Nghị lực mùa thi: Xin hãy cứu giúp ước mơ của cô học trò nhỏ
Những ngày này, ngoài nỗi lo áp lực kỳ thi tốt nghiệp THPT như bao bạn bè đồng trang lứa, Bích lúc nào cũng đau đáu câu hỏi: ‘Tiền đâu để tiếp tục việc học?’
Trong căn nhà lá được dựng lên tạm bợ để ở, cô học trò Trần Thị Ngọc Bích, học sinh lớp 12A2 Trường THPT Cần Thạnh (H.Cần Giờ, TP.HCM) ngày đêm lo sợ cho chặng đường phía trước, sợ phải đứt gánh giữa đường vì gia cảnh quá khó khăn.
Những ngày này, ngoài nỗi lo áp lực kỳ thi tốt nghiệp THPT như bao bạn bè đồng trang lứa, Bích lúc nào cũng đau đáu câu hỏi: “Tiền đâu để tiếp tục việc học?”. Chính vì thế, đến thời điểm hiện tại, mặc dù rất thích ngành du lịch nhưng Bích chưa dám nghĩ sẽ chọn trường đại học nào, vì cuộc sống gia đình còn phải lo chạy bữa ăn hằng ngày nên giấc mơ đến giảng đường đại học của cô học trò 12 năm liền học sinh giỏi lại trở nên xa vời vợi.
Nỗi lo lớn nhất của cô học trò nhỏ là tiền đâu để thực hiện ước mơ học đại học. Ảnh NỮ VƯƠNG
Tài sản lớn nhất là thành tích học tập của các con
Về đến TT.Cần Thạnh (H.Cần Giờ) khi đã gần trưa nhưng tôi không tìm được nhà của Bích như đã hẹn. Bích cũng không thể ra đón vì gia đình không có phương tiện gì để đi lại (trước đây nhà em có chiếc xe gắn máy cũ nhưng hơn 1 tháng trước gia đình em cũng phải mang đi cầm để có tiền trang trải cuộc sống). Sau một hồi lâu tôi mới tìm đến được căn nhà lá của gia đình Bích ở sát mé sông Hòa Hiệp (ấp Hòa Hiệp, xã Long Hòa, H.Cần Giờ).
Thấy tôi ngơ ngác nhìn quanh căn nhà lá đã nhiều chỗ mục nát và xiêu vẹo, anh Trần Văn Giàu (bố của Bích) phân trần: “Nhà vậy nhưng vẫn còn ở được, chỉ sợ lúc trời mưa gió là khổ thôi. Tối qua mới mưa, con bé nhỏ nhà tôi ngủ dậy ướt hết áo quần do nước mưa dột. Mưa nhỏ thì chỉ bị dột, còn mưa có gió là nhà không có chỗ nào không ướt vì nước trên mái nhà dột xuống, bên vách tường lá thì mưa xối vào”.
Nói là căn nhà nhưng thật ra là được bên ngoại cho ké một vách tường rồi anh Giàu tìm cây, lá về dựng lên ở tạm, tôn lợp mái cũng được hàng xóm thương tình cho, vì là tôn cũ nên loang lổ khắp nơi, nắng cũng có thể chiếu vào mà mưa thì dột.
Nhìn quanh căn nhà mọi thứ đều cũ kỹ và mục nát, dường như chẳng có gì quý giá ngoại trừ thành tích học tập của các con là tài sản lớn nhất của vợ chồng anh Giàu. Những miếng bạt nhựa chắp vá khắp vách tường lá để đỡ tạt nước mưa, gạch lát nền hay cái bếp gas cũ cũng là của người khác cho, chỉ thấy cái bàn học là mới, nhưng chị Nguyễn Thị Kim Thi (mẹ của Bích) nói: “Cũng vừa được nhà trường mua tặng cách đây 1 tuần để 2 đứa nhỏ có bàn ngồi học bài, còn Bích thì thường chạy qua nhà ngoại để ngồi học ké”.
