Nghị lực của chàng SV liệt cả hai chân
Có những hôm trời mưa, mẹ chở Hoàng đi học. Vì tay Hoàng quá yếu nên không bám được vào lưng áo của mẹ. Hoàng ngã. Mẹ Hoàng một mình không thể bế con trai lên xe, thế là cả hai mẹ con ngồi khóc giữa đường.
Tôi gặp Cù Hữu Hoàng trong căn nhà yên bình giữa lòng thành phố, khi em vừa nghỉ ngơi sau thời gian ngồi máy tính lâu. Hoàng nói với bố: “Bố giúp con ngồi dậy nói chuyện với chị”. Sự lễ phép của Hoàng, ánh mắt trìu mến của bố, cô em gái học bài bên cạnh, người mẹ cặm cụi làm cơm trong bếp, hạnh phúc rạng ngời trên từng gương mặt của các thành viên trong gia đình. Thế nhưng, mấy ai biết được hạnh phúc ấy được nảy mầm trong nước mắt.
Nghị lực biến điều không thể thành có thể
Cù Hữu Hoàng sinh năm 1992 tại nước Đức. Bố mẹ em đều là người Việt, hiện tại gia đình em đang sống tại một căn nhà trong ngõ nhỏ trên đường Cầu Giấy, Hà Nội. Cù Hữu Hoàng mắc chứng nhược cơ bẩm sinh.
Từ khi chập chững biết đi, Hoàng đã thường xuyên bị ngã và không thể đứng dậy một mình. Khi đó mọi người chỉ nghĩ rằng đó là điều thường gặp khi trẻ mới tập đi bởi Hoàng vẫn cố gắng đi lại và vui đùa cùng bạn bè. Thế nhưng, đến năm ba tuổi, những biểu hiện xấu ngày càng lộ rõ, Hoàng thấy đôi chân của mình ngày một yếu dần. Đến năm 14 tuổi, Hoàng đã hoàn toàn bất lực, không thể nào điều khiển được đôi chân nữa.
Hiện tại, những ngón tay của Hoàng cũng yếu dần đi. Hàng ngày, Hoàng thường tập chơi piano hay organ để vừa thư giãn vừa luyện tay, quyết không để cho cơ tay ngừng hoạt động. Mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày Hoàng chỉ biết cố gắng và cố gắng.
Cù Hữu Hoàng luôn có niềm lạc quan vào cuộc sống
Trong suốt 3 năm học phổ thông trung học, Cù Hữu Hoàng luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Năm lớp 11, Hoàng đoạt giải nhất môn vật lý cụm Từ Liêm – Cầu Giấy, Hà Nội. Trong kỳ thi tuyển sinh Đại học, Hoàng đoạt danh hiệu Thủ khoa khối A Trường ĐH Công nghệ Hà Nội với 27,5. Trong 3 môn thi, Hoàng đạt điểm cao nhất là môn Hóa học. Thế nhưng, môn Vật lý mới là môn yêu thích và là sở trường của Hoàng.
Kỳ thi đại học vừa rồi cũng chỉ là thử sức, bởi Hoàng còn có một dự định khác. Trước đó, Hoàng đã là một trong những sinh viên xuất sắc nhất toàn quốc được Trường ĐH FPT trao học bổng toàn phần Nguyễn Văn Đạo.
Hoàng cho biết, lựa chọn vào ngành Công nghệ thông tin của ĐH FPT là do nguyện vọng của bản thân Hoàng và sự khích lệ từ phía gia đình. Hoàng cảm nhận, ngành Công nghệ thông tin phù hợp với sức khỏe và thỏa lòng đam mê của em.
Chia sẻ về tình yêu công nghệ, Hoàng nhớ lại cảm giác lần đầu tiên tiếp cận với máy tính, em đã thấy rất thú vị. Chiếc máy tính sẽ là cánh cửa để em khám phá và chinh phục thế giới. Vì vậy, lựa chọn ngành Công nghệ thông tin đối với em như một điều hiển nhiên vậy.
