Nghị lực của cô sinh viên ‘hai lúa’
Nước da đen rám nắng cùng những lo lắng hằn lên đôi mắt đen buồn trông Vững có vẻ già dặn hơn là một cô sinh viên chỉ ngày đem lo chuyện đèn sách.
Tuần nào cũng vậy, cứ chiều thứ 7 Nguyễn Thị Vững – Cô sinh viên năm 3 lớp văn K32C, ĐHSP Huế lại tất bật đạp xe về nhà để kịp… việc đồng áng. Sinh ra trong gia đình nghèo khó của vùng quê sông nước, Vững sớm phải lao vào cuộc sống mưu sinh để may mắn còn được đến trường.
“Mình và gia đình đã phải xác định chọn ngành sư phạm cho đỡ tiền học phí nhưng xem ra để cho cả sáu chị em được ăn học thì cuộc sống chật vật lắm!” – Vững tâm sự.
12 tuổi, Vững đã theo mẹ lượm mua ve chai để kiếm thêm đồng tiền bát gạo nuôi gia đình. Bạn bè thường trêu chọc cô bé đen nhẻm ngày nào cũng lầm lũi với mớ đồng nát nhưng khi thấy kết quả học tập của cô thì ai cũng phải thán phục. “Ngày đó mình chẳng biết sĩ diện là gì, chỉ sợ không được đi học thôi” – Vững tâm sự. Vững trở thành tấm gương về nghị lực vượt khó.
Nhưng những cố gắng của hai mẹ con cũng đành bất lực trước cái nghèo đeo đẳng. Mùa màng thất bát, ba thường xuyên đau ốm. Tới lớp 9 Vững phải nghỉ học. May thay một người dì thương nuôi cho học tiếp. Vững lại khăn gói lên núi (A Lưới) tìm chữ.
Nợ ân tình khiến Vững càng nuôi quyết tâm học thành tài. Ngoài giờ giúp gia đình dì lên rừng bẻ củi, hái bắp và làm việc nhà, Vững tranh thủ học, miệt mài với những cuốn sách mượn được từ những người bạn chờ ngày ứng thí.
Sự đời oái oăm, chính cái ngày quyết định ấy mẹ bị đau nặng, tâm lý Vững không thể nào tập trung làm bài được. Kì thi đó Vững không đỗ.
Video đang HOT
Vững tranh thủ học bài sau giờ làm thêm.
Ròng rã một năm Vững vừa làm đồng vừa ôn thi, “nhiều hôm đi làm về mệt nhưng không thể nào ngủ được vì suy nghĩ ước vọng bị dở dang, lại phụ ơn bao người em lại ráng gượng dậy học bài”. Cho tới ngày nhận giấy báo đậu đại học của trường ĐH Sư phạm Huế, niềm vui vỡ òa trong em dù lo lắng tiền họ phí và bao khoản khác vẫn không thôi ám ảnh.
Là chị cả trong nhà, nhất là từ sau ngày mẹ mắc chứng đa khớp thường xuyên phải châm cứu thì Vững trở thành lao động chính trong nhà. Nước da đen rám nắng cùng những lo lắng hằn lên đôi mắt đen buồn trông Vững có vẻ già dặn hơn là một cô sinh viên chỉ ngày đem lo chuyện đèn sách.
Chi tiêu của cả gia đình và việc học của sáu chị em đều trông chờ vào mẫu ruộng và đôi heo nái. Cứ đến mùa nhập học, ba mẹ Vững lại tất bật ngược xuôi vay mượn cho con có tiền nộp học rồi đến mùa bán lúa gạo trả. Oái oăm thay, vụ lúa vừa rồi gặp trời lụt bão, mấy bố con chèo chống cũng chỉ hớt về mớ lúa ướt. Vừa rồi mẹ điện lên nói đôi heo nái bỗng dưng cũng lăn ra ốm, cả nhà còn chưa biết chạy vạy làm sao?!
