Nghi ngờ vì chồng không cho động tới điện thoại
Phương Loan luôn nghi ngờ sự khuất tất của chồng. Nhưng vì giữ sự tôn trọng đối với chồng mà cô vẫn chưa dám “hành động”.
Kết hôn được 6 năm, cuộc sống vợ chồng của Phương Loan và Tấn Phong luôn êm đềm. Sự ra đời của hai công chúa nhỏ càng khiến tình cảm vợ chồng trở nên gắn kết hơn. Chính bởi thế cô chưa bao giờ nghi ngờ chồng. Nhưng gần đây Tấn Phong có sự thay đổi. Anh về nhà muộn hơn, thường xuyên có những cuộc vắng mặt với lý do công việc đột xuất. Tấn Phong cũng chải chuốt nhiều hơn về hình thức. Đặc biệt sự thờ ơ trong quan hệ vợ chồng là điều khiến Phương Loan cảm nhận rõ nét nhất.
Ảnh minh họa.
Ban đầu cô cho rằng chồng mình bận việc. Nhưng những khoảng trống chỉ có một mình của Tấn Phong, Phương Loan cũng không tiếp cận được. Những lúc trầm ngâm mà có sự xuất hiện của vợ, Tấn Phong đều lúi húi lặng lẽ đi ra. Thời gian để Tấn Phong sử dụng điện thoại cũng nhiều hơn. Anh không dành thời gian dạy con học bài nữa dù có thời gian để chơi điện thoại. Nhiều lần tỉ tê nói chuyện với chồng nhưng rồi sau đấy mọi việc lại diễn ra như chưa hề có những cuộc nói chuyện. Phương Loan bắt đầu nảy sinh nghi ngờ chồng có điều khuất tất sau chiếc điện thoại kia.
Rất nhiều lần Phương Loan muốn sử dụng điện thoại của chồng nhưng chồng cô đều không cho. Thậm chí, Tấn Phong còn tỏ ra cáu gắt: “Tại sao cô lại sờ vào điện thoại của tôi. Cô không tôn trọng quyền riêng tư của tôi!”. Phương Loan đã ngỡ ngàng khi bị chồng lần đầu tiên dùng ngôn ngữ “cô tôi” để chỉ trích một việc làm đơn giản như vậy từ vợ. Đêm đó, Phương Loan tủi thân và hờn giận chồng. Nhưng dường như Tấn Phong không để ý. Lần khác, khi cả gia đình đang quây quần, các con muốn mượn điện thoại của bố để chụp hình nhưng Tấn Phong gạt đi: “Điện thoại của bố là để phục vụ công việc!”. Ngay lập tức, Phương Loan biết anh chắc chắn có điều gì giấu giếm trong chiếc điện thoại kia.
Video đang HOT
Tối đó khi Tấn Phong đã ngủ say, Phương Loan lén tìm điện thoại của chồng. Phần điện thoại cài đặt mật khẩu khiến cô không thể nào truy cập vào được. Loan tiếp tục lục tung điện thoại của chồng và liên tiếp vào thử bằng các mật khẩu giả định khác nhau. Không ngờ rồi cuối cùng cô cũng truy cập đúng. Cả một màn hình điện thoại hiện lên, Phương Loan hồi hộp kiểm tra từng tin nhắn. Điều cô sững sờ lớn nhất ấy chính là việc Tấn Phong bị bạo bệnh. Hóa ra bao lâu cô đã nghi oan cho chồng. Anh không hề trai gái như cô nghĩ. Thực ra Tấn Phong đang gặp bệnh nhưng không muốn vợ biết. Hóa ra chuỗi ngày trầm ngâm vừa qua, lén lút vừa qua, những thờ ơ đó chính xác là vì anh không muốn gia đình biết chuyện. Nước mắt lưng tròng, Phương Loan đóng máy cất điện thoại. Cô hiểu ngay từ ngày mai cô sẽ phải cùng chồng đi khám lại và lên phương án chữa trị. Cô không thể để chồng đơn độc trong hành trình này. Và cô tin vợ chồng cô sẽ vượt qua tất cả.
Phương Nghi
Theo giadinh.net.vn
Mẹ đơn thân
Mỗi người có một điểm xuất phát riêng, không ai giống ai cho cuộc hành trình làm mẹ đơn thân của mình. Nhưng sự vất vả gian nan trên con đường chông chênh ấy thì hầu như bà mẹ nào cũng trải qua
23 tuổi, trót dại với một tên sở khanh, Ly mang thai. Gạt qua nỗi đau bị ruồng bỏ, toàn bộ sự lo lắng băn khoăn Ly tập trung vào cái thai trong bụng. Cô tìm đến chuyên gia tâm lý. Câu trả lời Ly nhận được của chuyên gia là:
"Mẹ bạn đề nghị bạn bỏ cái thai để làm lại từ đầu, bà cũng có cái lý của bà. Quyết định giữ lại sinh con và làm mẹ đơn thân, bạn cũng có cái lý của bạn. Nhưng vấn đề ở đây theo tôi nghĩ, không phải là bạn muốn hay mẹ bạn muốn theo cảm xúc cá nhân mà đối tượng chúng ta cần nghĩ đến là đứa trẻ. Đứa trẻ không có quyền lựa chọn sự ra đời của nó. Quyết định hoàn toàn là của người lớn. Bạn nên lường hết những vất vả khó khăn nếu sinh con ra và làm mẹ đơn thân (về tinh thần lẫn vật chất). Bạn cũng hãy nghĩ đến cảnh "con anh, con em, con chúng ta" nếu như sau này bạn lấy chồng lần nữa. Nếu như bạn thấy bạn có thể mang đến cho đứa trẻ một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc thì chuyện làm mẹ đơn thân trong xã hội ngày nay không có gì xa lạ..."
