Nghị lực phi thường của chàng trai tật nguyền ở làng Chăm Hữu Đức
Thiếu sức khỏe, khó khăn trong sinh hoạt, học tập và khó có cơ hội tìm kiếm việc làm là những trở ngại mà những người khuyết tật luôn phải đối mặt.
Thế nhưng, với anh Hán Văn Thư (sinh năm 1980, người dân tộc Chăm, ở thôn Tân Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) thì lại khác.
Dù bị tật nguyền từ nhỏ, nhưng anh Thư đã bỏ qua mặc cảm, luôn kiên cường, nỗ lực vươn lên từng ngày để thoát khỏi khó khăn, vượt qua số phận, biến ước mơ, hoài bão của mình trở thành hiện thực, đó là được làm việc, được cống hiến, là tấm gương sáng của gia đình và xã hội.
Anh Hán Văn Thư in ấn tài liệu.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông con ở làng Chăm Hữu Đức, khi mới 3 tuổi, anh Hán Văn Thư bị cơn bạo bệnh hoành hành, liệt cả đôi chân. Cuộc sống và sinh hoạt của anh đều phụ thuộc vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của gia đình và người thân. Đến tuổi cắp sách đến trường, mọi đứa trẻ đều vui tươi, phấn khởi nhưng với Thư thì lại hoàn toàn khác.
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, đông anh em, bản thân bị tật nguyền nên Thư luôn mặc cảm, tự ti với chính mình. Sợ bạn bè cười chê, Thư không muốn đến trường và tự học tại nhà, chỉ mong biết được cái chữ để đọc và viết. Trải qua hơn 10 năm tuổi, sự đam mê học tập và rèn luyện đã thôi thúc Thư bỏ qua tự ti, mặc cảm, nuôi hy vọng lớn lên tự bản thân tìm được công việc làm ổn định, trở thành công dân tốt, hữu ích.
Phải đến tuổi 14, Thư được Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Hữu Đức trước đây xem xét, giúp đỡ vào học lớp 4 của trường. Mặc dù đôi chân tật nguyền nhưng sự chịu khó và ham muốn học tập đã giúp Thư hơn hẳn bè bạn cùng học, luôn được thầy cô quý mến. Những năm sau đó, Thư thi đỗ vào cấp III và được xét học tại Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh.
Sau khi tốt nghiệp Trung học, năm 2005, Thư tiếp tục theo học lớp Trung cấp Hành chính – Pháp lý tại tỉnh Quảng Nam. Khi ra trường, anh trở về địa phương tìm việc làm phù hợp, thuận tiện sinh hoạt cùng gia đình. Dù vậy, mãi hơn 5 năm tìm việc, anh mới được Ủy ban nhân dân xã Phước Hữu tuyển vào làm tại Văn phòng Ủy ban xã. Ngoài công việc văn phòng, anh còn phụ trách trực máy phát sóng FM, làm phát thanh viên trạm truyền thanh xã, làm cộng tác viên cho trang thông tin điện tử của UBND huyện Ninh Phước; đồng thời làm luôn thợ sửa chữa thiết bị máy móc của xã bị hư hỏng nhỏ.
Năm 2012, anh Thư bén duyên cùng chị Đổng Thị Hương Giang (sinh năm 1985, người cùng quê). Thoạt đầu, đôi chân tật nguyền đã làm mối tình đẹp của anh bị cách trở bởi sự ngăn cấm của gia đình chị Giang. Tuy vậy, trải qua thời gian cùng với sự nhìn nhận tích cực về nỗ lực của anh, gia đình chị Giang đã chấp thuận cho hai người xây dựng hạnh phúc với nhau.
Video đang HOT
Chị Đổng Thị Hương Giang chia sẻ: “Thấy anh Thư tật nguyền nhưng hiền hậu, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống nên em rất thương. Dẫu gia đình ngăn cấm nhưng em vẫn vượt qua rào cản, định kiến về sống bên anh để chia sẻ, động viên an ủi, cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình, tìm hạnh phúc cuộc sống. Đến với nhau từ năm 2012, nay vợ chồng em có con gái đang học lớp một tại Trường Tiểu học Tân Đức”.
Anh Hán Văn Thư tại UBND xã Phước Hữu.
