Nghị lực phi thường của nữ bác sĩ xinh đẹp gốc Việt từng lên báo Úc
Mẹ mất từ năm 10 tuổi, Lily một mình sang Úc học tập sau khi tốt nghiệp cấp 3. Biết bố không thể trả phí học bác sĩ dạng học sinh quốc tế cho mình theo đuổi đam mê, Lily Vũ đã tự nỗ lực, tìm con đường riêng để lấy quốc tịch Úc và trở thành bác sĩ ở Melbourne.
Cô gái gốc Việt xinh đẹp mới đây cũng vừa lọt vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu quốc gia Úc năm 2019.
Giấc mơ ngành Y và khoản phí khổng lồ
Câu chuyện truyền cảm hứng của Lily Vũ (sinh năm 1992) được Đài SBS Australia đăng tải như một tấm gương về người trẻ quốc tế nỗ lực đạt được ước mơ, mục tiêu của mình ở xứ sở chuột túi.
Lily Vũ, tên khai sinh là Vũ Nguyễn Lan Chi. Lily là tên ở nhà gia đình gọi cô từ bé. Từ khi sang Úc, mọi người đều gọi Lily nên cô đổi tên chính thức thành Lily Chi Vũ trên hộ chiếu Úc.
“Mẹ mình bị ốm khoảng 6 tháng, sau đó gia đình đưa mẹ sang Singapore để chữa trị nhưng rồi… mẹ không qua khỏi”, Lily tâm sự.
Cô muốn học bác sĩ để chữa bệnh cho các bệnh nhân như mẹ mình, có thể chăm sóc sức khoẻ cho gia đình và giúp đỡ cộng đồng.
Mẹ mất sớm vì bệnh là một trong những lý do khiến Lily ấp ủ giấc mơ trở thành bác sĩ.
Lily bắt đầu đi du học Úc năm 15 tuổi. Sau khi học xong cấp 3, cô học ngành Bachelor of Biomedicine (Cử nhân y sinh) ở Đại học Melbourne. Đây trường số 1 nước Úc và đứng thứ 14 thế giới về khoa học và y khoa.
Ở Đại học Melbourne, bạn không thể học thẳng y khoa từ lớp 12 mà phải học Bachelor of biomedicine hoặc Bachelor of science (Cử nhân y sinh hoặc cử nhân khoa học) xong rồi thi vào và học tiếp 4 năm Bác sĩ y khoa (Doctor of Medicine – MD).
Với con đường đó, Lily phải đối mặt với khoản học phí khổng lồ lên tới 450.000 đô la Úc (AUD) cho giấc mơ ngành y. Đây là khoản tiền quá đắt đỏ và quá sức đối với gia đình Lily.
Tuy nhiên, khó khăn không làm cô gái trẻ từ bỏ ước mơ. Lily quyết đinh chọn một hướng đi khác để vẫn có thể vừa theo đuổi ước mơ vừa không làm gánh nặng cho gia đình.
“Mẹ mất nên chỉ có một mình bố lo chi phí học tập sinh hoạt cho cả 2 chị em mình. Đặt biệt là ba mình không thể lo được số tiền khoảng 450.000 AUD cho 4 năm học bác sĩ MD được.
Mình biết rằng, mình sẽ không bao giờ được làm bác sĩ ở Úc nếu không phải là thường trú nhân vì gia đình không đủ chi phí để cô theo học diện thông thường.
Vì thế mình cố gắng lấy được định cư Úc trước khi học bác sĩ MD, bởi nếu là học sinh bản địa, chính phủ Úc hỗ trợ tiền học và tiền sinh hoạt cho mình”, Lily kể.
Sau khi học xong Cử nhân y sinh năm 2013, Lily sang RMIT học Văn bằng tốt nghiệp giáo dục (Graduated Diploma in Education) để trở thành giáo viên cấp 3.
Video đang HOT
Nhờ thi IELTS đạt 8 và 8.5 điểm ở tất cả các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, cô gái Việt trở thành thường trú nhân của Úc theo nghề giáo viên (visa 189) mà không cần phải đi dạy.
