Nghị sĩ Mỹ đề xuất 100.000 lính nước ngoài đánh IS ở Syria
Hai thượng nghị sĩ Mỹ ngày 29.11 đề xuất thành lập một lực lượng 100.000 lính nước ngoài, đa số từ các quốc gia Trung Đông và cả lính Mỹ, để chống lại tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.
Binh sĩ Mỹ ở Iraq – Ảnh: Reuters
Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, và thượng nghị sĩ Lindsey Graham, thành viên ủy ban này, chỉ trích chiến lược chống IS hiện tại của Mỹ là không hiệu quả và không thành công, theo AFP. Chiến lược này bao gồm tiến hành những đợt không kích IS ở Iraq và Syria, cung cấp vũ khí và huấn luyện cho lực lượng quân đội Iraq và một số nhóm nổi dậy ở Syria.
“Tôi nghĩ tổng cộng 100.000 binh sĩ nước ngoài là cần thiết”, ông McCain trả lời báo giới khi đến thăm thủ đô Baghdad của Iraq, khi được hỏi về lực lượng chống IS.
Để đạt được con số 100.000 là điều khó khăn cho Ai Cập, cho Ả Rập Xê Út và một số quốc gia nhỏ hơn trong khu vực, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ có thể cung cấp thêm binh sĩ, ông McCain cho hay.
Theo AFP, Ả Rập Xê Út hiện can dự vào cuộc chiến ở Yemen, trong khi Ai Cập đang nỗ lực chống lại các phiến quân và Thổ Nhĩ Kỳ thì lo ngại phiến quân người Kurd hơn là IS.
Lực lượng 100.000 binh sĩ nước ngoài cũng sẽ bao gồm khoảng 10.000 lính Mỹ, ông Graham cho hay. Cả hai thượng nghị sĩ cũng kêu gọi tăng số lính Mỹ ở Iraq lên khoảng 10.000.
Video đang HOT
“Đợt điều động binh sĩ lần này sẽ khác so với hai cuộc chiến trước đây”, ông Graham nói, nhắc lại cuộc chiến Afghanistan kéo dài 14 năm và cuộc chiến kéo dài gần 9 năm ở Iraq. Chính trong khoảng thời gian này, IS được hình thành, bành trướng và chiếm nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria.
“Lần này sẽ là một đội quân nước ngoài bao gồm các binh sĩ trong khu vực cùng một số ít binh sĩ phương Tây. Hai cuộc chiến vừa rồi có sự tham gia của quá nhiều binh sĩ phương Tây và số lượng ít binh sĩ trong khu vực”, ông Graham cho biết.
Nhưng nếu lực lượng 100.000 binh sĩ nước ngoài này được thành lập để đánh bại IS thì sẽ phải tái chiếm nhiều khu vực ở Syria từ tay IS, điều này sẽ khiến Mỹ tiếp tục sa lầy vào Trung Đông, theo AFP.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Thổ Nhĩ Kỳ trao lợi thế cho IS khi bắn Su-24 Nga
Chiến lược chống IS nửa vời và thái độ đối đầu với Nga của Thổ Nhĩ Kỳ có thể khiến kế hoạch thành lập liên minh chống khủng bố duy nhất ở Syria đổ bể.
Chiếc Su-24 Nga bốc cháy dữ dội sau khi trúng tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: RT
Việc Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO và là một đồng minh thân cận với Mỹ, bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 Nga hôm qua tại khu vực biên giới Syria có nguy cơ làm cho cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) trở nên phức tạp hơn bao giờ hết, La Croix ngày 25/11 nhận định.
Vụ việc xảy ra đúng thời điểm Tổng thống Pháp Francois Hollande đáp máy bay đến Mỹ nhằm kêu gọi thành lập một "liên minh lớn" diệt IS gồm ba nước Mỹ, Pháp, Nga, khiến ý định này của ông chủ điện Élysee có nguy cơ bị đổ bể.
Ông Jean-Claude Allard, chuyên gia tại viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (ISIS) đánh giá rằng kế hoạch tập hợp các cường quốc trong cuộc chiến chống IS của tổng thống Pháp trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, bởi Nga rất có thể sẽ thay đổi quan điểm sau sự cố mà ông Putin gọi là "hành động đâm sau lưng của những kẻ đồng lõa với khủng bố".
