Nghị lực phi thường của chàng thủ khoa câm điếc

Theo dõi VGT trên

Đoàn Phạm Khiêm, thủ khoa đầu vào khoa Hội họa Trường đại học Mỹ thuật TPHCM năm 2009 là thí sinh câm điếc duy nhất tại Việt Nam trúng tuyển vào một trường đại học chính quy.

Khu tập thể của Fafilm Việt Nam (số 112 Lê Thánh Tôn, Q.1, TPHCM) có một gia đình đặc biệt. Gia đình chỉ có 2 người và chẳng bao giờ có tiếng nói chuyện. Căn nhà tập thể chật chội được thuê lại với giá “hữu nghị” đó là của mẹ con Đoàn Phạm Khiêm.

Vượt lên nghịch cảnh

Đoàn Phạm Khiêm, sinh năm 1982, ra đời như bao đ.ứa t.rẻ bình thường khác. Khiêm bụ bẫm, thông minh và được mẹ tập cho nói: “ba, mẹ, bà, đi về…” từ rất sớm và khả năng nghe của anh cũng phát triển bình thường.

Nghị lực phi thường của chàng thủ khoa câm điếc - Hình 1

Đọc sách là sở thích của Khiêm lúc rảnh rỗi.

Bà Phạm Cao Phương Thảo, mẹ Khiêm kể lại: Năm lên 1 t.uổi, Khiêm bị tiêu chảy nặng và chữa chạy không kịp. Trong bệnh viện vào thời điểm đó có 2 đ.ứa t.rẻ nữa cùng bị như Khiêm và đều đã c.hết. Riêng với Khiêm, ảnh hưởng của kháng sinh đã khiến cậu bị điếc đặc từ đó. Không còn khả năng nghe, do đó cũng không thể bắt chước để phát âm giọng nói, Khiêm bị câm điếc luôn.

Sau 8 năm chữa trị, tất cả hi vọng chạy chữa cho Khiêm đều trở thành vô vọng. Cha mẹ li dị từ năm 1990, Khiêm về sống với mẹ. Ngoài giờ làm việc, bà Thảo phải xin cơ quan cho làm bảo vệ đêm, đi đóng giày, bán báo… để có t.iền chữa bệnh cho Khiêm và nuôi sống gia đình. Rồi đột ngột, bà bị bệnh nan y, chút tài sản cuối cùng của gia đình cũng đội nón ra đi trong nỗi đau khổ cùng cực của 2 mẹ con.

Video đang HOT

20 năm nay, hai mẹ con gắng sức tự nuôi nhau. Năm 8 t.uổi, Khiêm vào học trường Khiếm thính Hy Vọng tại TPHCM. Ở Việt Nam mới chỉ có trường tiểu học dành cho người khiếm thính và chương trình học cấp 2 (không có trường dạy cấp 2 cho người khiếm thính), nên Khiêm chỉ có hi vọng được học tới lớp 9. Khác với chương trình học của người bình thường, chương trình học của người khiếm thính kéo dài một năm rưỡi đến hai năm mới xong một lớp. Do đó, đến tận năm 2000, Khiêm mới học hết lớp 7, với bảy năm là học sinh xuất sắc. Một cơ hội mở ra khi Đại học Gallaudet (một đại học của Mỹ dành cho người câm điếc) dành cho Khiêm học bổng đi học tại Đồng Nai. Sáu năm sau, Khiêm đã hoàn thành chương trình học tại đây, đạt chứng chỉ giảng dạy Ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam (ngôn ngữ dành cho người câm điếc Việt Nam). Khiêm được mời làm giảng viên dạy Ngôn ngữ kí hiệu cho Khoa Văn hóa nghiên cứu Ngôn ngữ của người câm điếc trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai. Khiêm còn góp phần vào việc biên soạn Bộ từ điển Ngôn ngữ kí hiệu dành cho người câm điếc Việt Nam.

Nghị lực phi thường của chàng thủ khoa câm điếc - Hình 2

Đoàn Phạm Khiêm (áo sọc) đang giảng dạy Ngôn ngữ kí hiệu cho người câm điếc tại CLB Khiếm thính TPHCM.

Hoàn thành chương trình học ở Gallaudet, Khiêm quyết định thi đại học. Sau một năm đầu thi trượt trường Kiến trúc, Khiêm đầu tư đi luyện thi vẽ để thi vào Khoa Hội họa trường Đại học Mỹ thuật TPHCM. Đối với người bình thường, việc đạt được kết quả tốt trong học tập, thi cử đã là khó, huống chi Khiêm là một người câm điếc. Vậy mà, Khiêm đã xuất sắc trúng tuyển đầu vào của Khoa Hội họa với 29,5 điểm (kể cả điểm ưu tiên là 31,5 điểm) với điểm số môn vẽ là 8 điểm, trở thành một trong số thủ khoa kì thi tuyển sinh năm 2009 của Khoa Hội họa.