Video đang HOT
Đầu năm 2012, Cù Hữu Hoàng là thành viên của lớp SEO 607 đã được vinh danh với danh hiệu Cóc vàng – một danh hiệu đáng mơ ước cho tất cả sinh viên ĐH FPT. Khi đó, Hoàng đã đạt thành tích học tập xuất sắc với điểm trung bình các học kỳ là 8,93 và điểm học kỳ gần nhất là 9,0.
Trong lễ vinh danh, Hoàng đã phát biểu rất khiêm tốn: “Em chỉ cố gắng phấn đấu để lo cho tương lai của mình chứ không nghĩ sẽ được giải thưởng”. Hoàng cho rằng, sự cố gắng của Hoàng chỉ là một phần nhỏ làm nên thành công, phần lớn thuộc về môi trường tốt, FPT đã tạo cho em nền tảng vững vàng và khát vọng đổi thay. Sự quan tâm, lo lắng, yêu thương từ phía gia đình là phần không thể thiếu.
Tình thương là hạnh phúc của con người
Tâm sự về gia đình của mình, Hoàng cho biết mẹ của em tên là Nguyễn Hoài Phương, hiện đang làm việc tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội. Bố của Hoàng là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Cù Hữu Phú, hiện đang công tác ở Viện Thú y. Em gái của Hoàng năm nay học lớp 9, đạt nhiều thành tích cao trong học tập. Thế nhưng, đáng buồn thay, em gái Hoàng cũng mắc bệnh giống hệt anh.
Năm 1990, bố mẹ của Hoàng kết hôn tại Đức, khi đó bố Hoàng là nghiên cứu sinh, mẹ Hoàng là công nhân xuất khẩu lao động. Hoàng được sinh ra trên đất Đức. Bố mẹ Hoàng dự tính cả gia đình sẽ lập nghiệp và sinh sống tại Đức. Thế nhưng, lên ba tuổi thì Hoàng đã có những dấu hiệu rõ rệt của một đôi chân yếu. Xứ người không có họ hàng thân thích, đời sống còn nhiều khó khăn nên hai vợ chồng quyết định trở về Việt Nam để lo cho con.
Cù Hữu Hoàng chụp ảnh lưu niệm cùng Phó hiệu trưởng Trường ĐH FPT Nguyễn Xuân Phong và mẹ trong lễ vinh danh Cóc vàng
Bố chính là niềm tự hào, là thần tượng trong Hoàng. Hoàng kể, bố của em là một người rất giỏi. Bố đã dự định phấn đấu nghiên cứu và cống hiến để trở thành Giáo sư. Thế nhưng, vì muốn lo cho hai anh em Hoàng nhiều hơn nên bố quyết định dừng lại bởi sự nghiệp, danh vọng cũng không thể quan trọng bằng con cái. Mẹ của Hoàng cũng như thế. Hiện tại, mẹ em vẫn giành phần lớn tâm huyết, thời gian để lo cho các con trong sinh hoạt, trong đời sống tinh thần.
Chăm con đã là một “công trình” không hề đơn giản, thế nhưng chăm cùng một lúc hai người con bệnh tật lại càng khó khăn hơn. Hoàng kể, từ ngày nhỏ cho đến năm học lớp 11, bố và mẹ thay phiên nhau đưa Hoàng đi học. Quãng đường từ nhà đến trường chưa đầy 3km nhưng đầy gian lao, vất vả. Nhiều khi mưa gió, nắng gắt, bố mẹ vẫn không quản mệt nhọc, vì vậy chưa bao giờ Hoàng nghỉ dù chỉ một buổi học. Có những hôm trời mưa, mẹ Hoàng chở con đi học, vì tay Hoàng quá yếu nên không bám được vào lưng áo của mẹ. Hoàng ngã. Mẹ Hoàng một mình không thể bế con trai lên xe, thế là cả hai mẹ con cùng ngồi khóc giữa đường…. Đó là một kỷ niệm Hoàng sẽ không bao giờ quên, mỗi khi nhớ lại đều không khỏi xúc động.