Anh Giàu mang trong mình căn bệnh u gan, trước đây cứ mỗi tháng là bắt xe buýt lên bệnh viện ở trung tâm thành phố để chữa bệnh nhưng từ khi dịch bệnh đến giờ, vì không có tiền nên cũng đành phó mặc bệnh tật cho ông trời.
Mỗi ngày vợ chồng anh Giàu đi đánh dậm bắt cá, bắt ốc nhưng tùy theo con nước, có lúc làm được lúc không. “Làm được ngày nào chạy bữa ăn ngày đó, hôm nào nước kém không làm được gì thì coi như hôm đó cả nhà cũng phải nhịn. Cuộc sống cứ ăn đong từng ngày, nên bệnh tật cũng không có tiền để chữa trị. Nhưng cũng phải ráng nuôi cho mấy đứa con ăn học, thấy tụi nhỏ đứa nào cũng học giỏi mà lòng người làm cha làm mẹ không đặng cho nghỉ học, nên phải ráng thôi”, anh Giàu chia sẻ.
Video đang HOT
Căn nhà lá cũ nát, không có gì đáng giá ngoại trừ thành tích học tập xuất sắc của 3 chị em Bích
Ước mơ được học đại học
Bích là chị cả trong nhà, dưới Bích còn 2 em nhỏ cũng đang đi học. Hiểu được hoàn cảnh gia đình nên bao năm qua em luôn cố gắng học thật giỏi, những ngày biết ba mẹ không có tiền, em không dám xin tiền đi xe buýt hay ăn sáng mà lên trường ăn ké bánh với bạn bè, hoặc là nhịn luôn.
Mọi sự đóng góp, ủng hộ giúp em Trần Thị Ngọc Bích, học sinh lớp 12A2 Trường THPT Cần Thạnh (H.Cần Giờ), quý vị độc giả vui lòng gửi về: Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 1471000.000.0115 – Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Ba Tháng Hai, TP.HCM. Nội dung ghi: Giúp đỡ em Trần Thị Ngọc Bích; hoặc Báo Thanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước. Chúng tôi sẽ chuyển đến em Trần Thị Ngọc Bích trong thời gian sớm nhất.
“Cũng có lúc em đã nghĩ đến việc nghỉ học. Đó là khoảng thời gian em học lớp 10, lớp 11, thấy gia đình mượn nợ nhiều quá nên em muốn nghỉ học để đi làm kiếm tiền phụ giúp ba mẹ. Nhưng rồi sau đó em nghĩ lại, nếu giờ mình nghỉ học không có bằng cấp thì làm được gì, rồi lại làm thuê làm mướn và cảnh khổ vẫn cứ thế này. Nghĩ thế nên em ráng. Lúc nào cũng chỉ biết nói với bản thân là phải ráng, không được bỏ cuộc”, cô học trò bộc bạch.
Nghe Bích nói vậy, tôi hỏi vợ chồng anh Giàu: “Gia đình mình mượn nợ nhiều lắm sao?”, anh Giàu thở dài nói: “Vay ngân hàng rồi vay mượn người thân, hàng xóm. Nói chung vay mượn đủ nơi, một tháng 30 ngày là đến 20 ngày phải chạy vạy mượn nợ lo miếng ăn hằng ngày, rồi mượn bên này để đắp bên kia”.
Mặc dù là học sinh giỏi 12 năm liền nhưng đa phần Bích tự mày mò học, những chỗ nào khó không hiểu thì hỏi thầy cô hay bạn bè được đi học thêm. Em chỉ học thêm một môn toán vì đây là môn chính và nằm trong tổ hợp mà em dự định xét tuyển. Nhưng đến nay đã 4 tháng rồi em chưa có tiền nộp cho cô.
