Nghi vấn Facebook là người đứng đằng sau kế hoạch tiêu diệt TikTok tại Mỹ?
Không lâu trước tuyên bố cấm cửa TikTok của ông Trump, Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Facebook đã có nhiều cuộc thảo luận về đối thủ Trung Quốc này với ông Trump và các quan chức trong chính quyền Mỹ.
Báo cáo mới từ Wall Street Journal cho thấy, trước khi ông Trump đe dọa cấm cửa TikTok, nền tảng chia sẻ video ngắn nổi tiếng trong giới trẻ, nhà sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg đã vận động ông và nhiều nghị sĩ Mỹ tìm cách giải quyết mối đe dọa đang ngày càng gia tăng từ đối thủ cạnh tranh đến từ Trung Quốc này.
Theo các nguồn tin của WSJ, trong một bữa tối riêng tư vào tháng 10 năm 2019, Zuckerberg “đã nói với tổng thống Trump rằng sự vươn lên của các công ty internet Trung Quốc đang đe dọa đến doanh nghiệp Mỹ và sẽ là nỗi lo lớn hơn nhiều so với việc kiềm chế Facebook.”
Không chỉ thảo luận điều này với tổng thống Trump, báo cáo của WSJ còn cho thấy, nhà sáng lập Facebook đã nói về TikTok trong nhiều cuộc gặp với các nghị sĩ Mỹ khác, ví dụ như ông Tom Cotton, người gặp ông Zuckerberg trong tháng 9 năm 2019. Đến cuối tháng 10 năm 2019, ông Tom Cotton cùng nghị sĩ Chuck Schumer đã viết một bức thư gửi các quan chức tình báo yêu cầu họ điều tra TikTok.
Video đang HOT
Không lâu sau đó, chính phủ Mỹ bắt đầu đánh giá các công ty về tác động tới an ninh quốc gia và đến đầu năm 2020, ông Trump bắt đầu lên tiếng đe dọa cấm cửa hoàn toàn ứng dụng của Trung Quốc này. Đến tháng 8, ông Trump đã ký quyết định hành pháp yêu cầu công ty mẹ của TikTok, ByteDance phải rút lui hoàn toàn khỏi bộ phận kinh doanh tại Mỹ.
Đáng nói hơn cả, chỉ 10 ngày trước khi ông Trump công bố quyết định của mình, Instagram, mạng xã hội hình ảnh và là công ty con của Facebook, đã công bố ứng dụng tương tự nhái TikTok của mình: Reels. Ứng dụng này cho phép người dùng đăng tải các đoạn video ngắn khoảng 15 giây với “nhiều hiệu ứng, âm thanh và các công cụ sáng tạo khác”.
Trả lời câu hỏi về sự liên quan của ông Mark Zuckerberg với các vấn đề mà TikTok đang gặp phải, đại diện Facebook cho biết, ông Zuckerberg không thể nhớ đã thảo luận về vấn đề TikTok với ông Trump.
Ngoài ra, theo một báo cáo khác của WSJ, chính ông Zuckerberg cũng đã từng lên tiếng chống lại mệnh lệnh hành pháp này trong một cuộc họp công ty. Tuy nhiên, hơn ai hết, có lẽ Facebook đang là người được hưởng lợi nhiều nhất từ việc rút lui khỏi thị trường Mỹ của TikTok, vốn đang có khoảng 100 triệu người dùng tại đây.
Facebook và Snapchat âm thầm đàm phán thâu tóm đối thủ lớn của TikTok ở Mỹ
Dù vậy, ở thời điểm hiện tại, The Information xác nhận các đàm phán dường như đã bị kết thúc.
Facebook và Snap đều đang tiếp cận một nền tảng tương tự TikTok và bày tỏ mong muốn thực hiện thâu tóm với giá "hàng trăm triệu USD", theo The Information.
Snap CEO Evan Spiegel, trái, và Facebook CEO Mark Zuckerberg.
Ứng dụng được nhắc đến trong báo cáo mới nhất này là Dubsmah, một nền tảng xã hội nơi người dùng chia sẻ các video hát nhép vui nhộn. Dubsmah bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2013. Thông tin Facebook và Snap quan tâm đến Dubsmah được đưa ra trong bối cảnh TikTok đối mặt với lệnh cấm hoạt động trên đất Mỹ từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Dubsmash là một ứng dụng khá nổi tiếng và nhiều trào lưu thực tế bắt đầu từ đây trước khi chuyển sang TikTok.
Thực tế, Dubsmah và nhiều ứng dụng chia sẻ video tương tự đang đón nhận tăng trưởng người dùng và lượt tải về ấn tượng khi 100 triệu người dùng Mỹ của TikTok chuẩn bị cho tương lai khi mạng xã hội từ Trung Quốc này có thể bị cấm. Mặc dù, hiện tại, Microsoft và một số công ty tiềm năng khác như Twitter có thể mua lại mảng vận hành của TikTok ở Mỹ, các thông tin tiêu cực liên tiếp liên quan đến nó đủ khiến nhiều người dùng cảm thấy lo lắng.
TikTok biến định dạng video ngắn, quay dọc trở thành một định dạng nội dung gây sốt.
The Information cho biết đàm phàn thâu tóm giữa Facebook, Snap và Dubsmah có thể đã được thực hiện trong "vài tuần gần đây". Dù vậy, các đàm phán ở thời điểm hiện tại không còn được thực hiện.
Một người phát ngôn của Snap nói với Business Insider rằng, "Chúng tôi ngưỡng mộ đội ngũ của họ nhưng chúng tôi đang không thực hiện đàm phán thâu tóm". Về phần mình, Facebook nhấn mạnh rằng họ không chia sẻ về "tin đồn" song xác nhận đang không có "cuộc thảo luận nào ở trạng thái đang thực hiện" với Dubsmah.
Instagram Reels là một tính năng tương tự TikTok do Instagram/ Facebook phát triển.
Thực tế, Snap và Facebook đều đang phát triển các tính năng riêng lấy cảm hứng từ TikTok. Đầu tháng này, Facebook ra mắt Instagram Reels ở Mỹ và nhiều thị trường khác, trong khi đó Snap bắt đầu triển khai tính năng chèn nhạc cho video.
Theo dữ liệu từ Sensor Tower, Dubsmah đã được tải về khoảng 2 triệu lần trong 6 tháng vừa qua. Mạng xã hội này được sáng lập ở Đức . Nó từng gọi vốn thành công 20 triệu USD từ khi thành lập cho đến nay song không nhận được đầu tư thêm từ năm ngoái, theo PitchBook.
Bị cấm cửa, TikTok vẫn đang kêu gọi đầu tư từ tập đoàn lớn nhất Ấn Độ Ở thời điểm hiện tại, chi tiết về thảo luận giữa TikTok và Reliance Industries Ltd chưa được công bố. ByteDance, công ty mẹ của ứng dụng TikTok, đang thảo luận sơ bộ để tìm kiếm đầu tư từ Reliance Industries Ltd nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của ứng dụng video ngắn ăn khách ở Ấn Độ, theo nguồn tin từ...