Nghi vấn mảnh vỡ tên lửa sắp lao xuống mặt trăng là của Trung Quốc
Thông tin mới nhất cho rằng mảnh vỡ tên lửa sắp lao xuống mặt trăng có thể là do Trung Quốc chứ không phải của Mỹ.
Một vật thể được cho là mảnh vỡ tên lửa sẽ lao xuống mặt trăng, dự kiến vào ngày 4.3. Ảnh NASA
Đài Fox News ngày 14.2 đưa tin mảnh vỡ tên lửa đang lao nhanh trong không gian và có thể va chạm với mặt trăng không phải của hãng SpaceX (Mỹ) như thông tin trước đó, mà dường như thuộc về tàu vũ trụ do Trung Quốc phóng lên năm 2014.
Trước đó, chuyên gia Bill Gray, tác giả phần mềm thiên văn trong Dự án Pluto, đã phát hiện khả năng vật thể trên va chạm với mặt trăng và cho rằng đó là một tầng của tên lửa SpaceX.
Phần mềm trắc lượng học thiên thể Guide của ông được nhiều nhà thiên văn học chuyên nghiệp và nghiệp dư dùng để theo dõi các vật thể gần trái đất, thiên thạch, sao chổi…
Tên lửa SpaceX sắp đâm vào mặt trăng?
Tuy nhiên, ông Gray đã cập nhật thông tin trên trang web của mình sau khi một chuyên gia NASA thắc mắc. Ông cho biết đã kiểm tra dữ liệu và có “chứng cứ tốt” cho thấy vật thể trên là một tầng của tên lửa Hằng Nga 5 – T1 được phóng lên vào tháng 10.2014.
Giả thuyết trước đó cho rằng đây là một tầng của tên lửa Falcon 9 của SpaceX phóng lên vào ngày 11.2.2015.
Ông Gray cho biết vật thể trên “vẫn sẽ va chạm với mặt trăng vào ngày 4.3 trong vòng vài km tính từ điểm được dự báo”.
Giáo sư Mark Robinson tại Đại học bang Arizona trước đó cho rằng vật thể trên nặng khoảng 4 tấn và di chuyển với tốc độ 9.173 km/giờ, sẽ tạo hố sâu có đường kính khoảng 20 m trên mặt trăng.
Mảnh vỡ tên lửa rơi xuống mặt trăng và nguy cơ ô nhiễm vũ trụ
Giới chuyên môn cho rằng sự việc sắp xảy ra trên mặt trăng là lời cảnh tỉnh rằng đã đến lúc cần có quy định liên quan rác thải vũ trụ.
Vệ tinh DSCOVR được tên lửa Falcon 9 phóng lên vào ngày 11.2.2015. Ảnh AFP
Hãng AFP ngày 27.1 đưa tin một đoạn tên lửa của hãng SpaceX (Mỹ) phóng lên cách đây 7 năm và bị bỏ lại trong không gian sẽ rơi xuống mặt trăng vào tháng 3, khiến giới chuyên môn kêu gọi nên sớm có quy định về vấn đề rác thải không gian.
Tên lửa Falcon 9 được dùng để đưa một vệ tinh của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) lên quỹ đạo trong sứ mệnh Quan sát Thời tiết không gian sâu (DSCOVR) vào năm 2015.
Kể từ sau cuộc phóng đó, tầng thứ 2 của tên lửa dùng trong giai đoạn phóng tăng cường đã trôi lơ lửng trong không gian theo quỹ đạo hỗn loạn, theo nhà thiên văn học Bill Gray, người viết phần mềm trắc lượng học thiên thể Guide được nhiều nhà thiên văn học chuyên nghiệp và nghiệp dư dùng để theo dõi các vật thể gần trái đất, thiên thạch, sao chổi...
Chính ông Gray là người tính ra khả năng mảnh tên lửa trên đi vào quỹ đạo va chạm với mặt trăng. Mảnh vỡ này từng đi qua khá gần mặt trăng vào tháng 1 khiến nó bị thay đổi quỹ đạo.
Sau một tuần kể từ khi mảnh vỡ tên lửa đi qua gần mặt trăng, ông Gray quan sát lại và kết luận rằng nó sẽ va vào bề tối của mặt trăng vào ngày 4.3 với tốc độ 9.000 km/giờ.
