Nghị lực của cô học trò 8 tuổi ở Quảng Trị bị dị tật ở mắt
Dù từ nhỏ đôi mắt bị khuyết tật, không thể nhìn rõ, em Hồ Thị Lừa (sinh năm 2012), trường TH&THCS A Túc (Quảng Trị) là một trong những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập.
Ngay từ khi sinh ra, Hồ Thị Lừa (sinh năm 2012, ngụ tại thôn A Sóc Lìa, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã không may mắn, đôi mắt bị khuyết tật, nhìn mọi thứ đều không rõ.
Dù bản thân có khiếm khuyết, Lừa luôn ước mơ được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa. Chiều lòng con, lên 6 tuổi, mẹ đèo em đến lớp học mỗi ngày với suy nghĩ để em vui.
Rồi Lừa lại xin mẹ mua bút và cuốn vở. Mẹ em mua sách vở với suy nghĩ chỉ để thỏa ước muốn cho con chứ không dám nghĩ Lừa sẽ biết đọc, biết viết.
Hồ Thị Lừa là tấm gương vượt khó tiêu biểu của trường TH&THCS A Túc. Ảnh: NVCC.
Thế nhưng đến nay, khi là học sinh lớp 2, trường TH&THCS A Túc, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), Lừa không chỉ đọc viết thành thạo mà còn được giấy khen.
Sinh ra có nhiều khuyết tật nên từ nhỏ Lừa đã biết tự chăm lo cho bản thân. 3 tuổi em biết tự xúc ăn, lớn lên biết phụ giúp gia đình việc nhà.
“Thấy mẹ nhặt rau, em cũng chạy đến giúp. Ở nhà, Lừa rất đảm đang, ra dáng chị cả khi một mình trông 2 em nhỏ cho mẹ đi làm rẫy, nấu cơm, cho em ăn”, chị Hồ Thị Bư – mẹ em Hồ Thị Lừa – chia sẻ.
Video đang HOT
Cô Nguyễn Thị Thanh Toàn – hiệu phó trường TH&THCS A Túc, kiêm phụ trách lớp 2 – cho Zing biết trên lớp, Lừa tính toán rất nhanh, đọc trôi chảy các bài tập đọc. Em nắm vững, tiếp thu nhanh kiến thức của các môn học. Thậm chí, em còn học tốt hơn rất nhiều bạn.
Tuy nhiên, do không nhìn rõ, mỗi khi viết bài, em gặp rất nhiều khó khăn vì phải cúi sát xuống bàn.
“Cha mẹ Lừa không sống cùng nhau khi em được 3 tuổi. Hiện tại, cô bé sống với mẹ và cha dượng cùng 2 em nhỏ trong một căn nhà cấp 4 lụp xụp. Dù rất thương con, họ không có điều kiện đưa con đi chữa trị. Suốt 8 năm, Lừa chưa một lần được đến bệnh viện thăm khám. Đôi mắt của em thì ngày càng mờ dần, tôi sợ nếu để lâu sẽ không có cơ hội chữa khỏi”.
Biết được hoàn cảnh của Lừa, cô Toàn và các bạn đều thông cảm, yêu thương và tận tình giúp đỡ. Vì Lừa không nhìn rõ chữ trên bảng, giờ ra chơi rảnh rỗi, cô Toàn thường ngồi lại giảng những chỗ cô học trò nhỏ chưa hiểu, dạy em tập viết.
“Điều ghi nhận rõ nhất ở Lừa là mang trong mình khiếm khuyết, nhưng em rất nghị lực, có ý thức chuyên cần và tinh thần ham học. Em hầu như không nghỉ học buổi nào. Kết quả là trong 2 năm học, Lừa đều đạt học sinh tiên tiến”, nữ hiệu phó cho biết thêm.
Trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh em luôn lễ phép, hòa nhã, gần gũi. Các thầy cô giáo luôn lấy Lừa – một tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập – để động viên các bạn trong lớp noi theo.
Các tỉnh miền Trung thiếu sách vở, thiết bị dạy học trầm trọng sau lũ
Bão chồng bão, lũ chồng lũ khiến ngành giáo dục các tỉnh miền Trung thiệt hại nặng nề. Hàng chục giáo viên, học sinh thiệt mạng. Thiết bị dạy học, sách vở bị cuốn trôi, hư hỏng.
Theo báo cáo của Cục Cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 29/10, tỉnh Hà Tĩnh có hơn 20.000 học sinh bị ảnh hưởng vì mưa bão, 2 học sinh bị đuối nước.