“Cũng may cô dạy thêm biết hoàn cảnh gia đình em nên không có hối, cô bảo khi nào ba mẹ có tiền thì đóng cho cô. Hiện nay tiền ôn tập ở trên trường để thi tốt nghiệp THPT mặc dù em được giảm 500.000 đồng, chỉ phải đóng 1 triệu đồng, nhưng gia đình cũng không có tiền để đóng. Thầy cô hỏi nhưng em cũng chỉ biết nói là ba mẹ em chưa có tiền và xin được đóng muộn”, Bích kể.
Tiền ăn hằng ngày còn thiếu trước hụt sau và phải vay mượn thường xuyên nên điều lo sợ lớn nhất của Bích là ước mơ phải đứt gánh giữa đường. “Ước mơ của em là được học đại học, và học hết đại học thật nhanh để ra trường đi làm giúp ba mẹ và lo cho 2 đứa em tiếp tục việc học. Em đã ráng đi được đến ngày hôm nay rồi, 12 năm học rất khó khăn với em và gia đình, nhưng giờ học phí đại học em thấy trường nào cũng cao nên em rất lo sợ”, Bích nói.
Vụ học sinh đánh nhau ở trường quốc tế: Cần thay đổi cách ứng xử
Học sinh cự cãi thậm chí đánh nhau không phải câu chuyện xa lạ trong nhà trường. Nhưng để giải tỏa mâu thuẫn, giáo dục và bảo vệ được học trò thì cần những ứng xử văn minh từ nhà trường, phụ huynh và cả xã hội.
Những ngày vừa qua, câu chuyện học sinh (HS) Trường quốc tế American Academy (ISHCMC-AA) đánh nhau đã trở thành tâm điểm với nhiều quan điểm về cách ứng xử của các bên liên quan như gia đình, nhà trường và dư luận xã hội.
"Cần có cả một ngôi làng để giáo dục một đứa trẻ"
Theo bà Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM), nhà trường, giáo viên và gia đình cùng có trách nhiệm giáo dục HS; Là cầu nối trong các mối quan hệ của HS để có thể kịp thời giúp các em giải tỏa những khúc mắc. Trong mọi tình huống đều rất cần sự bình tĩnh chia sẻ, thấu hiểu để học trò nhìn nhận hành vi và quản lý cảm xúc sao cho phù hợp. Đó chính là cách bảo vệ HS của nhà trường.
Hình ảnh học sinh Trường quốc tế American Academy (ISHCMC-AA) đánh nhau gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây. Ảnh CẮT TỪ CLIP
Bà Tô Thụy Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục của Microsoft, cho hay từ câu chuyện của HS trường quốc tế đánh nhau đã khiến chúng ta phải nhìn lại một số vấn đề như cách xử lý khủng hoảng trong môi trường giáo dục. Người lớn vô tình đẩy mọi chuyện đi quá xa mà quên nghĩ đến cảm nhận của đứa trẻ. Vì lý do đó chúng ta cần phải quan tâm văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục.
Theo bà Diễm Quyên, môi trường giáo dục tử tế càng cần có văn hóa ứng xử được xây dựng dựa trên hệ quy chiếu của giáo dục. Những đối tượng liên quan trong môi trường giáo dục đều cần phải tuân thủ. Những người làm giáo dục đều rất tâm đắc câu ngạn ngữ của Phi châu: "Cần có cả một ngôi làng để giáo dục một đứa trẻ". Trong môi trường giáo dục, từ bảo vệ đến lao công cũng cần phải có ứng xử có giáo dục chứ không chỉ là thầy cô hay phụ huynh. Những biểu hiện thiếu kiểm soát đều không nên thể hiện trong môi trường sư phạm. Nếu ai cũng nhân danh nóng giận thiếu kiểm soát thì đừng hỏi vì sao những đứa trẻ hành hung lẫn nhau hoặc tệ hơn là ngộ sát bạn bè.
