Nghị lực phi thường của nữ Bí thư Đoàn xã địu con lên giảng đường
Mang bụng bầu vượt mặt leo từng quả đồi, ăn ở cùng dân bản để học tiếng Mông, địu con nhỏ đi học đại học…, cô gái dân tộc Dao chỉ có một khát vọng người dân tộc thiểu số có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cô là Bí thư Đoàn xã đầu tiên của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Bí thư Đoàn xã Lao Chải Lý Thị Thiêm tặng quà cho trẻ em dân tộc thiểu số Ảnh: CTV
Ăn ở với đồng bào để học tiếng Mông
Cô tên là Lý Thị Thiêm, sinh năm 1992, Bí thư Đoàn xã Lao Chải. Thiêm sinh ra, lớn lên ở Lào Cai. 19 tuổi, cô lấy chồng về làm dâu ở xã Lao Chải (huyện Mù Cang Chải, Yên Bái), nơi có 99% là đồng bào Mông, hầu hết không nói được tiếng phổ thông.
Thời gian đầu mới về làm dâu, Thiêm bị sốc vì không thể giao tiếp được với những người xung quanh mình, do không biết tiếng Mông và cũng không hiểu phong tục tập quán. “Đã trót phải vót cho tròn”, Thiêm tự nhủ bản thân và lao vào học tiếng Mông.
Ban đầu, Thiêm nhờ trẻ con trong bản dạy tiếng Mông cho mình. Hằng ngày, đi làm ruộng về, Thiêm thường quây quần chơi với các em, hát các bài hát, đố vui để làm quen với tiếng Mông. Dần dà quen, cô đến từng nhà trong bản chơi, trò chuyện nói chuyện với người dân cho quen, và tìm hiểu phong tục tập quán. Nhờ đó, chỉ sau 9 tháng, Thiêm đã nói chuyện, giao tiếp cơ bản với bà con bằng tiếng Mông. Thiêm nhận thấy, cuộc sống, nhận thức của người dân ở đây quá thấp và muốn làm việc gì đó có ích để nâng cao trình độ dân trí, cải thiện cuộc sống cho họ.
Thiêm được tin tưởng giao nhiệm vụ làm nhân viên truyền thanh của xã, tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước cho bà con hiểu. Thiêm đến từng nhà, ăn ở với đồng bào để tuyên truyền thanh niên kết hôn đúng độ tuổi, chị em phụ nữ sinh đẻ có kế hoạch, khám thai định kỳ, tiêm phòng cho trẻ nhỏ. “Hồi đó, tôi bầu đứa con đầu lòng, bụng bầu vượt mặt nhưng hằng ngày vẫn leo từng quả đồi đến từng nhà dân gặp gỡ đồng bào để tuyên truyền mà không biết mệt”, Thiêm chia sẻ.
Để gần dân, hiểu dân hơn, cứ cuối tuần, Thiêm lại xa nhà vào bản ăn ở cùng các gia đình người Mông. Nhiều hôm đi vào bản gặp trời mưa, khi về phải dắt xe máy 3-4 tiếng đồng hồ giữa bùn đất lầy lội, nặng trịch đến phát khóc, nhưng cô gái dân tộc Dao vẫn không nản lòng.
Xây cầu, mở ruộng
Năm 2017, Thiêm được bầu làm Bí thư Đoàn xã Lao Chải. Trong vai trò một cán bộ Đoàn vùng sâu, vùng xa, Thiêm luôn tiên phong, xung kích, làm việc không kể ngày đêm để vực dậy phong trào, tạo nên sự đổi thay cho xã nhà. Không ít lần, đặc biệt là cuối tuần, Thiêm địu con vào bản đi làm cùng mình.
Thiêm kể, mỗi tuần, cô ăn được 4 bữa cơm cùng gia đình là nhiều, còn lại chủ yếu ăn cơm với đồng bào, hoặc toàn đi làm về quá trưa, hay đêm muộn nên chỉ úp bát mỳ tôm, thậm chí là ăn mỳ tôm sống qua bữa để làm việc tiếp.
“Làm cán bộ đoàn ở vùng sâu, vùng xa bận nhiều lắm. Mùa mưa lũ càng bận hơn. Càng mưa rét tôi càng đi nhiều hơn để tuyên truyền vận động bà con không thả gia súc, gia cầm chết rét; hỗ trợ người dân phòng chống mưa lũ”, Thiêm kể và cho biết, năm 2017, trong trận lũ lịch sử xảy ra tại Yên Bái, xã Lao Chải của cô có mấy bản bị cô lập. Thiêm vận động đoàn viên thanh niên trong xã cùng cô cõng mỳ tôm, các nhu yếu phẩm cần từ trung tâm xã vượt hơn 20 km đường rừng tiếp tế đồng bào.