Ông Gray kêu gọi cộng đồng thiên văn học nghiệp dư cùng ông quan sát mảnh vỡ trên, và dự đoán của ông đã được xác nhận. Thời gian và địa điểm va chạm chính xác có thể thay đổi chút ít so với dự báo, nhưng đa số đều đồng ý rằng sẽ xảy ra va chạm vào ngày hôm đó.
"Tôi đã theo dõi những mảnh vỡ kiểu này trong khoảng 15 năm. Và đây là lần va chạm không cố ý đầu tiên trên mặt trăng mà chúng ta sẽ chứng kiến", ông cho biết.
Cần có quy định
Trong khi đó, theo nhà thiên văn học Jonathan McDowell tại Viện Vật lý thiên văn Smithsonian (Mỹ), có khả năng từng xảy ra những va chạm tương tự mà con người chưa phát hiện.
Ông phân tích rằng có ít nhất 50 vật thể bị bỏ lại ở quỹ đạo sâu của trái đất từ thập niên 1960 - 1980 mà không được theo dõi.
"Giờ đây chúng ta mới theo dõi một vài vật thể, nhưng chúng ta không thể tìm thấy rất nhiều vật thể khác và chúng đã không còn ở đó. Có lẽ ít nhất đã có vài vật thể đã va vào mặt trăng mà chúng ta không chú ý", ông phỏng đoán.
Theo giới thiên văn học, phần thân tên lửa SpaceX nặng 4 tấn sẽ va chạm vào mặt trăng nhưng chúng ta sẽ không được chứng kiến theo thời gian thực. Tuy nhiên, nó sẽ tạo một cái hố mà giới khoa học có thể dùng tàu vũ trụ và các vệ tinh quan sát để hiểu hơn về địa lý của mặt trăng.
Trước đây, các tàu vũ trụ từng được cố ý lao vào mặt trăng để nghiên cứu khoa học, chẳng hạn như sứ mệnh Apollo nhằm thử nghiệm máy đo địa chấn. Vào năm 2009, NASA phóng một đoạn tên lửa vào một vị trí gần cực nam của mặt trăng để tìm nước.
Trên thực tế, hầu hết các tên lửa không đi quá xa khỏi trái đất. SpaceX đưa các phần thuộc giai đoạn tăng cường của tên lửa trở lại bầu khí quyển của trái đất để chúng tan rã ở biển, còn giai đoạn 1 được thu thập và tái sử dụng.
Ông Gray cho rằng có thể còn có nhiều vụ va chạm ngoài ý muốn trên mặt trăng trong tương lai do các chương trình không gian của Mỹ và Trung Quốc để lại nhiều rác thải trên quỹ đạo.
Mỹ cùng các đối tác quốc tế đang có kế hoạch lập trạm không gian trên quỹ đạo mặt trăng. Ông McDowell cho rằng những sứ mệnh đó sẽ "bắt đầu trở nên rắc rối khi giao thông nhiều hơn".
Dự định tái ngộ mặt trăng bị trì hoãn, NASA lo bị Trung Quốc vượt lên trước
"Thực ra không ai đảm nhận nhiệm vụ theo dõi những mảnh vỡ mà chúng ta bỏ lại ở quỹ đạo sâu của trái đất. Tôi cho rằng đã đến lúc nên bắt đầu quy định về điều đó", ông kêu gọi.
Hãng SpaceX chưa đưa ra bình luận liên quan. Hiện công ty của tỉ phú Elon Musk đang phát triển một thiết bị đáp xuống mặt trăng để giúp NASA đưa phi hành gia trở lại mặt trăng, sớm nhất vào năm 2025.
Lỗ hổng 'trí mạng' trong hệ thống phòng thủ tên lửa siêu thanh của Mỹ Việc Mỹ phụ thuộc vào Standard Missile-6 để phòng không khiến nước này ngày càng dễ bị tổn thương trước vũ khí siêu thanh của Trung Quốc và Nga. Theo nhận định của chuyên gia bình luận về các vấn đề an ninh và quốc phòng quốc tế Gabriel Honrada trên trang Asiatimes.com mới đây, khi các cường quốc quân sự sử dụng...