Được nhận thường trú nhân Úc vào năm 2015, từ đây, cánh cửa chạm đến giấc mơ học ngành y rộng mở và gần hơn với cô gái Việt.
Tiếp đó, Lily dốc sức thi vào MD. Nhờ điểm học GPA cao, thi GAMSAT (Graduated Medical School Admission test) tốt và đậu phỏng vấn, cô được Đại học Melbourne nhận vào học Bác sĩ y khoa.
Vừa học, 9X Việt vừa làm nghiên cứu ở trung tâm não ở bệnh viện hoàng gia Melbourne (Melbourne Brain centre, Royal Melbourne Hospital) và bệnh viện tai mắt của bang Victoria (Royal Victoria Eyes and Ears hospital) từ năm 2013.
Ngoài ra, cô hướng dẫn sinh viên năm dưới và dạy luyện thi đại học cho nhiều học sinh cấp ba. Lily là đại diện cho bác sĩ trẻ cho hội y tế của cộng đồng người Việt ở bang Victoria (Australian Vietnamese Health Professionals).
Lily đã hoàn thành 6 dự án. 3 trong 6 dự án đã được đăng tải trên báo khoa học uy tín và cô là tác giả chính.
Cô trở thành công dân Úc hai năm sau đó, vào lúc đang học năm thứ ba chuyên ngành y khoa. Lily có quốc tịch Úc tháng 1/2017 vào đúng ngày Quốc khánh Úc và tốt nghiệp MD tháng 12/2018. Hiện nay, cô đang làm bác sĩ ở thành phố Melbourne, Úc.
Lily (giữa) rạng rỡ trong ngày tốt nghiệp bác sĩ Doctor of Medicine MD.
Tự tin, sống hết mình và kiên trì
“Vì học y dạng học sinh bản xứ, mình được đảm bảo 100% có việc làm. Nhờ kết quả học tập và nghiên cứu tốt, mình được bệnh viện ở Melbourne nhận, không phải đi vùng sâu vùng xa”, Lily cho hay.
Bệnh viện nằm ở khu vực tập trung đông người châu Á và cách trung tâm khoảng 20 phút lái xe. Lily được sự hỗ trợ rất nhiệt tình của các bác sĩ, y tá và nhân viên xung quanh.
Những ngày đầu gặp nhiều khó khăn, tuy vậy, sau 3 tháng đi làm, nhờ cố gắng và lắng nghe ý kiến đóng góp, Lily đã học được nhiều kiến thức, hiểu bệnh nhân và quen công việc hơn.
“Nhiều di dân mới và sinh viên quốc tế ở Úc đang thực sự gặp khó khăn và tôi hy vọng rằng nếu tôi có thể làm được thì họ sẽ cảm thấy có động lực hơn để tiếp tục làm việc chăm chỉ và theo đuổi ước mơ của họ”, cô nói.
Đi một chặng dài không mệt mỏi 11 năm qua với nghị lực mạnh mẽ, cô gái xinh đẹp đã hoàn thành được một phần giấc mơ của mình – trở thành bác sĩ y khoa.
Cuối năm ngoái, Lily mở kênh Youtube để chia sẻ các biện pháp phòng ngừa sức khỏe cũng như kinh nghiệm du học ở Úc. Kênh này có các video bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt chia sẻ các dấu hiệu cảnh báo sớm về các bệnh như trầm cảm, ung thư ruột và đột quỵ.
“Mình có rất nhiều phản hồi tốt từ cộng đồng người Việt, nếu càng nhiều người biết về các dấu hiệu trầm cảm hoặc đột quỵ thì càng tốt”, Lily cho biết.
Không chỉ tài năng, cô gái gốc Việt còn xinh đẹp và có tấm lòng nhân ái. Hiện, Lily đang dự thi Hoa hậu quốc gia Úc 2019.
Thông qua cuộc thi, cô rất vui vì đã khuyên góp được nhiều tiền cho trẻ em bệnh và tàn tật. Mới đây, cô gái gốc Việt nhận kết quả đã vượt qua nhiều thí sinh và có mặt trong vòng chung kết.