Người mẹ sống bằng ước mơ của con

Khiêm vừa trải qua năm đại học đầu tiên với rất nhiều khó khăn nhưng kết quả thì khá tốt. Ngoài việc tham gia giảng dạy miễn phí Ngôn ngữ kí hiệu cho Câu lạc bộ Khiếm thính TPHCM, Khiêm còn tranh thủ đi làm thêm và học tiếng Anh. Đi đâu, Khiêm cũng đưa mẹ đi cùng. Gặp chúng tôi, bà Thảo nhớ về cuộc hành trình gian khó gần 30 năm qua trong nước mắt: Ngay từ nhỏ, Khiêm đi đến đâu cũng chỉ được gọi bằng cái tên “thằng câm”. Trái tim của người mẹ như tan nát trong nỗi bất hạnh của con. Căn bệnh nan y không chỉ lấy đi hết tài sản gia đình mà còn khiến bà trở nên bi quan, có những thời điểm bà bị bệnh tâm thần trong nỗi lo sợ phập phồng khi mình c.hết đi, con mình sẽ bị bỏ rơi, bị k.hinh r.ẻ.

Ngay từ ngày Khiêm còn rất nhỏ, bà Thảo đã theo sát để giúp con hòa nhập cuộc sống. Bà cùng con đi học, đi giao lưu, đi dạy Ngôn ngữ kí hiệu cho người câm điếc… Bà kể: Từ nhỏ, Khiêm đã bộc lộ năng khiếu hội họa khi tự mình trang trí tất cả các báo tường trong trường học và có khiếu diễn kịch câm rất hay. Khiêm rất sáng tạo khi mượn máy quay phim và nhờ bạn bè diễn kịch bằng ngôn ngữ kí hiệu để ghi hình lại thành giáo trình dạy Ngôn ngữ kí hiệu.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Dương Phương Hạnh, Chủ tịch Câu lạc bộ Khiếm thính TPHCM chia sẻ: Khiêm là một trường hợp rất đặc biệt của người câm điếc, bằng nỗ lực của mình, em đã vượt qua hoàn cảnh để vào được đại học. Khiêm sử dụng ngôn ngữ kí hiệu rất xuất sắc và có khiếu làm giáo viên, chỉ tiếc rằng vì câm điếc nên việc học đại học của Khiêm sẽ rất hạn chế khi các môn lý luận, Khiêm không thể nghe thấy thầy cô giảng mà phải tự mày mò, nghiên cứu.

Chia sẻ với chúng tôi qua những trang giấy, khả năng ngôn ngữ viết rất hạn chế nhưng nét bút cứng cỏi và rất tài hoa, Khiêm cho biết: “Khiêm thương mẹ lắm, muốn học thật giỏi, làm được thật nhiều việc tốt cho mẹ vui. Mơ ước lớn nhất của Khiêm là được nhận học bổng du học về ngành Hội họa cho người câm điếc ở Mỹ, sau đó về mở trường dành cho người câm điếc miễn phí ở Việt Nam. Còn bây giờ, Khiêm chỉ muốn có một chiếc máy tính xách tay để gắn vào máy chiếu, chiếu các đoạn phim trong giáo trình ngôn ngữ kí hiệu của Khiêm để dạy các bạn câm điếc”.

Nhìn vào căn hộ chật hẹp, nóng nực, không có gì đáng giá của hai mẹ con Khiêm đang ở, chúng tôi bất chợt ái ngại cho những mơ ước của anh sinh viên câm điếc. Nhưng chúng tôi tin rằng: với nghị lực của mình, Khiêm sẽ làm được nhiều điều thần kì hơn nữa, mang lại thêm những thanh âm tốt đẹp cho cuộc sống này.

Theo Công An TPHCM

Phi thường: cậu bạn trải chiếu viết bằng chân ở góc lớp

Bạn Vi Văn Đại, 14 t.uổi, học sinh trường THCS Thiện Ky - bị liệt toàn thân song bằng nghị lực phi thường đã trở thành học sinh xuất sắc. Câu chuyện về bạn Đại đã khiến chúng tôi rất tò mò.

Nước mắt đàn ông...

Phi thường: cậu bạn trải chiếu viết bằng chân ở góc lớp - Hình 1

Hình ảnh của em Đại, luôn khiến nhiều người phải nể phục.

