Nghĩa ít phổ biến của những từ tiếng Anh quen thuộc
Quen dùng “ minute” để chỉ phút, liệu bạn có biết từ này còn có nghĩa là biên bản cuộc họp và ám chỉ những thứ rất nhỏ?
1. Fair
- Danh từ: Lễ hội hóa trang hoặc một sự kiện công cộng nơi có các cuộc thi và trò chơi giải trí. Ngoài ra, nhiều nơi dùng từ “fair” để chỉ một hội chợ bày bán nông sản, động thực vật…
“The boy showed his horse and his two pigs at the state fair” ( Cậu bé bán một con ngựa và hai con lợi trong hội chợ của bang ).
- Tính từ: Đối xử với ai đó đúng, công bằng.
“The boy at the fair is very fair with his siblings when they play games together” ( Cậu bé ở hội chợ rất sòng phẳng với chị em của mình khi họ chơi games cùng nhau ).
- Tính từ: Làn da hoặc tóc rất trắng, sáng.
“Since her skin is so fair, she has to be careful when she goes in the sun” ( Vì da rất trắng nên cô ấy phải cẩn thận mỗi khi ra nắng ).
2. Saw
- Danh từ, động từ: Cái cưa, cưa. Từ này xuất phát từ tiếng Anh cổ “saga” (cắt) và tiếng Anh Trung cổ “sawen” (dao).
“He used a saw to cut the branch of the tree.” ( Anh ấy dùng cưa để cắt cành cây ).
- Động từ: Nhìn, quá khứ của từ “see”.
“I saw the saw he used to saw the tree down” ( Tôi nhìn thấy cái cưa anh ấy dùng để cưa cây ).
3. Bow
- Động từ: Cúi đầu, cúi chào để thể hiện sự tôn trọng.
“We must all bow before the queen” ( Chúng ta đều phải cúi chào nữ hoàng ).
- Danh từ: Một nút thắt được thực hiện bằng cách buộc dây ruy-băng thành hai hoặc nhiều vòng, thường gọi là nơ.
Video đang HOT
“He is wearing a green bow tie” ( Anh ấy đang đeo một chiếc nơ xanh ).
- Danh từ: Cung tên.
“The hunter had a bow and many arrows” ( Người thợ săn có một chiếc cung và nhiều mũi tên ).
4. Minute
- Danh từ: Phút, tương đương 60 giây. Đây là nghĩa phổ biến và nhiều người biết nhất của từ “minute”.
“We have been waiting for 20 minutes” ( Chúng tôi đã đợi được 20 phút ).
- Danh từ: Luôn được viết ở dạng số nhiều “minutes”, chỉ biên bản cuộc họp.
“Ms. Roche will be taking the minutes during the meeting” ( Cô Roche sẽ ghi biên bản trong cuộc họp ).
- Tính từ: Nhỏ xíu, rất nhỏ.
“With this new device, we are able to see even the most minute particles” ( Với thiết bị mới này, chúng ta có thể nhìn thấy những hạt nhỏ nhất ).
Ảnh: Shutterstock
5. Second
Từ này có hai nghĩa phổ biến là đứng vị trí thứ hai trong một chuỗi, danh sách và giây, đều là danh từ. Hai nghĩa này xuất phát từ tiếng Latin “secundus” (tiếp theo).
Tuy nhiên, từ “second” còn là động từ, mang nghĩa đồng ý điều gì đó. “I am tired. Let’s go home/I will second that.” ( Tôi mệt rồi, về nhà thôi/Tôi đồng ý ).
6. Mine
Đây là một đại từ sở hữu, để chỉ của tôi, thuộc về tôi. Chẳng hạn; “The blue bike is mine” ( Chiếc xe đạp màu xanh này của tôi ).
Tuy nhiên, “mine” còn có nghĩa là đường hầm, mỏ khoáng mà từ đó khoáng chất được khai phá (danh từ) và ám chỉ công việc khai khoáng, đào mỏ (động từ).
Nếu không nắm được hai nghĩa này, bạn có bối rối trước câu “I like to mine in this mine because it is mine.” ( Tôi thích khai thác từ mỏ này bởi nó là của tôi ).
7. Novel
Chúng ta thường biết đến “novel” với nghĩa tiểu thuyết, truyện dài (danh từ). Bên cạnh đó, “novel” còn là tính từ, ám chỉ điều gì mới mẻ, khác biệt so với trước kia.
“His novel approach to the problem helped us find a solution” ( Cách tiếp cận mới mẻ của anh ấy giúp chúng ta tìm ra giải pháp cho vấn đề này ).
