Nghị lực phi thường của chàng sinh viên khuyết tật não
Sinh ra bi khuyêt tât nao bâm sinh nhưng với nghị lực phi thường, Phan Tich Thiên (TP.HCM) đa nỗ lực học tập và trơ thanh tân cư nhân nganh Xa hôi hoc cua Trương ĐH Văn Hiên.
Trong lê tôt nghiêp vừa qua, Phan Tich Thiên la “bông hoa” sang nhât trong hơn 1.400 tân cư nhân cua Trương ĐH Văn Hiên băt đâu “Vươn ra biên lơn” cuôc đơi.
Nu cươi rang ngơi hanh phuc cua Phan Tich Thiên khi đon nhân tâm băng cư nhân Xa hôi hoc tư nha trương
Tâm long cua cô tiêp thêm nghi lưc cho tro
Phan Tich Thiên bi khuyêt tât nao bâm sinh nên em bi động kinh cục bộ, cả tay, chân, miệng đều “không nghe lời” chính bản thân minh.
Khi còn học phổ thông, em gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát âm. Nói chuyện thông thường với bạn bè cũng khó chứ chưa kể đến việc thuyết trình hay giao tiếp với giáo viên. Học hết lớp 12, việc phát âm cũng như viết chữ của Thiện vẫn không cải thiện được nhiều.
Mọi việc đều tốn rất nhiều thời gian. Do đó, cậu học trò không dám mơ đến việc sẽ hoàn thành chương trình đại học. Tuy vây, nhờ sự động viên của cô giáo cũ, cô chủ nhiệm cũng như thầy hiệu trưởng ở trường phổ thông, Thiện quyết tâm thi đậu đại học.
Cả người quen lẫn người thân đều tin rằng, học đến đây (xong lơp 12) đã là một thành công ngoài mong đợi. Thế nhưng cậu học trò khiếm khuyết lại “quẳng” cho mọi người sự bất ngờ lẫn lo lắng. Giọng nói đứt quãng, Tích Thiện khẳng định chắc nịch: “Con phải vào đại học, không đi nhanh được như người thường, con có thể như rùa… bò đến đích”.
Năm 2015, Thiện đậu vào Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trương Đại học Văn Hiến va nhân hoc bông toan khoa cua nha trương. Sau 4 năm miêt mai cô găng hoc tâp, chang sinh viên khuyêt tật não đa chinh thưc trơ thanh cư nhân cua trường.
Chứng kiến giây phút cậu học trò “đặc biệt” khoác lên mình bộ đồ cử nhân, cô Thuy Hồng (nguyên giáo viên Trường THCS Lạc Hồng – Q.10) cho biêt: Cô cam thây hanh phuc vô cung. Du chỉ là giáo viên dạy môn phụ, mỗi tuần lên lớp một lần nhưng Thiện luôn là đứa học trò cô dành nhiều tình cảm và tâm huyết hơn cả.
” Em bất hạnh nhưng luôn cố gắng và kiên trì. Không chỉ ngoan mà còn tình cảm. Bao nhiêu năm nay, cứ đến những ngày lễ hay dịp đặc biệt, em vẫn nhắn tin, điện thoại cho thầy cô. Đó là điều hiếm thấy…Trong thâm tâm tôi luôn co niêm tin rât manh liêt vê Thiên, răng em se lam đươc điêu ma minh ươc mơ”- cô Hông xuc đông noi.
Bât ngơ găp lai cô giao cu trong ngay vui tôt nghiêp, Tich Thiên đa không câm đươc nươc măt, ôm chăt cô va oa khoc: “Cô ơi em đa lam đươc điêu ma cô tưng tin tương nơi em”.
Video đang HOT
Phan Tich Thiên xuc đông khi găp lai cô giao cu cua minh
Thiện cho biêt dù cô không còn dạy em hơn chục năm và giờ cô cũng đã về hưu nhưng bao năm qua em vẫn thường xuyên liên lạc, tâm sự với cô giáo day công nghệ của mình. ” Mỗi cột mốc thành công hay thất bại của em đều có cô bên cạnh. Tâm băng cư nhân ngay hôm nay em danh tăng cho cô như bo hoa đep nhât trong ngay vui 20/11″- Thiên noi.
Nghi lưc cua Thiên tiêp lưa cho nhiêu thê hê sinh viên Văn Hiên
Lớp xã hội học có đến gần 100 sinh viên và Thiện trải qua chương trình học tập như mọi người, không có bất kỳ sự ưu ái, châm chước nào. Khác biệt duy nhất chính là thầy cô hay bạn học, đều yêu quý em nhiều hơn một chút.
Để co thê đông hanh cung vơi cac ban, hang ngay Thiên phai cải thiện khả năng phát âm, nói và viết cua chinh minh. Ngoài việc luyện tập ở nhà, cậu sinh viên trẻ tham gia rất nhiều câu lạc bộ (CLB) tại trường, từ CLB MC đến CLB Đại sứ… Từ những cố gắng của bản thân, Thiện dần trở thành tấm gương truyền động lực cho nhiều sinh viên khác trong trường.