Một cô gái xuân thì chấp nhận từ giã những cuộc vui, tự ràng buộc mình vào trăm ngàn thứ phải chịu đựng, tất họ có cái lý của họ.
Liên thì khác, 26 tuổi, trời cho nhan sắc, thành công và danh vọng. Không phải là kết quả của một vụ hiếp hay một cuộc tình chóng vánh, không có đổ vỡ, không bồng bột nông nổi, cô từ bỏ tất cả mọi khát vọng, ước mơ tuổi trẻ, tự nguyện chọn lựa cuộc sống làm mẹ đơn thân. Một cô gái xuân thì chấp nhận từ giã những cuộc vui, tự ràng buộc mình vào trăm ngàn thứ phải chịu đựng, tất họ có cái lý của họ.
Liên tâm sự, lý do để cô quyết định làm mẹ đơn thân, thứ nhất, vì cô đã mất niềm tin vào đàn ông mặc dù cô chưa từng bị đàn ông "chơi xấu" lần nào. Cô nhận diện đàn ông qua hình ảnh của ba cô, người đàn ông suốt ngày say mèm, luôn miệng chửi bới, giao hết công việc nhà cửa con cái cho mẹ cô. Chị em cô lớn lên hầu như không hề liên quan gì đến sự có mặt của ông trong nhà. Thứ hai, Liên sợ cảnh mẹ chồng nàng dâu, cùng với bao nhiêu thứ ràng buộc nghĩa vụ với bên nhà chồng. Cô cũng sợ thất vọng đau khổ nếu xảy ra ly hôn... Nhưng cái chính, Liên là một cô gái tự lập, tự chủ, cô muốn mọi việc đều tự mình làm, tự mình sắp xếp theo ý mình.
Làm mẹ khi có người chồng bên cạnh đã vất vả lắm rồi. Làm mẹ đơn thân nỗi vất vả sẽ nhân lên gấp bội
Bên cạnh những khó khăn, mà ai cũng biết, của một bà mẹ đơn thân là những đứa con không cha. Những đứa trẻ không được dự phần quyết định chuyện ra đời của nó, không nhiều thì ít, nhất định chúng sẽ gặp phải những ánh mắt soi mói, nghi kỵ, những lời bàn tán, chỉ trích thậm chí bài trừ... Người mẹ hẳn phải chịu nhiều áp lực, phải vượt qua bằng niềm tin, bằng sự mạnh mẽ, bằng tình yêu vô bờ bến với con mình, càng phải vận hết "mười phần công lực" nếu như không được gia đình, bố mẹ, anh em ủng hộ.
Làm mẹ khi có người chồng bên cạnh đã vất vả lắm rồi. Làm mẹ đơn thân nỗi vất vả sẽ nhân lên gấp bội vì bạn phải thay phần việc của người cha trong suốt quá trình nuôi dạy con cái, tính bằng chục năm chứ không phải một ngày một bữa.
Bản thân người mẹ sẵn sàng là một lẽ. Vậy còn đứa trẻ? Đứa trẻ ra đời không tự nhiên, nhằm thỏa mãn những toan tính ích kỉ của người lớn, liệu trong quá trình phát triển, nhất là phát triển nhân cách có bị "chênh" hay không? Bởi vì, nói gì thì nói, một gia đình đầy đủ theo lẽ tự nhiên phải bao gồm cha mẹ và các con. Thiếu một trong ba yếu tố ấy không thể gọi là một gia đình hoàn hảo (về "nhân sự").
"Điều đầu tiên và quan trọng nhất phải tính đến là hạnh phúc của đứa trẻ"
Ông Văn Thanh Sĩ, chuyên viên tư vấn đường dây tư vấn tâm lý 1088 TP. HCM phân tích: "Điều đầu tiên và quan trọng nhất phải tính đến là hạnh phúc của đứa trẻ. Bạn hãy tự trả lời những câu hỏi như: Liệu mình có thể gánh vác trách nhiệm vừa làm cha vừa làm mẹ, đảm bảo được về vật chất, tinh thần cho con phát triển tốt nhất? Liệu sau này con sẽ nghĩ gì và nhìn nhận ra sao về gia đình, về cuộc sống khi lớn lên trong một gia đình khuyết... trước khi đưa ra quyết định".
Tương tự, một nữ chuyên gia tư vấn thuộc Trung tâm tư vấn Gia Đình và Ly hôn, Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cũng chia sẻ: "Trước khi đưa ra quyết định này, cần cân nhắc thật kỹ, bởi nó liên quan đến cuộc sống, số phận cả cuộc đời của không chỉ chính người phụ nữ, mà cả những đứa trẻ".
GIA NGHI
Theo thegioitiepthi.vn
Sinh con xong bị chồng chê vừa béo vừa xấu, vợ trẻ đáp một câu khiến "chị em bỉm sữa" hả hê vô cùng Vốn nhỏ nhắn, xinh xắn, nhưng sau khi sinh con xong, Nhung trở nên phát tướng, điều này khiến Huy cảm thấy chán nản. Ngày còn trẻ, Nhung cũng xinh xắn, nhỏ nhắn, đáng yêu lắm. Cô từng được biết bao anh chàng ở công ty "trồng cây si" nhưng cuối cùng lại đổ gục trước một chàng trai "tấn công" cô hời...