Thiệt hại về cơ sở vật chất trường lớp học ước tính khoảng 26 tỷ đồng. 150 trường bị ngập, trong đó có 69 trường bị ngập sâu. Sách vở, dụng cụ học tập, thiết bị dạy học bị hư hỏng, thiệt hại ước tính 3,1 tỷ đồng.
Phần lớn trường học ở tỉnh Quảng Bình cũng đều bị ảnh hưởng do đợt lũ lụt gây ra. 100% học sinh phải nghỉ học, 3 học sinh bị đuối nước.
Theo ước tính ban đầu, ngành giáo dục Quảng Bình có hàng nghìn thiết bị dạy học, sách vở, đồ dùng học tập bị hư hỏng; 334 trường với khoảng 3.000 phòng học và phòng chức năng bị ngập trong nước; tổng thiệt hại ban đầu ước tính trên 382,8 tỷ đồng.
Hiện nay các nhà hảo tâm đã quyên góp ủng hộ một phần dụng cụ, sách vở, số sách giáo khoa từ tiểu học đến THPT, nhưng còn thiếu khoảng 49.404 bộ, tương đương gần 20 tỷ đồng. 20 trường mầm non bị thiệt hại nặng về đồ chơi trẻ em.
Một trường học tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình bị lũ đánh sập mảng tường. Ảnh: Anh Sơn.
Ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị có 5 người bị thiệt mạng, trong đó 1 học sinh bị đuối nước, 3 học sinh bị vùi lấp, 1 cán bộ quản lý. Ngoài ra có 2 giáo viên mầm non có chồng bị hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu dân. Toàn tỉnh ước tính tổng thiệt hại khoảng 80 tỷ đồng.
Khoảng 200 trường với 309 điểm trường bị ngập, ngập sâu trong nước, 2.109 phòng học bị ngập nước, 844 phòng học bị hư hại từ 30-70%. Sách vở, dụng cụ học tập, thiết bị dạy học bị hư hỏng, thiệt hại ước tính khoảng 8,3 tỷ đồng.
Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, học sinh phải nghỉ học vì bão lũ. Thiệt hại tài sản ước tính 70,2 tỷ đồng. Nhiều trường bị sụt lún, hư hỏng cơ sở vật chất. Nhiều thiết bị dạy học bị hỏng. Học sinh bị ướt sách vở, đồ dùng học tập, thiệt hại ước tính 8,8 tỷ đồng.
Tại tỉnh Quảng Nam, toàn bộ học sinh nghỉ học, 3 học sinh bị đuối nước, nhiều trường bị ngập, đổ tường, tốc mái, sạt lở đất; tổng thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 36,5 tỷ đồng.
Nhiều cơ sở giáo dục thành phố Đà Nẵng bị ngập, đặc biệt sau cơn bão số 9. Có 50 phòng học và 1 nhà đa năng bị hư hỏng, nhiều cổng trường, tường rào bị đổ, nhà để xe bị tốc mái (chưa đánh giá tỷ lệ hư hỏng để ước tính thành tiền).
Ở tỉnh Bình Định, cơn bão số 9 đổ bộ vào đất liền, toàn bộ học sinh phải nghỉ học. Nhiều trường học bị tốc mái, thiệt hại về cơ sở vật chất khoảng 8,65 tỷ đồng.
Tỉnh Quảng Ngãi cũng có 19 trường THPT bị tốc mái, sập đổ nhà để xe học sinh, đổ tường rào... do bão số 9.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và các đại biểu ủng hộ cho thầy trò miền Trung tại hội nghị sáng 31/10. Ảnh: MOET.
Ngay trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành giáo dục năm 2020, sáng 31/10, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân tiếp tục hỗ trợ ngành giáo dục miền Trung vượt qua khó khăn.
Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, các đồng chí lãnh đạo, đại biểu tại 63 điểm cầu đã quyên góp, ủng hộ học sinh, giáo viên các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng bởi bão, lũ ngay khi mở đầu hội nghị.
Trước mắt, các nguồn ủng hộ sẽ tập trung ưu tiên tặng sách, vở cho học sinh vùng lũ, cố gắng đảm bảo tất cả học sinh có sách, vở đến trường. Các nguồn ủng hộ cũng sẽ được sử dụng để khắc phục một phần khó khăn, thiếu thốn về bàn ghế, thiết bị, đồ dùng học tập.
ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long miễn học phí cho sinh viên 9 tỉnh miền Trung Trường đã sàng lọc được hơn 70 em sinh viên thuộc các tỉnh nói trên để miễn học phí, trong năm học mới tiếp tục xem xét tiếp nhận miễn học phí cho các tân sinh viên. Ngày 30/10, tiến sĩ Lê Hồng Kỳ - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long cho biết: Ban giám hiệu vừa...