Thiên chia se vê nhưng cô găng cua minh răng: trước khi bắt đầu môn học mới, em thương có thói quen tìm hiểu kỹ, hỏi thăm kinh nghiệm học tập môn đó và lên mạng tìm kiếm tài liệu.
“Mỗi ngày qua đi, lòng tự trọng và sự chịu khó của Thiện làm bạn học phải ngưỡng mộ. Trải qua bốn năm kiên trì cùng nỗ lực, Phan Tích Thiện – thât sư khiến cac ban đông môn như tui em nê phuc. Với nhiều người, học cử nhân, thậm chí là tiến sĩ có thể không khó nhưng với Thiện đó là một kết quả phi thường được đánh đổi bằng cả một quá trình có mồ hôi và nước mắt”- Thuy An tân cư nhân nganh Xa hôi hoc noi.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Thủy – Trưởng bộ môn Xã hội học của trường, cho biết: “Thay vì thi thì phần kết thúc các học phần của Thiện sẽ phải làm tiểu luận thay thế. Tôi khá bất ngờ về khả năng tư duy, diễn đạt ngôn ngữ của Thiện. Nói không rõ, viết chữ và đánh máy rất chậm nhưng Thiện tư duy sân sắc, nhiều ý tưởng và trình bày vấn đề mạch lạc. Đặc biệt, em có tính kỷ luật cao, chưa bao giờ quá hạn bất cứ tiểu luận nào”.
Phan Tich Thiên bên ban be trong ngay vui tôt nghiêp
Nhìn thấy những cái ôm siết chặt, những tiếng khóc vỡ òa của cô va tro, cua nhưng đên đap sau nhưng nô lưc không biêt mêt moi cua Tich Thiên, chung tôi không câm đươc nươc măt. Mong răng, vơi niêm tin vao cuôc sông, nghi lưc bên bi se tiêp tuc la đông lưc, chăp thêm đôi canh tư tin đê em bươc chân vao đơi, hương ra biên lơn băng chinh khat vong cua ban thân.
Anh Tu
Theo GDTĐ
Câu chuyện trở thành cử nhân của cậu bé khuyết tật não
Tháng 11 năm nay là một thời điểm đặc biệt với sinh viên Phan Tích Thiện của ngành Xã hội học, Trường Đại học Văn Hiến TPHCM...
Đặc biệt bởi vì dù bị khuyết tật não từ khi được sinh ra, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng nói và hoạt động của hai tay, nhưng bằng nỗ lực vượt bậc của mình và sự tận tâm giúp đỡ của các thầy cô, Thiện không những đỗ đại học mà còn tốt nghiệp loại Khá.
Phan Tích Thiện cùng các bạn chuẩn bị cho Lễ tốt nghiệp Đại học.
Đã 4 năm trôi qua kể từ ngày nhập học, nhưng mỗi khi hỏi đến việc mình đã trúng tuyển đại học như thế nào, Phan Tích Thiện vẫn xúc động rơi nước mắt. Năm 2015, tại Phòng tuyển sinh của Đại học Văn Hiến TPHCM, Thiện đã òa khóc và khóc rất lâu khi nghe thầy giáo trả lời "Con về chuẩn bị làm thủ tục nhập học".
Đó là những giọt nước mắt vui mừng của cả một quá trình 12 năm học phổ thông mà Thiện cùng gia đình, thầy cô của mình nỗ lực, kiên nhẫn vượt qua từng bài học, từng môn học.
Khi là học sinh lớp 12, Thiện nghĩ, mình nói mãi mới được một câu, viết mãi mới được một dòng, chắc không thể tiếp tục học lên nữa. Nhưng từ thầy hiệu trưởng đến cô chủ nhiệm, cô giáo dạy Văn đều khẳng định: Thiện có thể học tiếp, miễn là trúng tuyển vào một trường đại học, chọn được ngành học phù hợp. Và chỉ có học lên cao thì Thiện mới có khả năng tìm được việc làm trong điều kiện sức khỏe như vậy.
Phan Tích Thiện (thứ 4 từ phải qua) trong một hoạt động của trường.
Từ định hướng của thầy cô ở bậc phổ thông, Thiện đã thi đậu vào ngành Xã hội học, khoa Khoa học xã hội và nhân văn của trường Đại học Văn Hiến.
Trong hồ sơ của Thiện thể hiện rõ tình trạng khuyết tật, nhưng nhà trường đã không có bất cứ sự e ngại nào khi đón em vào. Trái lại, trường sẵn sàng dành cơ hội, tạo điều kiện tối đa cho những sinh viên như Thiện.