"Cha mẹ, thầy cô không thể đi theo những đứa trẻ mãi được. Các con cần phải biết tự bảo vệ chính mình và giải quyết được vấn đề của chính mình. Muốn vậy người lớn hãy tìm cách giúp cho trẻ tự bảo vệ mình hơn là sẵn sàng "ra tay" để đòi lại", bà Diễm Quyên nhấn mạnh.
Ứng xử sao vừa văn minh vừa bảo vệ học trò
Cũng là một phụ huynh có con đang học ở bậc phổ thông, nhà văn Hoàng Anh Tú (ở Hà Nội) cho rằng chuyện HS mâu thuẫn đánh nhau thời nào cũng có, ở quốc gia văn minh cũng có. Mỗi vụ việc xảy ra lại khiến nhà trường đau đầu, cha mẹ đau lòng, xã hội đau đáu. Chúng ta đều biết rằng không thể chấm dứt hoàn toàn được bạo lực học đường nhưng đừng sống chung với nó, đừng coi nó như chuyện không mới, chuyện bình thường.
Phụ huynh làm việc với nhà trường trong vụ học sinh Trường quốc tế American Academy (ISHCMC-AA) đánh nhau
Ông Tú cho rằng bạo lực học đường cần phải được nghiêm túc nhìn nhận. Chuyện HS mâu thuẫn đánh nhau không mới nhưng cách ứng xử của phụ huynh, nhà trường và xã hội không thể cứ mãi cũ được. Nhất là trong thời đại công nghệ, mạng xã hội phát triển như hiện nay.
Nhà văn Anh Tú nhấn mạnh: "Nhà trường không thể theo cách cũ như mời phụ huynh lên trao đổi, đuổi học những HS đánh bạn, xã hội lại lên tiếng báo động. Cách đó cũ rồi và chẳng còn hiệu quả nữa, nó đã trở thành hình thức vì cuối cùng đứa trẻ là nạn nhân vẫn sẽ mang tổn thương; đứa trẻ đánh bạn sẽ mất cơ hội sửa sai, thậm chí cuộc đời bị rẽ sang hướng khác khi bị đưa vào các cơ sở giáo dục thường xuyên hoặc trường giáo dưỡng. Xã hội ồn ào lên ba bảy hai mốt ngày rồi lại tìm thấy "drama" mới để báo động. Chúng ta cứ rơi vào vòng luẩn quẩn, hời hợt hết năm này qua tháng nọ".
"Đừng coi chuyện bạo lực học đường là bình thường nữa. Nhà trường cũng vậy, đừng nhìn những vụ bạo lực học đường theo thước đo thành tích của trường, đừng phòng chống bạo lực học đường chỉ để lấy uy tín, danh tiếng. Coi việc trường mình xảy ra bạo lực học đường là trường mình mất điểm thi đua với cấp trên hay mức độ tín nhiệm của các phụ huynh vào trường mình", ông Tú đưa ra nhận định.
Theo ông Tú, nhà trường cần xây dựng môi trường không bạo lực. Ngăn ngừa từ xa, tổ chức liên tục và thường xuyên việc giáo dục trẻ nhận thức và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn không dùng bạo lực. Biến bạo lực học đường thành vấn nạn tương tự sử dụng ma túy hay hút thuốc lá trong trường. Chính các thầy cô cũng phải nói không với bạo lực học trò, bao gồm cả bạo lực về ngôn ngữ, lời nói, xây dựng môi trường không bạo lực.
Còn gia đình phải giữ kết nối thường xuyên với nhà trường thay vì phó mặc con cái cho nhà trường. Chính cha mẹ cũng phải làm gương cho con cái về việc không sử dụng bạo lực.
Xã hội thì thay vì lên tiếng báo động, hãy hành động bằng việc triệt tiêu bạo lực trên con đường của mình như đừng chia sẻ những clip đánh ghen, đừng tham gia các cuộc thóa mạ (bạo lực ngôn ngữ) trên mạng, đừng cổ súy bạo lực. Hãy dùng nút report (báo cáo sai phạm trên mạng xã hội) với những nguồn tin bạo lực, hình ảnh bạo lực.
