Nghĩ về vụ cán bộ học Master ở Mỹ về chạy Grab
Công việc nhập dữ liệu, chạy Grab không cần phải học cao nhưng học cao chưa chắc làm tốt một công việc đơn giản nếu không thổi hồn vào nó.
Bạn PQT (26 tuổi) được chính quyền TP. HCM tiến cử đi học Cao học ở Mỹ, học xong được phân công về làm “rà soát hồ sơ, nhập liệu” ở Phòng Quản lý chất lượng thực phẩm của Ban Quản lý ATTP thành phố. Có lẽ đây là công việc bước đệm trong lúc chờ sắp xếp chính thức ?
Nhưng bạn ấy “tâm tư” vì: “công việc giống như lao động phổ thông mà một người trình độ lớp 9 cũng có thể làm được”, và “dù có bằng thạc sĩ nhưng mỗi tháng bạn nhận gần 2,8 triệu đồng, mới đây phải đăng ký chạy Grab bike để kiếm thêm thu nhập”. (1)
Bài báo đã tạo ra một sóng dư luận, nhiều ý kiến phê phán chính sách “trọng đãi nhân tài” của chính quyền, khiến vị chủ tịch thành phố phải nhanh chóng vào cuộc rà soát, kiểm tra. (2)
Vụ cán bộ học Master ở Mỹ về chạy Grab để lại nhiều suy nghĩ.
Đọc lý lịch trích ngang của bạn PCT thấy những điểm nổi bật mà có thể nói hàng vạn thanh niên đất nước này mơ ước, như: vào Đảng cộng sản Việt Nam từ khi còn học phổ thông, từng là sinh viên tài năng Khoa Công nghệ xây dựng ĐHBK, thụ hưởng học bổng 65.000 USD, trải nghiệm một năm học Master ở môi trường giáo dục Hoa Kỳ… Rõ ràng là nếu không có sự chắp cánh của chế độ bạn khó có một hồ sơ đẹp với thành tích như thế.
Nhưng đồng thời hồ sơ của bạn cũng cho thấy những đặc điểm như con đường đi bằng phẳng, thừa thành tích, nhiều lý thuyết mà thiếu sự trải nghiệm, va chạm với thực tế cuộc sống, ít gian nan thử thách…
Phải chăng vì thế nên mới chạy Grab một thời gian ngắn, có vẻ như bạn đã bị “shock”.
Cái thiếu của PCT cũng là cái thiếu của đa số bạn trẻ ngày nay, có một phần nguyên nhân lỗ hổng triết học của nền giáo dục và của thể chế. Trên cái nền móng ấy dẫn đến một nhân sinh quan xã hội là sống thụ động, ngại khó, thích thánh tướng những điều tầm thường, vẽ ra con đường tương lai màu hồng… cũng là điều dễ hiểu.
Sự bất hợp lý về thị trường lao động, hạn chế về chính sách lương bổng, môi trường làm việc còn tiêu cực… là những tồn tại mà dư luận đã bàn nhiều, nhưng trong hoàn cảnh kinh tế thể chế của nước ta không thể giải quyết một sớm một chiều. Là người có trình độ học thức lại là một đảng viên, PCT hẳn đã lĩnh hội điều này.
Nếu mang tâm thế phục vụ, dấn thân thì chưa nói điều gì to tát bạn cũng có thể chia sẻ gánh nặng với chính quyền, như tự nguyện làm thêm giờ, hoàn thiện những công việc chưa được chỉn chu ở cơ quan, đi dạy thêm vi tính ngoại ngữ cho những cán bộ, viên chức, thanh niên đoàn viên còn khiếm khuyết, nhân rộng tinh thần cống hiến trong phạm vi bạn bè, đồng nghiệp, gia đình… thì lòng bạn nhẹ tênh, vẫn “độc thân vui tính” và tràn đầy năng lượng sống như lứa tuổi 26 vốn có.
Video đang HOT
Tôi đọc được ở đâu đó câu chuyện nguyên Thủ Tướng Singapore Lý Quang Diệu mô tả người thợ hành nghề trước khu vực khách sạn nơi ông ở khi đến Nhật Bản: Người thợ đó đã nâng công việc đánh giày lên thành một nghệ thuật, qua đó khái quát tinh thần của một dân tộc…
Công việc nhập dữ liệu, chạy Grab không cần phải học cao nhưng học cao chưa chắc làm tốt một công việc đơn giản nếu không thổi hồn vào nó. Trong hoàn cảnh của mình nếu bạn xem là cơ hội trui mài nghị lực, biết đâu qua những công việc nhỏ mà trên cái nền tri thức khoa học sẵn có, bạn sẽ phát kiến ra một công nghệ nhập liệu ưu việt: nhanh hơn, ít lỗi hơn… sẽ ý nghĩa nhường nào.