Thạc sỹ Nguyễn Duy Hải, Trưởng khoa Khoa học xã hội và nhân văn cho biết: "Tích Thiện không phải là trường hợp đầu tiên mà trước đó cũng có nhiều sinh viên khiếm khuyết ở nhiều cấp độ khác nhau. Chủ trương của nhà trường là học tập suốt đời, tạo điều kiện cho các em có điều kiện học tập để sau này có thể tự lo cho mình và đóng góp cho xã hội. Trực tiếp về chuyên môn thì khi Thiện vào học thì trường, khoa nói trước với các thầy cô, mong thầy cô lưu tâm để ý, có cách hoặc phương pháp làm sao cho em theo kịp các bạn".
Lớp Xã hội học của Thiện có đến gần 100 sinh viên và Thiện trải qua chương trình học tập như tất cả các bạn, không nhận bất cứ sự ưu ái, nhân nhượng nào từ các giảng viên. Nhưng Thiện nhận từ các thầy cô sự tận tâm, tận lực giảng dạy.
Trưởng bộ môn Xã hội học- Thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng Thủy theo sát quá trình học tập của Thiện. Trước mỗi môn học, cô Thủy làm việc với từng giảng viên, nhất là giảng viên thỉnh giảng về tình trạng của Thiện, đề xuất cho Thiện được làm tiểu luận kết thúc môn thay vì thi như các sinh viên khác.
Cô Thủy còn là người khơi gợi các đề tài, hướng nghiên cứu cho các tiểu luận của Thiện và luôn bất ngờ về khả năng tư duy, diễn đạt ngôn ngữ của sinh viên này. Thiện nói không rõ và nhanh vì không thể điều khiển được lưỡi, miệng, Thiện viết và đánh máy rất chậm vì hai tay co quắp đau đớn. Nhưng Thiện tư duy sân sắc, nhiều ý tưởng và trình bày vấn đề mạch lạc. Thiện còn có tính kỷ luật cao, chưa bao giờ quá hạn bất cứ tiểu luận nào.
Cô Thủy cho biết: "Công cụ hỗ trợ nhiều nhất cho việc học là tay và miệng thì Thiện đều bị hạn chế. Do đó trong quá trình học Thiện gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng thừa nhận là Thiện có một nghị lực tốt và xác định được là đi học đại học sẽ giúp bạn vượt qua số phận của mình. Tôi làm việc rất nhiều với Thiện, từ ngày Thiện vào trường đến khi tốt nghiệp. Trong suốt quá trình học, bạn đều được hỗ trợ lớn từ giảng viên, thầy cô, bạn bè. Ai biết hoàn cảnh của Thiện cũng đều rất thương và giúp".
Một trong rất nhiều thành tích của Thiện.
Suốt 4 năm ở trường Đại học Văn Hiến, Phan Tích Thiện đã luôn cố gắng và chưa bao giờ dùng lý do khuyết tật để từ chối một công việc gì. Ở lớp, Thiện là đầu mối gắn kết các bạn. Ở trường, Thiện là thành viên của nhiều câu lạc bộ.
Thầy cô giúp đỡ Thiện vào Câu lạc bộ MC để tập điều hòa hơi thở khi nói, tập phát âm rõ hơn, thuyết trình. Thầy cô tin tưởng đưa Thiện vào Câu lạc bộ Đại sứ để đến các trường phổ thông truyền tinh thần, truyền cảm hứng học tập cho lớp đàn em...
"Trường Đại học Văn Hiến đã cho em một cơ hội, một động lực để em có thể học tập được giống như các bạn. Và nếu như không có thầy cô ở trường thì rất khó để cho em có được như ngày hôm nay", Phan Tích Thiện khẳng định, ngày hôm nay của Thiện có được từ thầy cô.
Những ngày này, Phan Tích Thiện hoàn thành chương trình học tại trường và đang chuẩn bị cho lễ tốt nghiệp. Thiện vẫn miệt mài bán hàng online và đi tìm việc, thử việc ở nhiều nơi. Thầy cô giáo của Thiện và Thiện đều mong muốn Thiện tìm được việc làm ở một nơi nào đó, đúng chuyên môn và hỗ trợ được các trẻ khuyết tật khác.
Câu chuyện của Phan Tích Thiện là minh chứng cụ thể nhất cho thấy người khuyết tật có sống và học tập, làm việc bình thường hay không là nhờ phần lớn ở sự tạo điều kiện của nhà trường, sự chú tâm của thầy cô giáo./.
Theo VOV
Cô học trò nghèo vẽ ước mơ bằng... chân Không có đôi tay nguyên vẹn như bạn bè cùng trang lứa, nhưng H'Lanh lại có đôi chân dẻo dai, thoăn thoắt có thể làm được mọi việc. H'Lanh vẽ lên ước mơ cuộc đời bằng đôi chân của mình. 12 năm đôi chân ấy đã giúp H'Lanh vượt qua bao chặng đường khó khăn cũng như gieo nên những "nét chữ của...