Hầu hết thời gian trong ngày Hoàng dành cho chiếc máy tính. Hoàng tâm sự, có một người thầy đã truyền đạt cho Hoàng ý tưởng về việc sẽ đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực thiết kế trong ngành Công nghệ thông tin. Bởi nếu tiếp tục theo ngành kỹ sư phần mềm với lập trình thì sự đòi hỏi tay chân linh hoạt là điều cần thiết. Mà điều đó lại là cản trở lớn nhất đối với Hoàng. Thế nhưng, khi đi sâu vào lĩnh vực thiết kế thì nghiêng về làm việc trí óc. Điều này phù hợp hơn với sức khỏe của Hoàng.
Hoàng tự thấy mình cần phải cố gắng hoàn thiện mình hơn về khả năng giao tiếp, rèn luyện để có được sự tinh tế, thẩm mỹ tốt. Mặc dù đạt được nhiều thành tích đáng nể trong học tập nhưng Hoàng quan niệm kết quả học tập không mấy quan trọng, quan trọng là sẽ làm được gì sau khi ra trường.
Theo GDVN
Chàng trai vượt 17 km đường núi bằng tay
Suốt 28 năm qua, chàng trai dân tộc Vân Kiều di chuyển nhờ bàn tay của mình. Vượt qua sự trớ trêu của số phận, anh đã làm cho bao người phải khâm phục về nghị lực của mình.
17 km đường rừng in dấu bàn tay
Hồ Văn Long (SN 1984) lớn lên ở xã Húc, Hướng Hoá (Quảng Trị). Mới sinh ra được 3 ngày đôi chân của cậu bé Long bỗng dưng bị teo lại, không cử động được. Thấy con có dấu hiệu lạ, nhưng vì đang ở trên đỉnh núi, đi lại khó khăn và gia cảnh quá nghèo khó nên gia đình đành ngậm ngùi nhìn đôi chân của đứa con nhỏ hằng ngày teo tóp lại. Lớn lên, cậu bé Long phải an bài với đôi chân không được nguyên vẹn như bạn cùng trang lứa.
Hai năm sau ngày sinh, bố của Long (từng là bộ đội chủ lực trong kháng chiến) đã ra đi đột ngột do căn bệnh hiểm nghèo, để lại hai mẹ con côi cút giữa núi rừng. Cậu bé Long lớn lên từ những củ khoai, củ sắn mẹ trồng được trên rẫy được.
Căn nhà nhỏ lụp xụp, chênh vênh trên đỉnh núi, phải gánh chịu những cơn mưa, trận bão miền Trung. Cậu bé Long không thể đến trường được vì muốn đi học phải vượt qua hàng chục cây số đường rừng núi mới có lớp học.
Năm 13 tuổi, có chương trình xoá mù chữ của huyện Hướng Hóa, Long quyết định vượt 17 cây số đường rừng núi để được đi học. Lúc quyết định xin đi học, mẹ là người ngăn cấm quyết liệt vì Long là đứa con duy nhất lại đang bị tật, đường thì xa và nguy hiểm.
Thế nhưng bằng nỗ lực của mình, Long đã thuyết phục được mẹ xuống núi để đi tìm con chữ. "Mình quyết định xin mẹ đi học vì mình nghĩ chỉ có việc học mới đổi đời được. Và hơn hết mình muốn sau này về dạy chữ cho các em trong bản" - Long tâm sự.
Long luôn quyết tâm thực hiện ước mơ của mình dù chỉ có bằng đôi bàn tay
"Lúc đầu tôi ngăn cản vì sợ con đi lại giữa núi rừng một mình nguy hiểm. Nhưng tôi thấy con cũng có lòng đam mê cái chữ nên đành mềm lòng chấp nhận. Tôi không biết chữ nên khổ rồi, giờ không muốn sau này con khổ như tôi nữa" - bà Hồ Thị Tiên - mẹ Long bộc bạch. Suy nghĩ của mẹ Long là có căn cứ vì năm 1999 Long đã bị lũ cuốn trôi khi bị trượt tay do đường trơn. Lúc đó có mấy nhành cây ven suối kéo lại nên Long mới may mắn thoát chết.