8. Boot
- Danh từ: Giày, ủng, bốt cao cổ, thường làm bằng da hoặc cao su. Khi dùng với nghĩa này, từ “boots” luôn ở dạng số nhiều để chỉ một đôi.
“I cannot find my winter boots anywhere” ( Tôi không thể tìm thấy đôi bốt mùa đông của mình ở đâu ).
- Danh từ: Thùng, cốp xe ôtô.
“They found the missing money in the boot of his car” ( Họ tìm thấy số tiền còn lại trong cốp xe anh ta ).
- Động từ: Khởi động.
“The parking attendant booted my car” ( Nhân viên bãi đậu xe đã khởi động ôtô của tôi ).
Mặt tối trong sự phát triển của thần đồng
Nằm trong số 0,1% người thông minh nhất nước Anh, tuổi thơ của Tom không mấy hạnh phúc. Em từng đập đầu vào tường vì muốn tự sát.
Hiện, Tom đã 12 tuổi, sống tại phía nam London, Anh. Ban đầu, Chrissie, mẹ của Tom, nghĩ việc con trai thích các con số là bình thường. Cô đưa con đến các buổi diễn thuyết về vật chất tối tại Đài quan sát Hoàng gia London, nhưng nhận thấy không đứa trẻ nào tham gia.
Giáo viên của Tom cũng nhận xét thay vì chơi với bạn bè vào giờ giải lao, Tom thích ngồi trong lớp làm toán. Vào dịp Giáng sinh năm 2018, em xin bố mẹ lệ phí thi môn Toán trong kỳ thi GCSE - chứng chỉ Giáo dục Trung học dành cho học sinh 14-16 tuổi.
Vợ chồng Chrissie quyết định kiểm tra trí thông minh của con trai tại tổ chức Potential Plus, trước đây là Hiệp hội Trẻ em năng khiếu Anh. Sau nửa ngày kiểm tra với hàng loạt câu đố, Chrissie nhận được kết quả, con trai nằm trong nhóm 0,1% người thông minh nhất nước Anh.
Điều này khiến gia đình Chrissie bàng hoàng. Tom là con một, lớn lên ở vùng khó khăn nằm ở phía nam London. 97% học sinh tại trường mẫu giáo của em không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ. Khi Tom nói đến những con số hoặc đam mê về tiếng Latin, Vật lý thiên văn, vợ chồng Chrissie hoàn toàn không hiểu con đang nói gì. Tố chất thiên tài của Tom không phải di truyền.
Những thần đồng nhí như Tom luôn được xã hội chú ý, coi trọng và được cho rằng sẽ rất nhanh thành công. Tuy nhiên, vẫn luôn có mặt tối trong việc sở hữu trí thông minh xuất chúng. Tuổi thơ của Tom không mấy hạnh phúc. Em thừa nhận khi 5 tuổi thường đập đầu vào tường vì muốn tự sát. Bác sĩ chẩn đoán cậu bé mắc bệnh trầm cảm nặng do tố chất thiên tài tạo nên cảm giác thất vọng, bị cô lập.
Tom khó làm quen với những đứa trẻ khác và có ít bạn bè. Ở trường, em hay trốn ra ngoài hành lang hoặc khu văn phòng vì các bạn không thích Tom ở trong lớp. Để loại bỏ cảm xúc tiêu cực, Tom thường làm câu đố, phép tính vào ban đêm, từ đó gây ra chứng mất ngủ.
"Tôi không hiểu tại sao phụ huynh tìm kiếm tố chất thần đồng ở con cái. Tôi không thể đương đầu với nó. Tôi chỉ muốn mang nó đi", Chrissie nói và cho hay sự căng thẳng của Tom ảnh hưởng đến không khí cả gia đình.
Chrissie đã tìm kiếm các lựa chọn giáo dục dành cho Tom, có hai phương án. Để Tom học tại nhà hoặc đăng ký vào trường tư thục dành cho trẻ tài năng. Cả hai ý tưởng đều "bất khả thi" với gia đình em. Chrissie không muốn con trai học tại nhà để bị cô lập và càng khó xây dựng kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, học phí tại trường tư thục vượt quá khả năng tài chính của gia đình.
Sau đó, Tom nhận được học bổng và đang theo học tại một trường chuyên năng khiếu tại London với học phí 20.000 bảng Anh một năm (khoảng 600 triệu đồng). Em đang cố gắng kết bạn với mọi người xung quanh, cho biết rất thích học tập.
