Nghỉ Tết hãy cho con trải nghiệm ý nghĩa hơn là vùi đầu vào “núi” bài tập
Học cả năm rồi, Tết cô còn cho hàng chục bài tập về nhà. Điều này đang gây tranh cãi về chuyện có nên giao bài tập cho học sinh hay cho con dành thời gian trải nghiệm những điều thú vị ngoài cuộc sống.
Mấy ngày trước, Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu đã tiên phong trong việc ra công văn khẳng định sẽ xử lý nếu giáo viên giao bài tập về nhà cho học sinh trong dịp nghỉ Tết. Nhiều người đồng tình với phương án này của Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu vì cho rằng nghỉ Tết học sinh có vô vàn những hoạt động ý nghĩa hơn là bắt các em mệt nhoài với cả “núi” bài tập.
Theo cô Lê Thị Loan – Phó trưởng khoa Giáo dục ( Học viện Quản lý Giáo dục) thì đa số giáo viên giao cho học sinh nhiều bài tập xuất phát từ suy nghĩ là các con về quê, nghỉ lâu quá sẽ quên kiến thức dẫn đến thua kém với học sinh lớp khác, các cô phải rất vất vả để dạy lại các con sau Tết.
“Giáo viên phải có cái nhìn vào bản chất vấn đề. Đa số các con đều rất thích thú với việc được nghỉ Tết, được về quê và đi chơi. Thế nhưng giáo viên thì lại giao cả chục phiếu bài tập. Tất nhiên, giáo viên giao thì phụ huynh phải có trách nhiệm đôn đốc các con học hành, làm bài tập đầy đủ.
Vậy nhưng điều đó không có nghĩa là các con tự giác học tập, không ít học sinh làm bài tập cô giao kiểu đối phó, mượn của bạn này, chép của bạn kia. Như vậy thì mục đích thực sự là ôn tập và củng cố kiến thức đâu có đạt được”, cô Loan nêu vấn đề.
Học sinh trải nghiệm trò chơi dân gian dịp Tết.
Theo cô Loan, phương pháp dạy học mới hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm, giáo dục định hướng chứ không cầm tay chỉ việc.
Tất nhiên, giao bài tập cũng chỉ là một trong những hoạt động kiểm tra đánh giá nhằm mục tiêu khuyến khích học trò học tập, quan trọng là làm sao các con tự giác học. Vì vậy, bản chất thì có giao bài tập hay không không quan trọng, quan trọng là giao bài tập như thế nào mới hiệu quả.
“Tết học sinh có rất nhiều hoạt động trải nghiệm ý nghĩa hơn là ngồi góc nhà xử lý đống bài tập. Tôi lấy ví dụ giáo viên có thể giao cho học sinh một hoạt động mở qua một chủ đề hay khám phá một chủ đề.
Học sinh sẽ tìm hiểu chủ đề và trải nghiệm nó sau đó hết dịp nghỉ Tết các con có nhiệm vụ báo cáo hay viết bài thu hoạch… Trong điều kiện dịch bệnh, nhiều cha mẹ chọn cùng các con chơi trò chơi dân gian trong nhà, giải thích vì sao có tục lì xì ngày Tết, gói bánh chưng gồm những công đoạn nào…
Theo tôi, chủ đề làm sao đón Tết an toàn trong bối cảnh dịch bệnh cũng là chủ đề khá hay, giáo viên có thể cho các con tìm hiểu, thực hiện và có bài thu hoạch. Điều này vừa bổ ích lại không tạp áp lực lên các con cũng như phụ huynh về việc làm bài tập ngày Tết”, cô Loan nói.
Với những học sinh THPT thì giáo viên có thể cho các em tìm hiểu việc giúp trẻ có tâm lý bình tĩnh, lạc quan để chống lại dịch bệnh, bởi tâm lý không căng thẳng lo âu sẽ giúp sức đề kháng không bị suy giảm. Việc chủ động phòng tránh dịch cần đặt lên mức cao nhất, song không được sợ hãi, khủng hoảng. Thầy cô cũng có thể cho các em tìm hiểu việc đón Tết khi có dịch bệnh sẽ như nào, cho các em nêu cảm nhận, suy nghĩ của mình…
“Đó là những trải nghiệm tôi nghĩ rất có ích với việc tạo thêm cho các con nguồn kiến thức sống, trải nghiệm với một cái Tết vô cùng đặc biệt khi mọi người đều ý thức và chủ động phòng chống dịch bệnh”, cô Loan nói.
Sở ra văn bản 'Nghỉ tết không áp lực bài tập', nhận nhiều 'like' từ phụ huynh
Mới đây, Sở GD-ĐT Bà Rịa-Vũng Tàu ra văn bản về việc 'Nghỉ tết không áp lực bài tập' nhận được nhiều ý kiến ủng hộ của phụ huynh và cộng đồng mạng.
Văn bản của Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - M.C
Để trẻ được sum họp, trải nghiệm và vui chơi thoải mái dịp tết
Văn bản này được gửi tới các Phòng GD-ĐT trong tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, với nội dung: "Trong những năm qua, không ít phụ huynh phàn nàn về số lượng bài tập thầy cô yêu cầu học sinh phải hoàn thành trong thời gian nghỉ tết quá nhiều.
Để học sinh không suy nghĩ với số bài tập trong thời gian nghỉ tết, Sở GD-ĐT yêu cầu các phòng GD-ĐT chỉ đạo các trường thuộc thẩm quyền quản lý một số nội dung như sau: Bắt đầu từ tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 trở đi, giáo viên không giao bài tập cho học sinh trong thời gian nghỉ tết.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán là khoảng thời gian để học sinh có cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu các phong tục đẹp, truyền thống trong ngày tết. Hãy để các em có khoảng thời gian nghỉ tết được sum họp bên gia đình, vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái, đảm bảo an toàn sức khỏe.