Hằng ngày cậu bé đặc biệt ấy phải vượt qua 17 km đường rừng núi, với 3 con suối sâu và 4 ngọn đồi bằng đôi tay của mình. Trời nắng thì đỡ còn mỗi khi trời mưa xuống là quần áo lấm lem bùn. Con đường dài hằng ngày vẫn in những dấu tay mỗi khi cậu bé đi qua. Để đi lại dễ dàng mẹ Long đã làm cho cậu hai mảnh gỗ, buộc hai tấm vải để Long mang chéo trên vai, phía dưới có miếng gỗ giống chiếc ghế để ngồi. Mỗi khi đi cậu bé liền dùng tay đẩy người lên rồi lê từng bước một.
"Lúc đầu khi mới đến lớp, mình thấy rất mặc cảm với các bạn vì mình bị tật và nhiều tuổi nhất lớp, nhưng dần mình đã thích nghi được. Mỗi lúc có khách đến nhà, hay có người qua thăm, tôi liền xuống nhà bếp để tránh mặt, bởi tôi không muốn mọi người nhìn thấy sẽ hoảng sợ hay là tỏ ra thương hại" - Long bộc bạch.
Nhờ sự nỗ lực phấn đấu, hè năm ấy, Long đã được học nhảy bậc từ lớp 1 lên lớp 5. Năm 2000 khi bắt đầu học lớp 9, nhờ sự giúp đỡ của các nữ tu, Long được đưa xuống thành phố Đông Hà, (Quảng Trị) để học tập và sinh hoạt.
Cũng từ thời gian này Long bắt đầu xác định được mục tiêu rõ ràng cho cuộc đời mình. "Mẹ đã quyết tâm không đi bước nữa để nuôi tôi, do vậy tôi sẽ phấn đấu làm vui lòng mẹ". Đó là tình cảm chân thành mà anh dành tặng cho người mẹ đáng quý của mình.
Hành trình xuống núi
Năm 2005, Long quyết định làm hồ sơ thi đại học trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Kỳ thi năm đó do thiếu điểm nên anh quyết định học trung cấp chuyên ngành Tin học của trường CĐ Sư phạm Quảng Trị. Năm 2007, sau khi tốt nghiệp Long đi làm hai năm ở trường dạy trẻ em khuyết tật.
"Đây là khoảng thời gian mình thấy cuộc đời có ý nghĩa, vì đã giúp cho nhiều em có công việc ổn định" Long chia sẻ. Được một thời gian trung tâm ngừng hoạt động vì không có mặt bằng. Sau khi tốt nghiệp trung cấp anh thi liên thông lên trường CĐ Công nghiệp Huế và tốt nghiệp bằng khá vào năm 2010.
Long sống một mình nên mọi công việc hằng ngày anh đều tự tay làm, từ nấu ăn, đi lại, giặt giũ... trong suốt 15 năm đến trường. "Nhìn lên thì thấy mình thiệt thòi nhưng nhìn xuống thì thấy mình còn hạnh phúc hơn nhiều người vì được đi học" - Long tâm sự. Đó chính là động lực để anh quyết tâm phấn đấu mỗi ngày.
Long đã chọn ngành công nghệ thông tin để phù hợp với hoàn cảnh của mình. Nhưng khi đi xin việc anh đều nhận những cái lắc đầu của nhà tuyển dụng vì vẻ bề ngoài. "Những lúc như vậy tôi thấy buồn và nản. Mình chỉ còn cách phấn đấu để khẳng định mình thôi", anh nói và bỏ lững giữa chừng.
Năm 2011 Long thi đậu hệ ĐH ngành Tin học của ĐH Khoa Học Huế. Nhưng do thiếu thí sinh, nhà trường không mở lớp học. Thất vọng Long nộp hồ sơ và thi vào ