển Nha Trang bỗng trở nên có hồn khi được qua bàn tay nhào nặn và tạo hình khéo...