Nghị lực phi thường của chàng sinh viên tí hon nhất Việt Nam
Cao 1m, nặng 18kg, Lê Hải Trung, sinh viên khoa Tin học, trường ĐHKH Huế được coi là sinh viên tí hon nhất Việt Nam. Phía sau thân hình “tí hon” của Trung là câu chuyện về một nghị lực phi thường.
Tuổi thơ của Trung là chuỗi ngày nhiều nước mắt ở miền quê nghèo Lộc An, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế. Ra đời khỏe mạnh nhưng năm 2 tuổi, một lần bố mẹ bất cẩn nên Trung bị ngã vào nồi nước sôi, khiến toàn thân bỏng nặng. Gia đình đã đưa Trung đi chữa trị ở hầu khắp các bệnh viện lớn mới giữ được tính mạng.
Sinh viên “tí hon” nhất Việt Nam Lê Hải Trung.
Tuy nhiên, cơ thể Trung phát triển rất chậm và sức khỏe thì rất yếu. Vì vậy mà đến năm lên 6 tuổi, khi thấy những đứa trẻ cùng làng đến trường, Trung đòi đi học thì bố mẹ khóc nức nở vì ái ngại cho đứa con tội nghiệp.
Nhưng khác với dự đoán của gia đình, mặc dù thiếu thốn đủ thứ nhưng Trung chăm học và học giỏi, đặc biệt là các môn tự nhiên. Từ lớp 1 đến lớp 12, Trung luôn là học sinh khá giỏi, được bạn bè và thầy cô mến phục. Kỳ thi đại học năm 2010, Trung thi đậu vào khoa Tin học Trường ĐHKH Huế và Cao đẳng Công nghiệp Huế với số điểm khá cao.
Video đang HOT
Trung quyết định chọn Trường ĐHKH Huế để theo học. Ngày Trung đến trường làm thủ tục nhập học, sinh viên và giảng viên trong trường ngỡ ngàng trước ngoại hình đặc biệt của cậu sinh viên này.
Ước mơ trở thành chuyên gia
Với thân hình tí hon, sức khỏe yếu, việc học của Trung cũng gặp rất nhiều khó khăn. Mỗi ngày ở giảng đường là một lần thử thách sức chịu đựng đối với Trung. Chiều cao quá khiêm tốn trong khi bàn học lại cao nên suốt buổi học Trung phải đứng mới chép được bài giảng. Nhiều khi đôi chân yếu ớt bị tê buốt vì mỏi khiến Trung có cảm giác như không còn chịu đựng nổi.
“Những lúc đó em lại nghĩ đến hình ảnh bố mẹ tảo tần ở quê mà tự nhủ bản thân không được gục ngã”- Trung kể. Nghị lực phi thường đó đã giúp Trung đạt được nhiều thành tích ấn tượng, xây dựng được “thương hiệu” mang tên “Trung tí hon” trong học kỳ đầu tiên ở giảng đường đại học.
Nói về dự định, Trung cho biết sẽ học thật tốt trong 4 năm đại học để khi ra trường trở thành một chuyên gia phần mềm, chuyên gia lập trình giỏi để kiếm được việc làm phù hợp. Khi điều kiện cho phép, Trung sẽ mở một cơ sở sản xuất phần mềm và tạo việc làm cho những phận đời thiếu may mắn.
Theo Dân Việt
Liên kết đào tạo chui
Lợi dụng lúc thí sinh không trúng tuyển ĐH, CĐ đang cần chỗ học, Viện Khoa học Phát triển nhân lực Quốc tế - Sài Gòn và Viện Quản trị Doanh nghiệp tổ chức đào tạo chui nhằm trục lợi.
Đã đóng 2.000 USD học phí nhưng nghi ngờ Viện Quản trị Doanh nghiệp không có chức năng tổ chức đào tạo, cấp bằng, bà Nguyễn Kim Thủy, mẹ của em Quan Kim Thoa từ Vĩnh Long, đến cơ quan Bộ GD-ĐT để tìm hiểu. Tại đây, bà Thủy được thanh tra bộ cho biết: Viện không có chức năng đào tạo cũng như liên kết đào tạo các trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên.
"Nổ" như bom !
Quan Kim Thoa, quê Vĩnh Long, "sinh viên" của Viện Quản trị Doanh nghiệp, cho biết tháng 7 vừa qua, khi đi thi ĐH tại Trường ĐH Cần Thơ, em nhận được tờ rơi thông báo: Trường Quốc tế Mỹ Việt (AVIS) tuyển sinh đào tạo ĐH chương trình liên kết nước ngoài. Không trúng tuyển ĐH nên cuối tháng 7/2010, Thoa liên lạc với Trường AVIS được biết trường này của Viện Quản trị Doanh nghiệp . "Qua điện thoại, em được nhân viên ở đây giới thiệu trường dạy chương trình quốc tế, bằng ĐH nước ngoài có giá trị toàn cầu. Nhân viên ở đây cũng hướng dẫn em thủ tục nhập học" - Thoa kể. Bốn ngày sau khi làm thủ tục nhập học, em nhận được thông báo trúng tuyển của trường đề ngày 23/7 có đóng dấu đỏ của Trường AVIS do ông Dennis Raques, giám đốc tuyển sinh, ký.
"Sinh viên" Trường AVIS phản ánh vụ việc ở cơ quan Bộ GD-ĐT tại TP HCM
Tương tự, Lê Thị Bích Liên, quê Vũng Tàu, cũng nộp hồ sơ vào Trường AVIS. Bốn ngày sau, em nhận được thông báo trúng tuyển ngành tài chính - ngân hàng.