"Sẽ rất khó khăn cho ông Hollande khi người Nga nói rằng 'chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các bạn, và nay chiến đấu cơ của chúng tôi bị bắn hạ bởi một thành viên của NATO, một đồng minh lâu năm mà các bạn không thể thuyết phục họ tham gia liên minh này'", ông Allard nhận định.
Mặt khác, sau vụ việc này chắc chắn Nga và NATO sẽ nảy sinh nhiều bất đồng, khiến việc thành lập một liên minh thực sự để đối phó mối đe dọa toàn cầu IS sẽ có thể bị lùi lại vô thời hạn.
Phát biểu với báo giới sau khi kết thúc cuộc họp khẩn theo đề nghị của Ankara, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã lên tiếng ủng hộ đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ và khẳng định thông tin rằng máy bay Nga đã xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ là phù hợp với những đánh giá của NATO.
CNN dẫn lời Sajjan Gohel, Giám đốc phụ trách an ninh quốc tế của Quỹ châu Á-Thái Bình Dương, mô tả vụ bắn hạ máy bay Su-24 là "sự leo thang nghiêm trọng".
Đây chính là điều mà IS cần, vì sau các vụ tấn công khủng bố ở Paris, cộng đồng quốc tế đã hy vọng rằng các cường quốc sẽ quyết tâm tập hợp lực lượng dưới một liên minh duy nhất chống IS. Vụ việc này sẽ làm phức tạp thêm tình hình, gây thêm những căng thẳng không cần thiết vào đúng thời điểm có bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến chống IS, chuyên gia Gohel nhấn mạnh.
Chiến lược chống IS nửa vời
Theo bình luận viên Srdja Trifkovic của Foreign Affairs, Thổ Nhĩ Kỳ dường như đang theo đuổi những toan tính riêng trong cuộc chiến tại Syria. Một mặt họ chống IS ở mức độ vừa phải, mặt khác lại hậu thuẫn cho các nhóm phiến quân chống lại quân đội chính phủ Syria vốn đang thực hiện các chiến dịch chống IS.
Đây có thể là tính toán của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, người muốn lợi dụng vị thế thành viên NATO để ngầm cản trở sự ra đời của một liên minh Mỹ-Nga-Pháp chỉ tập trung vào mục tiêu chống IS mà không chú trọng tới tương lai của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (phải) có thể đang có những tính toán riêng trong cuộc chiến ở Syria. Ảnh minh họa: AP
Theo chuyên gia phân tích quốc tế Mike Whitney, ông Erdogan đang nhắm tới một mục tiêu lớn hơn là lật đổ chính phủ Damascus và thiết lập các "vùng đệm" bên kia biên giới Syria. Thổ Nhĩ Kỳ cần vùng đệm này để bảo vệ các tay súng người Turk được Ankara hậu thuẫn trong cuộc chiến riêng của nước này tại Syria.
Ông Whitney cho rằng chiến lược này của Thổ Nhĩ Kỳ đã dựng thêm rào cản cho nỗ lực quốc tế chống IS mà Nga, Pháp và một số nước khác đang khởi động. Và IS sẽ là kẻ được hưởng lợi nhiều hơn cả nếu Nga không phối hợp được với các thành viên NATO trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố này.
"Các hành động trả đũa của Nga, cũng như những toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khiến tình trạng đối đầu giữa Nga và NATO tại Syria sẽ trở nên căng thẳng hơn trong thời gian tới, và điều đó hoàn toàn có lợi cho IS", ông Alan Mendoza, chuyên gia Viện Nghiên cứu Xã hội Anh, nhận định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Nhóm nghị sĩ Mỹ thăm Tây Tạng, kêu gọi đối thoại với Đạt Lai Lạt Ma Một nhóm nghị sĩ Mỹ đã thực hiện chuyến viếng thăm hiếm hoi đến Tây Tạng, đồng thời kêu gọi Trung Quốc mở lại cuộc đối thoại với Đạt Lai Lạt Ma. Nhóm nghị sĩ Mỹ do bà Nancy Pelosi dẫn đầu bất ngờ thăm Tây Tạng, kêu gọi đối thoại giữa Trung Quốc với Đạt Lai Lạt Ma - Ảnh: AFP Một...