Giống như Tom, Ophelia Gregory, 18 tuổi, sở hữu trí thông minh vượt trội. 6 năm trước, em đạt 162 điểm trong bài kiểm tra IQ của Mensa, số điểm cao nhất một người dưới 18 tuổi có thể đạt, ngang với IQ của nhà vật lý Stephen Hawking. Gregory cho biết tài năng mang lại cho em nhiều rắc rối hơn hạnh phúc. Em bị bắt nạt, phải chuyển trường nhiều lần.
Ảnh: Shutterstock.
Từ lâu, xã hội đã chú ý đến những cá nhân có trí thông minh cao hơn mức bình thường. Nhưng gần đây, các nhà tâm lý học mới bắt đầu nghiên cứu năng khiếu có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của họ. Những đứa trẻ có năng khiếu thường trải qua "sự phát triển không đồng bộ". Chẳng hạn, trẻ có năng khiếu có thể thông thạo toán học, nhưng khả năng thích nghi với xã hội sẽ hạn chế hơn.
Andrea Anguera, nhà nghiên cứu tại Potential Plus cho biết các bộ phận của não chi phối việc học sẽ phát triển rất nhanh chóng ở trẻ tài năng. Tuy nhiên, thùy trán, nơi kiểm soát biển hiện cảm xúc, không phát triển cùng tốc độ này.
Nhiều trẻ tài năng thường xuyên lo lắng do suy nghĩ quá nhiều về mọi thứ xung quanh. Các em cũng rất khó ngủ do không thể ngừng suy nghĩ. Học cách đối phó với thất bại cũng là "bài toán khó" với trẻ tài năng.
Năng khiếu thậm chí có liên quan đến các vấn đề sinh lý như dị ứng thực phẩm, hen suyễn hoặc rối loạn xử lý cảm giác. Nhiều trẻ phản ứng thái quá với những đồ vật xung quanh như nhạc nền radio, màu sắc hoặc thức ăn.
Cuộc sống của trẻ tài năng đầy thách thức và xung đột. Một mặt, các em làm chủ kiến thức, thông tin nhanh hơn bạn bè đồng trang lứa. Mặc khác, do các kỹ năng xã hội kém phát triển, các em gặp khó khăn để hòa nhập hoặc trưởng thành.
Giáo dục trẻ tài năng không hề dễ dàng. Nếu học vượt cấp, các em có thể gặp khó khi hòa nhập với xã hội. Nhưng nếu giữ các em ở lại, tài năng có thể bị thui chột. Leonie Kronborg, nhà nghiên cứu làm việc tại Đại học Monash, Australia cho rằng trẻ tài năng cần được hỗ trợ về mặt tâm lý và xã hội. Cô lấy ví dụ về Chương trình nhập học sớm tại Đại học Washington, Mỹ. Trẻ tài năng tham gia chương trình có thể đăng ký một số lớp đại học, đồng thời vẫn theo học chương trình đúng tuổi để giao lưu với bạn đồng trang lứa.
Một số quốc gia đã xây dựng mô hình học dành cho trẻ có năng khiếu. Singapore có chương trình chọn lọc để xác định những học sinh thông minh nổi bật mỗi năm. Ở tuổi 8-9, trẻ em được kiểm tra Toán, tiếng Anh và lý luận. 1% đạt điểm số hàng đầu sẽ chuyển từ lớp bình thường sang Chương trình Giáo dục năng khiếu. Chương trình này bao gồm giảng dạy các chủ đề cụ thể ở mức sâu rộng, tự học trực tuyến, học theo trình độ riêng đến năm 12 tuổi. Sau đó, học sinh có thể chọn chương trình học trung học phù hợp. Nhưng mô hình tập trung vào trình độ học vấn như vậy gây tranh cãi vì không giúp tăng cường xã hội hóa cho trẻ.
Ngoài ra, chắc chắn không phải tất cả trẻ năng khiếu đã tỏa sáng khi trưởng thành. Nhiều em không thành công do không thể phát triển kỹ năng giao tiếp hoặc kỹ năng mềm ở nơi làm việc. Ngay cả Albert Einstein từng tâm sự vào năm 1952: "Thật kỳ lạ khi được cả thế giới biết đến nhưng vẫn rất cô đơn".
Giáo viên "thời đại số" cần giỏi tiếng Anh và công nghệ Để trở thành một nhà giáo sáng tạo thì người thầy sẽ phải tìm kiếm, thay đổi, lan tỏa những ý tưởng, kiến thức cho đồng nghiệp và học sinh. Tiếng Anh và công nghệ chính là hành trang người giáo viên. "Ngày hội Giáo viên Sáng tạo - Witeach" đã trở thành một sân chơi lớn dành cho giáo viên Wellspring đam...