Nghị sĩ Italy được bầu làm Chủ tịch Nghị viện châu Âu
Ngày 3-7, nghị sĩ Italy David-Maria Sassoli đã được bầu làm Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) nhiệm kỳ tới, sau khi giành chiến thắng trong vòng 2 cuộc bỏ phiếu, với 345 phiếu ủng hộ.
Nghị viện Châu Âu bầu ông David-Maria Sassoli làm chủ tịch mới. Ảnh: REUTERS
Trước đó, giới lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã đạt đồng thuận về ban lãnh đạo tương lai của các cơ quan EU. Theo đó, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde được đề xuất nắm giữ chức vụ Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu; Thủ tướng Bỉ Charles Michel đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng châu Âu; Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen giữ chức Chủ tịch Ủy ban châu Âu và Ngoại trưởng Tây Ban Nha Josep Borrell sẽ là Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại.
Video đang HOT
Điểm đáng chú ý là 2 trong các vị trí lãnh đạo hàng đầu của châu Âu được giao phó cho 2 nữ chính trị gia là bà Ursula von der Leyen và bà Christine Lagarde. Vị trí của bà Ursula von der Leyen sẽ phải được xác nhận lại qua một cuộc bỏ phiếu tại Nghị viện châu Âu. Nếu đắc cử, bà sẽ trở thành phụ nữ đầu tiên lãnh đạo Ủy ban châu Âu.
HOÀNG THANH
Theo SGGP
Nữ Bộ trưởng Quốc phòng Đức sẽ là Chủ tịch Uỷ ban châu Âu
Bộ trưởng Quốc phòng Đức, Ursula von der Leyen đã được các nhà lãnh đạo châu Âu lựa chọn là người sẽ giữ chức Chủ tịch EC trong 5 năm tới.
Bà Ursula von der Leyen, 60 tuổi, đương kim Bộ trưởng Quốc phòng Đức, thuộc nhóm đảng Nhân dân châu Âu (EPP), được các nhà lãnh đạo 28 nước thành viên EU thống nhất lựa chọn làm người thay ông Jean-Claude Juncker để giữ chức vụ quan trọng nhất của khối là Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, nhiệm kỳ 2019-2024.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen. (Ảnh: Spiegel)
Quyết định này được đưa ra sau ngày họp căng thẳng thứ 3 của các lãnh đạo châu Âu tại Brussels, kéo dài từ trưa đến tận tối ngày 2/7. Sau khi hàng loạt các ứng cử viên nặng ký như Frans Timmermans hay Manfred Weber bị gạch tên vì không nhận được sự nhất trí của tất cả các lực lượng chính trị và các nhóm nước, thế bế tắc chỉ được phá vỡ vào chiều ngày 2/7 khi đích thân Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đưa ra đề cử bầu bà Ursula von der Leyen vào ghế Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, và đổi lại, phía Đức phải ủng hộ một ứng cử viên nữ khác người Pháp là bà Christine Lagarde, đương kim Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vào chức Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chấp nhận thoả hiệp với phương án này, một phần do lo ngại sự bế tắc kéo dài sẽ khiến toàn bộ EU rơi vào khủng hoảng, mặt khác, việc đưa 2 ứng cử viên nữ lên nắm giữ 2 trong số 5 chức vụ quan trọng nhất của EU cũng thuyết phục được các nước vốn yêu cầu phải có sự bình đẳng giới trong các chức danh lãnh đạo như Pháp, Hà Lan hay Đan Mạch.
Nếu được Nghị viện châu Âu chính thức bỏ phiếu phê chuẩn trong các phiên họp tới, bà Ursula von der Leyen sẽ chính thức thay ông Jean-Claude Juncker để nhậm chức Chủ tịch Uỷ ban châu Âu từ ngày 1/11/2019 và trở thành nữ Chủ tịch đầu tiên trong lịch sử Uỷ ban châu Âu.
Sau khi thế bế tắc liên quan đến chức vụ nhiều quyền lực nhất là Chủ tịch Uỷ ban châu Âu được khai thông, các nước EU cũng đã đạt được thoả thuận về việc đề cử Thủ tướng Bỉ, Charles Michel, thuộc nhóm đảng Tự do, giữ chức Chủ tịch Hội đồng châu Âu thay ông Donald Tusk. Chức Cao uỷ EU phụ trách đối ngoại và an ninh được giao cho Bộ trưởng ngoại giao Tây Ban Nha, Josep Borrell, người của nhóm đảng Dân chủ-xã hội.
Chức danh quan trọng cuối cùng là Chủ tịch Nghị viện châu Âu sẽ chính thức được bỏ phiếu thông qua ngày 3/7 tại phiên bầu Chủ tịch của Nghị viện châu Âu khoá mới và khả năng rất lớn là cựu Thủ tướng Bulgaria, Serguei Stanichev sẽ được chọn.
Theo QUANG DŨNG/VOV
Bầu cử Chủ tịch Nghị viện châu Âu vào ngày 3/7 Nghị viện châu Âu (EP) thông báo sẽ tiến hành bầu chức Chủ tịch EP vào ngày 3/7, kể cả khi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) không chọn được người đảm nhận vị trí Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) tại Hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Brussels (Bỉ) ngày 2/7. Chủ tịch Nghị viện châu Âu...