Nghị sĩ Philippines sỉ nhục nhau vì ‘đi đêm’ với Trung Quốc
Chủ tịch Thượng viện Philippines mắng nghị sĩ Antonio Trillanes IV là kẻ lừa đảo và hèn nhát, sau khi vụ bê bối về việc ông nghị này “đi đêm” với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển đảo vỡ lở.
Trillanes đã bỏ ra khỏi phòng họp của quốc hội khi bị chất vấn về việc bí mật đến Bắc Kinh đàm phán, hôm thứ tư.
“Ông ta không chịu được nhiệt. Ông là đồ hèn nhát”, chủ tịch thượng viện Juan Ponce Enrile nói khi Trillanes rời phòng.
Sau đó ông Enrile đọc to các biên bản mà cựu đại sứ Philippines tại Trung Quốc, bà Sonia Brady, đã lập. Biên bản ghi lại cuộc gặp của bà với nghị sĩ Trillanes, trong đó ông nghị này tố cáo Ngoại trưởng Albert del Rosario phản quốc.
“Ông đến Trung Quốc, ông yêu cầu đại sứ gặp ông, rồi ông nói ‘đừng có ghi biên bản nhé’, rồi ông gọi Ngoại trưởng là kẻ phản quốc. Trên thực tế, ông cũng nói với tôi rằng ông ấy (ngoại trưởng) phản quốc”, chủ tịch thượng viện nói với nghị sĩ Trillanes, theo Manila Standard Today.
Thượng nghị sĩ Antonio Trillanes. Ảnh: EPA
Chính trường Philippines đang chao đảo sau khi việc ông Trillanes đã bí mật thương lượng với Bắc Kinh từ hồi tháng 5, về tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông.
Video đang HOT
Theo báo chí Philippines, Trillanes tố cáo Ngoại trưởng del Rosario theo đuổi lập trường cứng rắn trong tranh chấp, suýt nữa đẩy quốc đảo vào thế xung đột với Trung Quốc, và cho rằng ông ngoại trưởng phản bội tổ quốc.
Báo chí Philippines đưa các thông tin trái ngược nhau về việc ông Trillanes có được sự ủy quyền của tổng thống hay không. Phát ngôn viên tổng thống, ông Edwin Lacierda hôm qua nói với các phóng viên rằng nghị sĩ đã đề nghị được làm trung gian giảm căng thẳng, nhưng tổng thống Benigno Aquino chỉ đón nhận đề nghị đó như một phần trong chính sách “xem xét mọi khả năng” mà thôi.
Ông Trillanes xác nhận đã bí mật gặp các quan chức cao cấp của Trung Quốc 16 lần kể từ tháng 5, khi căng thẳng do tranh chấp bãi cạn lên cao.
Chủ tịch thượng viện Enrile tố cáo nghị sĩ Trillanes đã tìm cách bảo vệ lợi ích của Bắc Kinh. “Ông ta chính là ‘Bóng ma trong nhà hát trên chính trường Philippines”, Enrile so sánh và thậm chí còn đặt câu hỏi “Nghị sĩ kiểu gì vậy?”.
Chủ tịch thượng viện Enrile. Ảnh: Manila Standard Today.
Nhiều nghị sĩ khác trong phiên họp bày tỏ sự ủng hộ và tin tưởng vào chính sách ngoại giao mà Ngoại trưởng del Rosario thực thi. Phó tổng thống Jejomar Binay, khi trả lời các phóng viên, cũng ca ngợi việc thi hành trách nhiệm đứng đầu ngành ngoại giao của Rosario.
Ông del Rosario cũng gửi một thông cáo tới quốc hội, nói rằng bản thân ông đang thực thi chính sách ngoại giao mà tổng thống đề ra. “Chúng tôi sẽ không tôn trọng những kẻ đang chia rẽ chúng ta. Chúng ta cần có một chính sách thống nhất và một đội ngũ toàn tâm toàn ý bảo vệ lợi ích quốc gia”, thông cáo có đoạn.
Trước tình trạng bê bối lan rộng, phát ngôn viên phủ tổng thống Philippines cũng khẳng định rằng Tổng thống Aquino hoàn toàn tin tưởng vào ngoại trưởng.