Giáo viên dặn dò học sinh và phối hợp với phụ huynh, đến khi chuẩn bị hết kỳ nghỉ tết (còn khoảng 1-2 ngày) hãy cùng con ôn lại công thức, quy tắc trong sách giáo khoa và chuẩn bị bài kỹ trước khi đến lớp sau thời gian nghỉ tết".
Chia sẻ với chúng tôi, bà Trần Thị Ngọc Châu, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết: "Trong nhiều năm qua chúng tôi nhận được phản ánh của nhiều phụ huynh trong việc giáo viên giao cho học sinh rất nhiều bài tập về nhà trong thời gian nghỉ tết, khiến cả phụ huynh lẫn học sinh đều bị áp lực.
Thực ra, giáo viên giao bài tập về nhà cũng là có ý tốt, nhằm để các em không vì ham chơi mà quên đi bài vở. Nhưng chúng ta nên nhìn nhận lại một chút, đây là kỳ nghỉ, hãy để các con có tâm thế vui chơi thoải mái, trải nghiệm những ngày tết cổ truyền bên gia đình, học những bài học bên ngoài cuộc sống.
Vì thế chúng tôi đã họp triển khai và quyết định ra văn bản chính thức để các trường và giáo viên có căn cứ để thay đổi cách làm của mình, trên quan điểm cân nhắc hài hòa giữa học tập và vui chơi".
Theo bà Châu, chỉ cần mấy ngày cuối kỳ nghỉ, cô giáo cho học sinh khởi động lại tinh thần học tập bằng cách nhắn phụ huynh nhắc nhở các con ôn lại bài vở là các con hoàn toàn có thể sẵn sàng với việc quay trở lại trường.
Tâm sự phụ huynh ngày học sinh phải nghỉ Tết sớm để chống Covid-19
Không muốn cảnh "về quê cũng phải mang bài tập theo"
Nội dung văn bản trên đã đánh trúng tâm lý của nhiều phụ huynh bấy lâu nay. Rất nhiều bậc cha mẹ chia sẻ văn bản này trên trang cá nhân với quan điểm ủng hộ.
Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy, Học viện Hành chính Quốc gia, phân viện TP.HCM, bày tỏ: "Tôi là phụ huynh có 2 con học ở trường công lập. Rất nhiều năm qua chứng kiến cảnh con nghỉ tết vẫn lo làm bài vở, đi chơi hay về quê ăn tết con vẫn phải mang sách vở theo để học với tâm trạng không thoải mái chút nào, tôi cũng thấy áp lực theo con.
Nghỉ tết là khoảng thời gian các con cần được thoải mái đi cùng ông bà, cha mẹ, trả nghiệm những phong tục tập quán của tết cổ truyền, qua đó học được nhiều bài học hay từ cuộc sống mà không phải dịp nào cũng có cơ hội học hỏi. Con cái chúng ta đâu phải chỉ học các môn toán, văn, lý, hóa mà cần học rất nhiều thứ khác nữa".
Ngoài ra, theo tiến sĩ Thúy, việc giao nhiều bài tập không chỉ trong thời gian nghỉ tết mà ngay cả trong lịch học hằng ngày, cũng sẽ khiến trẻ bị áp lực tâm lý, dẫn đến sợ hãi và chán học.
Tuy nhiên anh Ngô Minh Quý có con học lớp 4, Trường tiểu học Phan Chu Trinh, Q.Tân Phú, TP.HCM, lại cho rằng vẫn cần ra bài tập cho con để con không quên nội dung học tập trước đó. "Vì việc ôn lại công thức thì vẫn không thể tốt bằng việc làm bài tập. Các con vui chơi thế nào đi nữa thì vẫn phải nhớ nhiệm vụ học tập của mình. Nếu không như vậy đến khi đi học lại, sẽ không bé nào còn nhớ trước đó mình đã học gì", phụ huynh này nhận định.
Trong khi đó, anh Nguyễn Xuân Dũng (ngụ chung Cư Khang Phú, Q.Tân Phú, TP.HCM) có con học lớp 5, Trường tiểu học Nguyễn Đình Chính, Q.Tân Phú, thổ lộ: "Là cha mẹ, chúng tôi cũng luôn sợ con mình nghỉ tết lâu như vậy mà không làm bài tập thì sẽ quên bài và khó khăn khi trở lại trường. Tuy nhiên, nếu giao nhiều bài tập quá thì các con sẽ rất lo lắng, không tránh khỏi việc đi chơi với ba mẹ mà lúc nào cũng nghĩ đến bài tập cần phải làm. Nếu các trường đều không giao bài tập về nhà, chỉ cho con ôn bài vào mấy ngày trước khi đi học trở lại, thì cả học sinh lẫn phụ huynh đều thoải mái hơn. Vì thế tôi ủng hộ quyết định của Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu".
Ghi nhận thêm 5 ca mắc Covid-19, Quảng Ninh phong tỏa thêm 11 xã, phường
"Nghỉ Tết không áp lực bài tập": Lan tỏa thông điệp nhân văn Trong mấy ngày qua, chỉ đạo "Nghỉ Tết không áp lực bài tập" của Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của phụ huynh, HS và dư luận xã hội. Đây được đánh giá là một thông điệp nhân văn, đã và đang nhận được những phản hồi tích cực. Bà Trần Thị Ngọc...