Sở GD-ĐT yêu cầu nhà trường xử lý dứt điểm sự việc
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay Sở đã yêu cầu nhà trường nhanh chóng có hướng xử lý dứt điểm sự việc, ổn định tâm lý, tinh thần HS để không ảnh hưởng quá nhiều đến việc học của HS trong toàn trường. Đồng thời yêu cầu nhà trường khi đã xác minh, làm rõ sự việc thì sai phạm của HS đến đâu sẽ phải căn cứ theo đúng quy chế xử lý vi phạm, kỷ luật HS đã được nhà trường ban hành theo quy trình...
Cũng trong hôm qua, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã có công văn chỉ đạo và giao Sở GD-ĐT phối hợp với UBND TP.Thủ Đức nhanh chóng xác minh thông tin và đề xuất hướng xử lý vụ việc HS trường quốc tế đánh nhau trên tinh thần đảm bảo an toàn và ổn định tâm lý cho HS, giáo viên và phụ huynh.
Câu chuyện từ một phụ huynh
Chị Tôn Nữ Lạc Thiên, có con học THCS tại Q.1 (TP.HCM), đã kể lại chính câu chuyện của gia đình mình. Chị Thiên cho biết: "Con gái vốn dĩ là một đứa trẻ khá nhút nhát, phản ứng cũng khá chậm chạp. Ấy thế mà có một buổi chiều, khi tôi vừa đến cổng trường thì các bạn trong lớp con chạy lại tranh nhau mách: "Cô ơi, bạn X. đánh nhau, bị cô giáo phạt chưa cho về".
Phụ huynh này kể tiếp: "Vừa nghe cô giáo bộc lộ sự không hài lòng, nhìn về phía con, mặt con vẫn sa sầm nhưng vẫn cố giữ không để nước mắt trào ra, tôi quay lại xin lỗi cô và hỏi thăm về người bạn bị con tôi đánh, nhờ cô chuyển lời xin lỗi của gia đình cũng như xin số liên lạc để trực tiếp nói lời xin lỗi. Rồi tôi xin phép cô để đưa con về nhà nói chuyện. Xong tôi tiến về phía con, ôm con vào lòng trấn an và nói: "Giờ mình về nhà. Con từ từ bình tĩnh rồi kể lại chuyện cho mẹ nghe nhé!". Con bé gật đầu nhè nhẹ, nhưng vẫn không nói tiếng nào, có lẽ nếu cất lời thì nó sẽ khóc ngay lập tức...".
Thay vì chở con về thẳng nhà, chị Thiên đã cùng con vào tiệm thức ăn nhanh yêu thích, gọi món con vẫn thường chọn. "Tôi chỉ nhắc con ăn chứ không hỏi gì về chuyện vừa xảy ra. Sau khi ăn được nửa phần, con bé như được nạp lại năng lượng, bắt đầu thút thít kể lại mọi việc. Tôi mừng vì con đã mở lòng để chia sẻ và cũng mừng vì bản thân đã bình tĩnh, kiên nhẫn chờ đợi lời giải thích từ con trẻ, để rồi nhẹ nhàng phân tích cho con rằng đánh bạn là không đúng, con có thể chọn những cách giải quyết khác tốt hơn", chị Lạc Thiên chia sẻ.
Công an Hà Nội thụ lý vụ trưởng khoa ĐH Luật Hà Nội bị 'tố' cưỡng bức tình dục Công an Q.Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, cơ quan này đã chuyển hồ sơ vụ trưởng khoa của Trường ĐH Luật Hà Nội bị "tố" cưỡng hiếp một cô gái trẻ lên Công an TP.Hà Nội thụ lý. Liên quan đến vụ việc ông L.M.T (trú Q.Hoàng Mai, Hà Nội; Trưởng một khoa của Trường đại học (ĐH) Luật Hà Nội và...