Hơn 10 năm nay mẹ Vững mắc chứng đa khớp, nửa tháng lại phải lên phố châm cứu một lần. Bệnh tật khiến sức khỏe mẹ không còn như trước. Mỗi đêm mẹ không ngủ được, cứ vặn khớp, thở dài khiến Vững càng thêm lo lắng.
Để tiết kiệm, ngoài hạn chế mức tối đa các khoản tiêu hàng tháng, chị em Vững tranh thủ làm thêm. Ngày đi học trên trường, tối Vững tranh thủ đi dạy kèm. Vững đang lo cho đứa em thứ hai, mới vào học ĐH năm thứ nhất đã nhận làm thêm cho một quán ăn đêm trên đường Hai Bà Trưng – “Tội lắm, hôm nào đi học về cũng đi làm tới 12 giờ khuya rồi mới ôn bài. Cứ thế này sợ nó không chịu nổi rồi lại ảnh hưởng việc học nữa!”
Theo CAND
Những 9X vượt khó để tỏa sáng trong học tập
Đều xuất thân từ những gia đình khó khăn, có em mồ côi, có em mang bệnh thiếu tiền chữa trị, có em thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần. Dù vậy, tinh thần ham học tập của các em vẫn cháy sáng không ngừng.
"Em ước có cái bàn để ngồi học..."
Phùng Thị Mỹ Trinh (dân tộc Nùng), học sinh lớp 8/3, trương THCS Ngô Quyên, Sông Ray, Câm My, Đông Nai là một tấm gương sáng điển hình về nghị lực vượt khó. Sinh ra trong gia đình nghèo, lại có 5 chị em đang trong độ tuổi ăn học. Mồ côi cha, mẹ thì bệnh tật triền miên nên ít người thuê làm để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Cuộc sống sẽ không chật vật hơn nếu anh trai Trinh không đột nhiên mắc bệnh hiểm nghèo, cái ăn cái mặc bắt đầu thiếu thốn. Bản thân Trinh ngoài giờ học, hàng ngày em phải làm việc hết sức tất bật. Sáng dậy sớm giặt quần áo cho mẹ và hai em, quét dọn nhà cửa, chăm gà, vit trước khi đến lớp, thời gian rảnh rỗi khác mấy chị em phải xúm nhau bóc hạt điều, hay lên rẫy phụ việc cho lối xóm. Hầu như em chưa bao giờ bỏ phí thời gian. Những bộ đồ cũ kỹ của chị em Trinh cũng do bà con cho và chị em thay nhau mặc. Vậy mà năm nào Trinh cũng được danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc toàn diện.
Nền nhà là bàn học của mấy chị em Trinh
Ước mơ của em thật giản dị, giản dị đến mức nhiều người không gọi đó là một ước mơ: "Em ước có cái bàn để ngồi học chứ không phải nằm xuống sàn học như bây giờ nữa. Mỗi khi nằm học em thường bị đau ngực nên học được một lúc lại phải nghỉ ngơi vài phút cho hết đau rồi học tiếp. Em ước có một chiếc xe đạp để đi học chứ không phải đi bộ 6 km như bây giờ, thời gian này em có thể phụ giúp mẹ nhiều việc hơn".
Học để có một cuộc sống khỏe mạnh
Đó là mơ ước của Lê Thị Hoa Sim học sinh lớp 6 trường THCS Phan Chu Trinh, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Từ năm 2006, Hoa Sim đã mang trong mình căn bệnh viêm phúc mạc mật. Em phải phẫu thuật nhiều lần mới có thể khỏe mạnh để đi học được. Cơn đau bụng quằn quại khiến em không thể đứng dậy nổi để đi học suốt 1 năm trời. Hết cơn đau này, tiếp cơn đau khác, 2 năm sau em lại bị hành hạ bởi bệnh nang đường mật. Để có được cuộc sống bình thường em phải phẫu thuật để cắt túi mật. Thế nhưng hiện nay những cơn đau bụng lại liên tiếp xuất hiện và hành hạ em. Bác sĩ kết luận là bị co giãn đường ống mật, sỏi mật và sỏi rải rác trong gan.