“Chúng ta chỉ có một người đứng đầu về chính sách, đó là tổng thống. Vì thế chỉ có một kênh đối ngoại chính thức, đó là bộ ngoại giao. Trung Quốc hiểu rõ điều này”, phát ngôn viên Lacierda nói.
Cựu tổng thống Philippines Joseph Estrada, vốn nổi tiếng là người mạnh miệng, cũng nhảy vào cuộc tranh cãi. Tờ Inquirer dẫn lời ông này gọi nghị sĩ Trillanes là “kẻ dối trá”, “vô ơn” và “điên rồ”.
Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc bùng nổ từ tháng 4, khi tàu của đôi bên chạm mặt nhau tại bãi cạn Scarbourough/Hoàng Nham mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc điều nhiều tàu hải giám tới khu vực, đối đầu với các tàu tuần duyên của Philippines. Tranh chấp này trở thành chủ đề nóng thu hút sự quan tâm của khu vực và cả thế giới, và cũng là một phần nguyên nhân khiến Hội nghị Bộ trưởng ASEAN ở Campuchia hồi tháng 7 thất bại trong việc ra thông cáo chung.
Theo VNE
Nhật tính đem tranh chấp đảo ra Liên hợp quốc
Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda có thể đưa tranh chấp biển đảo với Trung Quốc vào bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York cuối tháng này.
Các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới sẽ nhóm họp tại trụ sở Liên hợp quốc vào thứ ba tới, để nói về các nguyên tắc luật pháp.
Hãng tin JiJi của Nhật dẫn lời Ngoại trưởng Koichiro Gemba cho hay ông Noda dự kiến tuyên bố rằng Nhật Bản sẽ hành động trong vấn đề tranh chấp chủ quyền đảo theo luật pháp quốc tế, sau khi các công ty Nhật ở Trung Quốc bị tấn công trong những cuộc biểu tình tuần qua.
Chính phủ Nhật cũng đang cân nhắc cách giải quyết tranh chấp đảo Takeshima/Dokdo với Hàn Quốc.
Lường trước các phản ứng giận dữ của Trung Quốc và Hàn Quốc nếu Nhật đưa vấn đề các quần đảo ra Liên hợp quốc, chính phủ Nhật đang cân nhắc lợi hại xem liệu có đề cập đích danh các tranh chấp này hay không.
Tàu hải giám Trung Quốc tại vùng nước gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Ảnh: Kyodo.
Trong khi đó, chiều qua các lực lượng Nhật Bản quan sát thấy 10 tàu của Trung Quốc tại vùng nước quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư, theo Japan Times. Kể từ hôm thứ ba, có tổng cộng 16 tàu Trung Quốc, gồm 10 hải giám và 6 ngư chính lượn xung quanh vùng nước của quần đảo mà Nhật Bản kiểm soát trên thực tế.
Các tàu thuộc lực lượng cảnh sát và tuần duyên Nhật được đặt trong tình trạng báo động cao, trước sự hiện diện của các tàu Trung Quốc. Hôm qua một tờ báo Nhật và một số báo Trung Quốc nói rằng có sự hiện diện của tàu hải quân Trung Quốc tại khu vực, nhưng không dẫn nguồn tin cụ thể nào.
Chính phủ Nhật đã yêu cầu Bắc Kinh bồi thường các thiệt hại mà người biểu tình gây ra cho các cơ sở ngoại giao của Tokyo tại Trung Quốc. Thiệt hại của các doanh nghiệp Nhật do bị đập phá sẽ được xem xét trên cơ sở luật pháp nước sở tại.
Theo PL
"Đi đêm" với Trung Quốc, tổng thống Philippines bị tố phản quốc Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm nay (21.9) đã lên tiếng bênh vực vai trò của thượng nghị sĩ Antonio Trillanes như là nhà thương thuyết không chính thức với Trung Quốc, giữa lúc một cựu luật sư đệ đơn tố cáo hai người này về tội phản quốc. Theo tờ Sun Star, ông Aquino đã nói với các phóng viên rằng chính...