Tổ tiên loài người thông qua lao động chân tay, tích lũy kinh nghiệm trong khổ đau thất bại mà có được những phát minh lịch sử.
Thầy dạy tôi thời đại học kể mỗi sáng phải nhịn đói đi làm, đến bữa chính thì ăn cơm độn củ mì xắt lát vì thời đó thiếu gạo, thế hệ của tôi thì không dám có bạn gái vì không sắm nổi chiếc xe… Áp lực cơm áo gạo tiền sẽ dạy ta thấu hiểu chén cơm bưng ăn mỗi ngày.
Đành là mọi sự so sánh là khập khiễng. Mỗi giai đoạn lịch sử có những con đường tiến thân, phương thức lao động khác nhau… nhưng lòng ân sủng, quý trọng sự lao động lương thiện, sống có lý tưởng và biết chia sẻ…, hệ sinh thái tạo dựng giá trị con người là bất biến với mọi hoàn cảnh lịch sử.
Nhà trường ở Nhật dạy trẻ em lòng biết ơn qua những điều nhỏ như: “Cám ơn mẹ chiều nay đã cầm tay con đi dạo”, thậm chí hàm ơn những nghịch cảnh vì nhờ đó mà cho ta chân cứng đá mềm.
Văn hóa phương Tây nổi tiếng thực dụng cũng chú trọng giáo dục về đức cống hiến và lòng vị tha: “Làm việc chăm chỉ trong im lặng, hãy để thành quả của bạn lên tiếng” (Work hard in silence, let your works make the sound).
Trước khi trở thành đảng viên, PCT là một đoàn viên thanh niên cộng sản, chắc bạn đã nhiều lần hát ca khúc của Đoàn: “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”… vốn cũng là câu nói của một cựu Tổng thống Hoa Kỳ, John F. Kennedy.
Những con người lương thiện làm việc cật lực và biết cống hiến… mới đủ tố chất yêu con người yêu cuộc sống này mãnh liệt! Cha ông chúng ta khốn khó không kể xiết mà tinh thần chưa bao giờ bạc nhược!
Trúc Nguyễn
(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/lang-phi-nguoi-tai-du-hoc-thac-si-ve-lam-nhap-lieu-1095840.html
(2) https://thanhnien.vn/thoi-su/lang-phi-nguoi-tai-lanh-dao-tphcm-yeu-cau-khan-truong-bao-cao-1096761.html
Theo vietnamnet
Trường Quốc tế Mỹ - The American School giúp học sinh phát triển học vấn, cá tính
Đội ngũ giáo viên chất lượng, chương trình toàn diện, nhiều buổi ngoại khóa, từ thiện... giúp học sinh bồi dưỡng kiến thức, phát triển kỹ năng.
Trường Quốc tế Mỹ - The American School (TAS) có định hướng giáo dục rõ ràng cùng mục đích giúp học sinh trở thành thế hệ công dân toàn cầu xuất sắc, được nhiều phụ huynh tin tưởng. Định hướng của trường được thể hiện một cách rõ nét trong khẩu hiệu: "Xây dựng nền học vấn xuất sắc và phát huy sức mạnh cá tính.
Xây dựng nền học vấn xuất sắc
Để đạt được chất lượng giảng dạy như đã cam kết, TAS tập trung vào việc phát triển đội ngũ giáo viên giỏi và nhấn mạnh vai trò của giáo viên trong việc cải thiện kết quả học sinh. Hầu hết đội ngũ giáo viên của TAS là người nước ngoài, có ít nhất 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy. 50% giáo viên của trường có bằng thạc sĩ.
Chương trình học tại TAS thiết kế theo tiêu chuẩn của Mỹ, dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh và xây dựng dựa trên hình mẫu Understanding by Design (UbD). Đây là một bộ khung giảng dạy, trong đó giáo viên có vai trò quan trọng như một "nhà thiết kế", kiến tạo nên quá trình học hỏi của học sinh. UbD giúp giáo viên làm rõ những mục tiêu học tập, đưa ra các đánh giá về mức độ hiểu biết của học sinh và xây dựng các hoạt động học tập hiệu quả, hấp dẫn.