Cuối năm 2017, Thiêm thành lập tổ hợp tác xã vận tải, chở vật liệu hỗ trợ cùng bà con làm 5 km đường giao thông nông thôn nối từ bản Cồ Dề B đi Xéo Dì Hồ A, B và các bản khác. Thiêm kể, trước đây, khi chưa có cầu này, mỗi lần đi học, các em học sinh phải trèo đèo, lội suốt mất gần 3 giờ đồng hồ. Từ ngày có cây cầu, các em đi bộ chỉ mất mấy chục phút, thầy cô giáo chỉ mất khoảng 20 phút xe máy là tới trường.
Video đang HOT
Đến nay, Thiêm huy động đoàn viên, thanh niên tu sửa, làm mới 27km đường giao thông nông thôn; khai hoang 22 ha ruộng bậc thang giao lại cho người dân sản xuất. Bên cạnh đó, Thiêm còn hỗ trợ các bạn trẻ trong xã xây dựng các mô hình do thanh niên làm chủ, như mô hình: Nuôi gà đen, gà siêu trứng, vịt siêu trứng, trồng thảo quả…
Địu con lên giảng đường
Xã Lao Chải có trên 70% người dân từ 35 tuổi trở lên đọc không thông, viết không thạo; phần lớn chị em phụ nữ không biết chữ và tiếng phổ thông. Thiêm nghĩ, để thuyết phục được người dân địa phương cải thiện cuộc sống, nâng cao trình độ, bản thân cô phải làm gương.
Năm 2015, bước vào tuổi 23, Thiêm quyết định thi học Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Trường học xa nhà hơn 200 km, lúc đó, con nhỏ chỉ mới 2 tháng tuổi chưa thể cai sữa, Thiêm quyết định mang con nhỏ đi theo. Thiêm trở thành sinh viên đặc biệt của lớp. Hằng ngày, Thiêm địu con lên giảng đường, một tay viết bài, một tay vỗ về con ngủ ngoan để không gây ồn ào trong lớp. Ý chí học tập của cô gái dân tộc Dao được các bạn trẻ và thầy cô rất ngưỡng mộ. Kết quả, Thiêm tốt nghiệp đại học loại Khá.
“Tôi hiện là nữ Bí thư Đoàn xã đầu tiên ở huyện Mù Cang Chải. Tôi làm việc để mọi người thấy rằng, việc gì đàn ông làm được thì phụ nữ cũng có thể làm được, đặc biệt là chị em phụ nữ dân tộc thiểu số, hãy nỗ lực vươn lên mỗi ngày để đổi thay cuộc sống của chính mình”.
Lý Thị Thiêm, Bí thư Đoàn xã Lao Chải
Theo Tiền phong
Học sinh vùng cao phấn đấu học tốt ngay từ đầu năm học
Sau lễ khai giảng, các em học sinh hai huyện vùng cao Mù Cang Chải và Trạm Tấu, Yên Bái tự tin, thi đua học tập
Sân trường mùa thu.
Một số em còn bỡ ngỡ chưa quen trường lớp.
Đa phần còn lại các em đều rất phấn khởi khi trở lại trường lớp sau kỳ nghỉ hè.
Gương mặt trẻ em vùng cao hồn hậu trong sáng vô cùng đáng yêu.
Năm học mới ai cũng kì vọng vào những kết quả tốt.
Xứng đáng với sự quan tâm của thầy cô và bố mẹ.
Đến nay, các lớp học luôn đông đủ, không thiếu vắng em nào.
Đến trường là niềm vui của các em.
Trong lớp ngoài được học tập kiến thức các em còn được cô giáo chăm lo từng chút.
Cô giáo tỉ mỉ hướng dẫn học sinh bọc sách vở.
Các lớp học ở vùng cao giờ đã khang trang hơn trước rất nhiều.
Những căn phòng ngăn nắp ấm cúng của học sinh bán trú vùng cao Yên Bái.
Đồ dùng cá nhân của các em học sinh được sắp xếp gọn gàng.
Học sinh vùng cao quyết tâm trong năm học mới.
...phấn đấu đạt được những kết quả cao nhất.
..trong học tập và rèn luyện./.
Theo Đinh Tuấn/VOV-Tây Bắc
Bị cụt tay bẩm sinh, cô học trò lớp 10 dùng chân để viết vẫn xuất sắc đứng nhất lớp Một cô học trò nhỏ đã vươn lên phía trước dù bị cụt tay bẩm sinh. Vậy tại sao chúng ta lại để nỗi sợ của chính mình ngăn cản ta thực hiện thứ mình khao khát chứ? Từ khi còn bé, mẹ của Devika đã đặt bút chì vào ngón chân của cô để tập viết, vì cô được sinh ra mà...