Chịu thương, chịu khó làm ăn, năm 2017, nhờ đồng vốn tích góp và được gia đình hai bên hỗ trợ, vợ chồng anh Thư đã xây dựng ngôi nhà nhỏ để sinh hoạt. Dù khó khăn đi lại nhưng anh Thư luôn chia sẻ với người vợ của mình, thức sớm chở con trên xe máy 3 bánh tự chế để đi học, giúp vợ có thời gian sắp xếp, tranh thủ đi hơn 10 cây số vào thành phố Phan Rang – Tháp Chàm làm việc.
Anh Thư chia sẻ: “Bản thân mình tuy còn khó khăn nhưng vẫn hơn nhiều so với hoàn cảnh của bao người khuyết tật khác, bởi mình có việc làm, có nguồn thu nhập ổn định từ đồng lương, từ trợ cấp của Nhà nước, được bạn bè, đồng nghiệp, người thân an ủi giúp đỡ. Mong muốn của mình là tiếp tục học nâng cao trình độ, lấy bằng đại học, được vào công chức, làm việc lâu dài, ổn định”.
Anh Trần Như Huy, cán bộ văn phòng – thống kê của xã Phước Hữu chia sẻ: “Anh Thư là người rất vui tính, luôn cởi mở, hòa đồng và rất tận tụy trong công việc. Tuy bị tật nguyền, nguồn thu nhập ít ỏi nhưng anh không nản lòng, làm việc đúng giờ, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phước Hữu, bà Hứa Thị Ngọc Du cho biết: “Dựa vào trình độ chuyên môn, sức khỏe của anh Thư, chúng tôi bố trí anh phụ trách công tác văn thư, quản lý trang thiết bị phục vụ lĩnh vực công nghệ thông tin, quản lý Trạm truyền thanh của xã. Những công việc được UBND xã giao, anh luôn làm tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Anh Thư rất tự tin và cầu thị, có tinh thần học hỏi và luôn giúp đỡ các anh chị em cán bộ trong xã giải quyết công việc có liên quan đến văn bản pháp lý, công nghệ thông tin… Ngoài ra, đối với gia đình, anh Thư là người chồng mẫu mực, yêu thương vợ con”.
Cuộc sống, công việc còn nhiều bộn bề phía trước, đầy gian nan thử thách và vô vàn khó khăn đối với người khuyết tật nói chung. Với anh Thư, bị liệt đôi chân và mọi chuyển động đều dùng đôi tay lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, bằng nghị lực của mình, anh Thư đã mang lại sự tự tin cho biết bao người có số phận như anh để bỏ qua những mặc cảm và nỗ lực vượt qua, thực sự là người “tàn nhưng không phế”, không phải là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Ninh Thuận: Lạ, trồng nho cây thấp tè đã ra trái quá trời, ông nông dân tay ngang này làm ra không đủ bán
Nhận thấy mô hình trồng nho cảnh trong chậu đem lại hiệu quả kinh tế cao, anh Lê Ngọc Cường, Giám đốc Hợp tác xã A8 (HTX A8), xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đã mạnh dạn đầu tư.
Đến nay, trang trại nho cảnh của HTXA8 được xem là mô hình trồng nho điển hình nhất tại địa phương.
Những ngày cuối năm, chúng tôi ghé thăm vườn nho cảnh của HTXA8, thấy được sự tỉ mỉ của anh Lê Ngọc Cường, xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang uốn nắn những cành nho để tạo dáng cho cây.
Được khen chịu khó anh Cường cười nói: Làm cây nho cảnh là cứ phải canh đúng thời điểm uốn tạo dáng để cây vừa đẹp mà vẫn ra được nhiều trái.
Vườn nho cảnh của Hợp tác xã A8-HTXA8 ở xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận).
Là người làm trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, trong một lần tình cờ anh Cường thử trồng nho trong một chậu cảnh bỏ không của gia đình, nhận thấy cây nho phát triển tốt anh nảy ra ý tưởng trồng nho cảnh bán.
Nghĩ là làm, anh bắt đầu tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc nho trong chậu. Sau thời gian mày mò, thử nghiệm và tích lũy kinh nghiệm, cuối cùng anh Cường cũng đã thành công, các cây nho bắt đầu phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, cho trái nhiều và đẹp.