Cô gái gốc Việt xinh đẹp vừa lọt vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu quốc gia Úc 2019.
Từ thực tế và kinh nghiệm bản thân, Lily cho rằng, chìa khóa quan trọng để thành công ở xứ người là tự tin vào bản thân, sống hết mình và sự kiên trì.
“Sự tự tin đã giúp mình làm được những điều mà nhiều người xunh quanh mình nghĩ là con gái không thể làm nổi.
Ngoài ra, mình luôn nhắc bản thân là mình chỉ sống một lần nên phải làm hết khả năng. Khi làm hết khả năng, cơ hội sẽ đến với bạn. Ngoài ra, bạn phải đặt ra mù tiêu cụ thể, lập kế hoạch rõ ràng và kiên trì theo đuổi kế hoạch đó”, Lily nhấn mạnh.
Cô gái gốc Việt hi vọng tiếp tục làm một bác sĩ thật tốt, tiếp thêm động lực cho các bạn trẻ thực hiện ước mơ và nâng cao kiến thức y khoa sức khỏe cho cộng đồng.
Trong tương lai, Lily còn muốn đóng góp cho tổ chức y tế thế giới WHO và giúp đỡ được nhiều bệnh nhân nghèo ở Việt Nam. Trên hết, cô muốn tiếp tục chăm sóc tốt được ông bà, bố và là niềm tự hào của gia đình.
Lệ Thu
Ảnh: NVCC
Theo Dân trí
Chọn nghề theo cảm tính?
Những năm gần đây, giới trẻ bắt đầu có xu hướng chọn các trường nghề. Tuy nhiên, để lựa chọn ngành học đại học hay nghề cao đẳng, trung cấp thì nhiều bạn lại dựa vào cảm tính mà không rõ được ngành nghề nào phù hợp với bản thân, năng lực của mình.
Nghề y tá - điều dưỡng đang ngày một hấp dẫn người học. Ảnh: T.G
Nghề tìm người, hay người tìm nghề?
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, số học sinh thực sự có hiểu biết và ngành, trường mình chọn học trong mỗi mùa tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây và hiện nay không nhiều.
Đa số thiếu hiểu biết về ngành mình chọn dẫn đến việc nhiều học sinh lựa chọn ngành học theo cảm tính mà không hiểu hết tính chất nghề nghiệp cũng như định hướng, triển vọng việc làm sau khi ra trường.
Chuyên gia tuyển sinh PGS.TS Lê Văn Thanh - Trường Đại học Mở Hà Nội, cho rằng: Trong xã hội hiện đại, nhất là khi chúng ta bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ranh giới nghề nghiệp là vô cùng biến động và luôn có những đổi thay.
Có thể nay bạn học nghề này nhưng khi ra trường lại chọn công việc khác. Sự đa dạng về loại hình công việc cũng như khả năng cung ứng tốt chất xám của người lao động khiến thị trường luôn linh hoạt trong tuyển dụng và sử dụng lao động.
Người chọn nghề hay nghề chọn người không còn là điều bất di, bất dịch mà có sự chuyển đổi hết sức linh hoạt, nhưng lại trong một khuôn mẫu chặt chẽ hướng đến chất lượng và hiệu quả cao nhất - đây là thước đo sự thành công của mỗi lao động chứ không phải là học đúng nghề ra trường làm đúng chuyên môn đào tạo.
Chưa có con số thống kê, nhưng mùa tuyển sinh 2019 này đã bắt đầu cho thấy sự dịch chuyển mạnh mẽ của các loại hình lao động, gắn liền với đó là tư duy nghề nghiệp hay nói rõ hơn là việc lựa chọn nghề của học sinh cuối cấp THPT.
Thầy Đỗ Đại Đoàn - Hiệu trưởng Trường THPT Quan Lạn (Vân Đồn, Quảng Ninh), cho biết: Những năm trước, học sinh của trường đã có sự phân hóa, nhiều em theo học để xét tuyển đại học, số còn lại thì chỉ có mục đích tốt nghiệp THPT, trong đó nhiều em hướng đến học nghề ở Nhật Bản.