Học sinh được phát triển năng khiếu, thẩm mỹ.
Bên cạnh việc đề ra chuẩn mực cho chương trình học và phương hướng giảng dạy cho giáo viên, TAS còn đưa ra các Kết quả học tập kỳ vọng (ESLR - Expected Schoolwise Learning Results) nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. ESLR nhấn mạnh đến 4 yếu tố:
- Học thuật (Academic): Tập trung phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả, tư duy phản biện kết hợp với kỹ năng giải quyết vấn đề và đạo đức công việc.
- Thẩm mỹ (Aesthetic): Học cách trân trọng nghệ thuật biểu diễn và mỹ thuật sáng tạo, biết xem trọng bản sắc độc đáo của mỗi cá nhân.
- Thể chất hoặc Sức khỏe (Athletic/Wellness): Hiểu được tầm quan trọng của một cơ thể khỏe mạnh, và biết cách duy trì sức khỏe thể chất.
- Nhân cách (Altruistic): Trở thành công dân có trách nhiệm xã hội, chịu trách nhiệm về hành động của mình, tôn trọng sự đa dạng về văn hóa, lối sống, tư tưởng.
Nhằm giúp học sinh mở rộng trải nghiệm học tập và xây dựng nhận thức về thực tế cuộc sống, hàng năm TAS tổ chức tuần lễ học tập bên ngoài lớp học với tên gọi Week Without Walls. Đây là cơ hội để học sinh có được những chuyến đi bổ ích đến nhiều vùng đất khác nhau ở Việt Nam hoặc du lịch kết hợp học hỏi dài ngày ở các nước khác.
Tại TAS, học sinh đạt được trình độ học vấn xuất sắc đến từ việc học đầy đủ các bài trong sách giáo khoa và tự trang bị cho mình những kiến thức về xã hội, tiếp xúc với thực tế. Tất cả nhằm giúp học sinh luôn sẵn sàng cho một thế giới không ngừng thay đổi.
Các chuyến đi làm giàu thêm trải nghiệm cho mỗi học sinh.
Phát huy sức mạnh cá tính của mỗi học sinh
Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng học tập, giảng dạy, điểm nổi trội của TAS còn nằm ở các chương trình, sự kiện ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển cá tính và trưởng thành hơn trong suy nghĩ, tính cách.
Chương trình ngoại khóa gồm nhiều lĩnh vực và hình thức khác nhau, từ các chuyến đi dã ngoại giúp mở rộng thêm hiểu biết của học sinh về môn học đến hoạt động thể thao, từ thiện, văn nghệ, diễn kịch... Từ đó giúp các em tự tin thể hiện bản thân, phát triển kỹ năng, thái độ sống tích cực, lòng thương người, tính độc lập.
Các em được phát triển toàn diện về thể chất và cả tinh thần, trí tuệ.
Học sinh không bị bó buộc trong một hình mẫu hoặc khuôn khổ nào. Các em vừa có thể là thành viên của đội bóng đá vừa tham gia đội bóng chuyền. Một học sinh nổi trội và tài năng về mặt học thuật, hoàn toàn có thể là thành viên của ban nhạc, tham gia tích cực vào hoạt động văn nghệ của trường. Sức mạnh cá tính nằm ở chính khả năng và sự tự tin của học sinh, vượt lên trên mọi giới hạn để tự khẳng định, bộc lộ, phát huy tiềm năng.
Đến đầu tháng 6 năm nay, các tân khoa tốt nghiệp niên khóa 2019 của TAS đã nhận được thư chấp thuận nhập học từ hơn 50 đại học tại Mỹ, Canada và Singapore với tổng giá trị học bổng lên đến gần 3 triệu USD.
Hoài Nhơn
Theo VNE
Câu chuyện về cô gái phải bảo vệ luận án thạc sĩ ngay trên giường bệnh gây xúc động mạnh Dù bị mất cảm giác từ ngực trở xuống sau vụ tai nạn thế nhưng cô gái này vẫn trình bày rõ ràng luận án và trả lời trọn vẹn câu hỏi từ giám khảo. Cheng Yanfang - nữ học viên cao học tại Đại học Chính trị và Luật phía Đông Trung Quốc đã không may gặp phải tai nạn xe hơi...