Đến năm 2017, anh đã đưa ra thị trường những chậu nho cảnh đầu tiên và được nhiều khách hàng đón nhận. Lượng khách ngày một tăng lên, yêu cầu cũng ngày càng khó hơn.
Để tăng tính cạnh tranh cho cây nho cảnh và tạo được thương hiệu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tháng 3-2019, HTXA8 được thành lập, do anh Lê Ngọc Cường làm Giám đốc.
Hiện vườn nho cảnh của HTXA8 có hơn 2.000 gốc nho kiểng với nhiều giống nho khác nhau như: Nho đỏ (Red Cardinal), nho NH01-152 được ghép trên gốc nho dại nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tăng sức thu hút đối với khách hàng.
Cây nho được tạo dáng phong thủy theo khung giá đỡ, theo anh Cường thì mọi năm làm giá đỡ hình tròn, nhưng năm nay anh đổi tạo dáng theo biểu tượng của Ninh Thuận là tấm pin năng lượng mặt trời.
Tùy theo năm tuổi, mỗi cây nho cảnh cho sản lượng quả khác nhau, để có một chậu nho đẹp thì ngay từ khi cây phát triển cứng cáp sẽ được đưa vào chậu trồng, tạo dáng, nẹp bằng thanh inox, tiến hành cắt cành, bón phân, tưới nước...
Sau khoảng 2 tháng chăm sóc kể từ lúc cắt cành thì cây nho ra hoa, đậu quả.
Anh Lê Ngọc Cường, Giám đốc Hợp tác xã A8 bên vườn nho cảnh của mình tại xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Giá mỗi chậu cây nho kiểng dao động từ 500.000 đồng đến 5 triệu đồng. Những gốc nho lâu năm và có thế đẹp thường được khách đặt hàng từ trước và giá có thể cao hơn.
Chỉ tính riêng năm 2019, trừ chi phí thì HTXA8 thu về hơn 1 tỷ đồng, tạo việc làm cho 12 lao động tại địa phương với thu nhập bình quân từ 4 - 5 triệu đồng/tháng.
Chia sẻ với chúng tôi về khó khăn khi làm nho cảnh, anh Lê Ngọc Cường, Giám đốc HTXA8 cho biết: Trồng chậu nên quy trình chăm sóc cây nho khó hơn mà khó nhất là giai đoạn tạo ra trái do sức đề kháng của cây trong chậu yếu hơn, nên phải có mái che bảo vệ bông nho và làm sao để trái ra đúng dịp tết.
Đối với cây nho trồng ngoài đất thì 1 năm thu hoạch 3 vụ nhưng nho cảnh trong chậu thì một năm mới cho quả. Nhưng bù lại, nho cảnh chỉ cần dùng phân hữu cơ, không dùng thuốc hóa học nên đỡ tiền phân thuốc, giảm chi phí đầu tư gấp 4-6 lần so với trồng bình thường, mang lại giá trị kinh tế cao.
Hiện nay, HTXA8 phân phối cây nho cảnh cho hơn 30 tỉnh, thành phố và sẽ mở rộng hơn đến tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Ông Huỳnh Ngọc Du, Chủ tịch UBND xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) nhận xét: Trên địa bàn xã, mô hình trồng nho cảnh trong chậu của anh Cường hoạt động rất tốt. Được biết HTX A8 đang xây dựng mô hình Làng nho du lịch sinh thái trải nghiệm Phước Khánh (huyện Ninh Phước) và sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay, với tổng diện tích 53ha.
Ninh Thuận: Tranh tài "Trạng nguyên nhỏ tuổi" năm 2020 Ngày 23/10, tại Nhà thi đấu đa năng trường THPT Phạm Văn Đồng (xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước), huyện Đoàn Ninh Phước phối hợp Nhà Thiếu nhi tỉnh Ninh Thuận tổ chức Cuộc thi "Trạng nguyên nhỏ tuổi" năm 2020. Các thí sinh tranh tài tại cuộc thi "Trạng nguyên nhỏ tuổi" sáng 23/10. (Ảnh: Duy Quan). Tham dự cuộc thi có...