Sang năm 2019, sự phân hóa ngày càng rõ hơn khi nhiều học sinh bộc lộ rõ nguyện vọng đi học nghề. Từ đầu năm đến nay, nhà trường đã tổ chức 6 buổi họp với phụ huynh học sinh để thống nhất quan điểm lựa chọn học nghề là tốt, nhưng không được chểnh mảng học tập vì học gì cũng phải đạt tốt nghiệp THPT.
Hãy nghe chuyên gia tư vấn
Thực tế cho thấy có nhiều ông bố, bà mẹ quan tâm đến việc học của con, tuy nhiên các bậc phụ huynh lại hay hướng con mình theo học một số ngành nghề theo cảm tính của riêng họ. Nhiều em tâm sự, bố mẹ kỳ vọng quá, chỉ muốn con vào trường đại học trong khi các bạn này lại muốn đi học nghề để nhanh nhanh có việc làm.
Chính những áp đặt quá đà của phụ huynh, không tính đến sở thích và năng lực của con em đã dẫn đến tình trạng các em chán nản khi phải học ở một trường do cha mẹ lựa chọn.
Thạc sĩ Lương Tuấn Long - Trưởng phòng Công tác Chính trị và Sinh viên, Trường Đại học Mở Hà Nội, cho rằng: Để lựa chọn nghề cho con một cách chính xác nhất nên dựa vào các tiêu chí: Chọn ngành nghề phải phù hợp với sở thích và năng lực của chính con em mình; Nghề cần phải được đánh giá tiềm năng phát triển với các yêu cầu về công việc, nhóm ngành đào tạo, cơ hội việc làm;
Môi trường học tập cũng là một trong các tiêu chí hết sức quan trọng vì hiện nay nhiều ngành nghề mới được mở, nhưng vấn đề là chất lượng và điều kiện đảm bảo cũng như phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.
Đặc biệt, nếu khó khăn cần tham khảo thêm từ trung tâm hướng nghiệp uy tín và tham dự các hội thảo về định hướng nghề, hội chợ việc làm để lắng nghe trực tiếp những lời khuyên của chuyên gia. Đây là cơ hội tốt để được nghe những tư vấn của các nhà trường. Tuy nhiên, cơ sở GD cũng tránh việc quảng bá hình ảnh để lấy người học.
Quá trình tư vấn và định hướng nghề cho các bạn trẻ trước ngưỡng cửa vào đời sẽ không khó, quan trọng là hiểu và nắm được tâm tư nguyện vọng của các bạn, từ đó mới đưa ra các giải pháp thích hợp, hiệu quả.
Tư vấn sao cho đúng và trúng, muốn vậy phải hiểu người được tư vấn, không nên đi trái với mong muốn của các bạn trẻ, nếu các bạn học giỏi lại tư vấn ngành học không yêu thích, đừng nói sau đó các bạn học chểnh mảng mà kể cả sau này tốt nghiệp thì chưa chắc có động lực làm việc và cống hiến.
Còn với những bạn chỉ mong học nghề, nhưng lại khuyên vào đại học như thế là làm khó cho họ vì bản thân người học không muốn, chứ chưa kể đến việc năng lực học tập phù hợp hay không. Lời khuyên của chuyên gia lúc này là: Khó khăn khi lựa chọn nghề, hãy mạnh dạn hỏi chuyên gia!
Hà An
Theo GDTĐ
Trao tặng huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" đến nam sinh lớp 9 cứu 3 học sinh khỏi đuối nước Sáng 11/4 , Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã trao huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" của Trung ương Đoàn và Giấy khen của Hội đồng Đội tỉnh Thanh Hóa cho em Vũ Văn Hùng - lớp 9A, Trường THCS Phúc Thịnh , huyện Ngọc Lặc vì đã có hành động dũng cảm cứu được 3 học sinh khỏi đuối nước. Thừa ủy quyền...