Rất nhiều thí sinh nộp hồ sơ nhập học đã được Trường AVIS thông báo trình độ đào tạo là ĐH, thời gian học 3 năm rưỡi, học phí có thể đóng làm 3 lần/năm, mỗi lần đóng 800 USD, nếu đóng một lần thì 2.000 USD. Các em cũng được biết Trường AVIS là của Viện Quản trị Doanh nghiệp, địa chỉ: 36 đường A4, khu K300, phường 12, quận Tân Bình - TP HCM.
Mập mờ ngay từ tên gọi
Còn Viện Khoa học Phát triển nhân lực Quốc tế - Sài Gòn phát thông báo trúng tuyển cho thí sinh ngay tại văn phòng tuyển sinh, cơ quan Bộ GD-ĐT tại TP HCM. Thủ đoạn này đã tạo được niềm tin tuyệt đối của người học. Thông báo có đầy đủ thông tin từ ngành nghề đào tạo, học phí 4.999.000 đồng/học kỳ... đã được Viện trưởng Dương Hồng Thủy ký tên và đóng dấu, người học chỉ cần điền thông tin cá nhân là đủ.
Nếu nhìn thật kỹ logo trên góc trái tờ thông báo trúng tuyển thì biết đó là Trường Cao đẳng (CĐ) Kỹ thuật - Công nghiệp Quảng Ngãi. Tuy nhiên, tờ thông báo không ghi đầy đủ tên trường mà chỉ ghi: Trường CĐ Kỹ thuật - Công nghiệp (không một dòng địa chỉ). Ngay dưới tên trường này là Viện Khoa học Phát triển nhân lực Quốc tế - Sài Gòn kèm dòng địa chỉ: 179 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3 - TP HCM. Điều này dễ dẫn đến cách hiểu rằng viện này thuộc trường CĐ nêu trên.
Ngày 26/8, chúng tôi đến Viện Khoa học Phát triển nhân lực Quốc tế - Sài Gòn để tìm hiểu vụ việc. Viện trưởng Dương Hồng Thủy, sau khi nhìn logo của trường, nói: Trường này ở Quảng Ngãi. Lý do thiếu chữ "Quảng Ngãi" được bà Thủy cho là lỗi của người đánh máy (!?). Thế nhưng, tờ thông báo trúng tuyển có ba chỗ thể hiện tên Trường CĐ Kỹ thuật - Công nghiệp Quảng Ngãi nhưng không chỗ nào thể hiện đầy đủ.
Bà Thủy cho biết Trường CĐ Kỹ thuật - Công nghiệp Quảng Ngãi là đơn vị đối tác của viện trong chương trình liên kết đào tạo dược sĩ và điều dưỡng bậc trung cấp chuyên nghiệp. Hai đơn vị đã ký hợp đồng liên kết đào tạo hồi tháng 7/2010. Tuy nhiên, tờ thông báo trúng tuyển đã được bà ký tên và đóng dấu lại không ghi rõ chương trình liên kết. Theo tìm hiểu của chúng tôi, Viện Khoa học Phát triển nhân lực Quốc tế - Sài Gòn đã tổ chức đào tạo liên kết với các trường ĐH, CĐ từ nhiều năm nay.
Đối với thông tin về Trường AVIS, trong tờ thông báo trúng tuyển, dòng trên cùng ở góc trái ghi Bộ GD- ĐT. Các dòng tiếp theo ghi Viện Quản trị Doanh nghiệp - Chi nhánh Trung tâm Giáo dục quản lý và Hợp tác quốc tế, cuối cùng, mới ghi Trường Quốc tế Mỹ Việt. Cách ghi này nhằm gây sự hiểu lầm rằng Bộ GD-ĐT là cơ quan chủ quản.
Đánh lừa thí sinh Theo quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, CĐ, ĐH, đơn vị phối hợp liên kết đào tạo bao gồm cơ sở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, CĐ, ĐH, các trung tâm giáo dục thường xuyên quận, huyện, thị xã, TP trực thuộc tỉnh trở lên. Với trình độ đào tạo CĐ, ĐH, đơn vị phối hợp đào tạo còn có thêm đối tượng là học viện. Làm việc với 14 sinh viên, các phụ huynh và đại diện Viện Quản trị Doanh nghiệp chiều 6/9, đại diện Thanh tra Bộ GD-ĐT khẳng định Viện Quản trị Doanh nghiệp đã cố ý đánh lừa thí sinh. Cán bộ này phân tích: Không có chuyện Bộ GD-ĐT quản lý viện. Viện còn lập lờ khi chỉ ghi chuyên ngành mà không ghi trình độ đào tạo. Các viện không có chức năng đào tạo và tham gia liên kết đào tạo các trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên với các trường trong nước cũng như nước ngoài.
Theo NLĐ
ĐH Đại Nam thưởng thủ khoa 15 triệu đồng Lãnh đạo nhà trường cho biết sẽ thưởng thí sinh Thủ khoa NV1 15 triệu đồng và 12 triệu đồng cho thí sinh đạt á khoa khi các em hoàn tất thủ tục nhập học. Năm nay là lần đầu tiên Trường ĐH Đại Nam tổ chức thi, kết quả sơ bộ được nhận định là tốt. Ảnh minh họa Thông tin từ...