Lê Thị Hoa Sim trong lớp học
Vì dành quá nhiều thời gian để chăm sóc cho em nên ba em bị mất việc. Hiện nay cả gia đình chỉ chờ vào đồng lương làm thuê của mẹ để nuôi 3 anh chị em, em ăn học và điều trị bệnh cho em. Đến nay, nợ nần mỗi lúc mỗi tăng lên nhưng sức khỏe của em vẫn chưa được bình phục. Dù vậy, vượt lên bệnh tật triền miên em vẫn luôn giữ vững danh hiệu học sinh xuất sắc suốt nhiều năm học liền. Có ai ngờ cô bé đang mang trong mình những căn bệnh hiểm nghèo kia lại có nhiều ước mơ. "Em ước mơ sau này sẽ được làm cô giáo dạy cho những em học sinh nhỏ, giúp những học sinh nghèo khó như em có cơ hội tới trường" - em tâm sự.
Trên đây chỉ là hai tấm gương tiêu biểu về nghị lực vượt khó học giỏi trong nhà trường phổ thông. Mỗi em học sinh là một tấm gương sáng và có một hoàn cảnh rất đáng thương, rất đáng được hỗ trợ, quan tâm để trở thành người có ích cho xã hội.
Hiện nay còn có rất nhiều tấm gương học sinh giàu nghị lực nhưng gặp nhiều khó khăn từ vật chất lẫn tinh thần như thế. Thông qua hội thi viết "Đuốc Sáng Đông Du" - một chương hỗ trợ giáo dục mà các em học sinh ấy đã được phát hiện và tôn vinh, trở thành một tấm gương học tập. Hơn hết, thông qua chương trình các em còn nhận được học bổng hỗ trợ học tập và sự quan tâm sâu sắc từ cộng đồng.
Ngày 04/11/2010 BTC hội thi "Đuốc Sáng Đông Du" đã có chuyến đi thực tế thứ 6 tới Tỉnh Tây Ninh và các quận: Q.4, Tân Phú, Bình Thạnh, Hóc Môn, Bình Chánh (TP.HCM) Ban tổ chức đã trao tặng giải thưởng "Bài viết tuần" cho 3 giáo viên, hỗ trợ 20 triệu đồng cho cô Trương Thị Bé Thơ - Giáo viên trường THCS Đông Thạnh - huyện Hóc Môn và thầy Phạm Hùng Dũng - Giáo viên trường THCS Thị Trấn, huyện Dương Minh Châu - Tây Ninh. BTC cũng tới thăm 7 trường học, trao tặng quà khuyến học cho 28 học sinh tiêu biểu là nhân vật trong bài viết tham gia hội thi. Đuốc Sáng Đông Du là hội thi viết thuộc chương trình "hỗ trợ giáo dục do Công ty Vina Kyoei và www.motibee.com phối hợp tổ chức nhằm tôn vinh thầy cô tâm huyết và học sinh hiếu học hiện đang diễn ra tại TP HCM và 18 tỉnh ĐB Sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ. Hội thi đã thu hút trên 700 bài viết tham dự. Lễ tổng kết sẽ được diễn ra vào ngày 24/11/2010 tại Nhà hát lớn TP. HCM.
Quỳnh Anh
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sinh viên và nỗi lo học phí Chẳng phải chỉ có sinh viên dưới tỉnh mới gặp khó khăn trong vấn đề tiền học. Ngay cả với nhiều bạn nhà ở thành phố hay du học sinh thì học phí vẫn là một gánh nặng từ lâu... Học phí, khó khăn muôn thuở của sinh viên Kết quả thi ĐH vừa có cũng là lúc những nỗi lo trở nên...