Bà Tiếng, hàng xóm của Đại cho biết: "Thằng bé vừa được bạn cõng đi chơi đấy. Nó liệt cả người, ngồi còn khó nhưng học giỏi lắm. Nó viết bằng chân, vậy mà năm nào cũng được khen thưởng. Trẻ con hàng xóm vẫn hay sang nhờ Đại giảng bài giúp. Thế mà lúc mới sinh, người ta cứ bảo nó là "ma"!". Giọng đầy thương cảm, bà kể: "Thằng cu Đại sống với bố và bà nội từ nhỏ. Mẹ nó bỏ đi từ khi nó mới sinh ra".

Nhà Đại đơn sơ, nhỏ bé bên sườn núi như bao gia đình khác ở vùng rừng núi này. 14 năm trước, ở vùng này, khi người phụ n.ữ s.inh ra con bị khuyết tật... thường bị nguyền rủa là ma ám. Luật bất thành văn là phải đem đ.ứa t.rẻ bỏ vào rừng, hoặc bỏ trôi suối, thậm chí c.hôn s.ống để khỏi ảnh hưởng đến dân bản, dân làng. Thương con, cha Đại đã bất chấp tất cả...

Nghẹn ngào, cha Đại kể: "Đại sinh ra đã bị liệt, ngồi không vững, chân, tay co quắp... tội lắm. Cứ đi làm thì thôi, về đến nhà, nhìn thấy con là nước mắt cứ trào ra. Vì không chịu được cảnh con như thế, sau khi sinh con được 35 ngày, vợ tôi bỏ đi. Mỗi lần con khóc, nước mắt tôi chảy ngược vào trong, đau ở tim. Gia cảnh khó khăn, nhiều lần con khát sữa đòi bú, tôi chẳng biết làm gì ngoài việc lấy ngô xay ra pha với nước cho con bú thay sữa. Thế rồi, bố con lần hồi nuôi nhau cùng với sự trợ giúp của bà nội của Đại... Năm 2 t.uổi, Đại mới nói được từ "Bố", tôi mừng hơn cả bắt được vàng".

Khi 6 t.uổi, thấy các bạn đi học, Đại nằng nặc đòibố cho đến trường. Lúc đầu, cha Đại chỉ hi vọng con mình đến trường được chơi cùng bạn bè cho vui thôi, sau thấy con đi học về, miệt mài lấy phấn, kẹp vào chân viết, viết, ông vui lắm và động viên con chịu khó tập. Vì không tự đi lại được nên cha Đại phải đưa cậu đến trường. Về sau, những lúc cha bận, bạn cùng lớp thường đến nhà giúp cõng Đại đến trường.

Học sinh xuất sắc

Nói về cậu học trò đặc biệt của mình, cô giáo Nguyễn Thị Hợp, người đã theo Đại từ những ngày đầu của cấp 2, nghẹn ngào: "Hoàn cảnh của Đại rất đáng thương. Khi Đại được phân vào lớp tôi chủ nhiệm, thực tâm tôi rất lo và sợ vì em là một học sinh khuyết tật. Nếu ở các thành phố lớn, chắc chắn em Đại và những trường hợp giống em sẽ được đến học ở những trường chuyên biệt cho học sinh khuyết tật. Thế nhưng, khi đã nhận thì cả cô và trò đều phải cố gắng hết sức...".

Hồi đầu, vì Đại không ngồi được ở bàn nên cậu được phép ngồi chiếu ở góc cuối của lớp. Đại cứ nghển cái cổ lên để nghe và nhìn một cách khó nhọc. Ngồi bệt như thế trong thời gian dài, lại viết bằng chân nên nhiều lúc Đại bị chuột rút, ngã về phía sau, giãy, đạp cái chân yếu ớt thương vô cùng. Ngón chân đôi lúc sưng, tím bầm vì kẹp bút viết nhiều quá. Thấy thế, các bạn trong lớp xin chép, viết bài hộ nhưng Đại không đồng ý. Bây giờ Đại có thể viết bằng ngón chân một cách bình thường, như người ta viết bằng tay vậy. Đại có thể viết nhanh như các bạn và viết chữ cũng rất tròn, rõ, không mất nét và được coi là đẹp. Cô Hợp kể, thấy Đại ngồi chiếu ở cuối lớp bất tiện nhiều thứ, nhà trường đã thiết kế riêng cho em một cái bàn đặc biệt, to, rộng hơn bàn học sinh và không có ghế.

Cô giáo Hợp không ngớt lời khen ngợi cậu học sinh đặc biệt của mình. Từ lớp 1 đến lớp 5 cậu luôn là học sinh giỏi. Khi học lớp 6 và lớp 7, mỗi năm Đại đều nghỉ hơn 1 tháng để đi chữa bệnh, phẫu thuật nhưng vẫn cố gắng theo học đến cùng. Kiểm tra kiến thức, bạn vẫn đạt học sinh tiên tiến.

Được tới trường với Đại là một niềm hạnh phúc lớn. Cậu bảo: "Mơ ước của mình sau này là thầy giáo dạy học sinh đặc biệt như mình. Bây giờ mình đang dùng chân để làm những công việc nho nhỏ phục vụ cho chính mình trong sinh hoạt hàng ngày để đỡ đần cho bố".

Theo ĐS&PL

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Duy Mạnh yêu cầu 1 người trả lại ban tổ chức 100 triệu: "Đã ủng hộ bà con bão lũ thì chơi cho đẹp!"
14:07:16 25/09/2024
B.é t.rai ở Ninh Bình kể lại lý do 3 anh em mất tích nhiều ngày mà không ai phát hiện
14:07:58 25/09/2024
Nathan Lee dí Kasim Hoàng Vũ, mắng cả bố mẹ ruột, người thân đòi đưa đi bóc lịch
13:29:55 25/09/2024
Lý Liên Anh sở hữu tuyệt kỹ, phẩm chất gì khiến Từ Hi Thái Hậu sủng ái không rời
14:14:51 25/09/2024
Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng được giảm 12 tháng tù
15:20:01 25/09/2024
Thiện Nhân bị gọi điện đe dọa, 'xanh chín' với CĐM, 15 phút nói lý do bỏ nhà đi
13:49:50 25/09/2024
Justin Bieber lộ phản ứng sau khi Diddy chính thức bị bắt, ba vợ hành động lạ
13:34:03 25/09/2024
Drama không ngừng: Lý Nhã Kỳ gọi thẳng tên thêm 1 nữ ca sĩ Vbiz "đâm chọt sau lưng"
15:00:31 25/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chàng rể người Bỉ yêu Việt Nam, tiết lộ điều không ngờ về món phở

Netizen

19:02:30 25/09/2024
Năm 2015, trong một lần từ Bỉ sang thăm anh trai sống ở Thái Lan, Pim Gilles Felix Pluut nhân tiện ghé Việt Nam du lịch.

Yemen: Chiến dịch tấn công của Mỹ và Anh không hiệu quả đối với lực lượng Houthi

Thế giới

19:02:14 25/09/2024
Nhằm đáp trả Houthi và bảo vệ các tuyến hàng hải thương mại ở vùng biển này, Mỹ và Anh đã phát động Chiến dịch Bảo vệ Thinh vượng hồi cuối năm ngoái.

Giải mã kiểu váy bí ngô độc đáo được Hoa hậu Thùy Tiên yêu thích

Phong cách sao

18:05:59 25/09/2024
Dáng váy bồng xòe to như quả bí ngô được dàn mỹ nhân Việt ưa chuộng. Thiết kế này giúp phái đẹp tăng vẻ trẻ trung, nữ tính.

Phát hiện "hòn ngọc ẩn" của biển miền Bắc cách Hà Nội 200km, chuyên trang nước ngoài hết lời khen ngợi

Du lịch

18:05:19 25/09/2024
Với vẻ đẹp hoang sơ, cảnh vật tự nhiên, hùng vĩ, hòn đảo trong những năm gần đây đã trở thành điểm đến được đông đảo du khách yêu thích.

HOT: Nàng hậu Vbiz sắp cưới, chú rể không phải người bị "ném đá" bấy lâu nay!

Sao việt

17:51:03 25/09/2024
Sau khi phải tạm gác ước mơ chinh chiến quốc tế, đã đến lúc cô T quyết định viết một ước mơ khác, chính là ước mơ về một mái ấm.

Vì sao 'Anh trai vượt ngàn chông gai' ngày càng giảm nhiệt?

Tv show

17:22:21 25/09/2024
Ở những chặng cuối cùng, gameshow Anh trai vượt ngàn chông gai bị nhiều khán giả chê nhàm chán và không còn sức hút như những tập đầu.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 41: Thái công khai bênh Pu trước mặt Bảo Anh

Phim việt

17:13:37 25/09/2024
Khi gặp Thái đang nói chuyện với Pu, Bảo Anh rất bực bội. Một lần nữa, cô lại thể hiện vai trò của mình trước mặt Pu. Nhưng đáng tiếc, cô đã bị Thái cản lại.

Lý do khiến Rosé (BLACKPINK) gầy gò đến mức báo động

Sao châu á

17:06:08 25/09/2024
Rosé đam mê ăn uống, rất thích món phở Việt Nam, cơm... nhưng khó tăng cân do cơ địa. Ngay từ khi mới ra mắt, cô đã sở hữu thân hình mình hạc xương mai .

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 3 món ngon miệng, đủ chất

Ẩm thực

16:55:37 25/09/2024
Bữa tối 3 món ngon miệng, đủ chất. Một bữa tối không cầu kỳ nhưng giàu dinh dưỡng lại ngon miệng như thế này ai cũng thích.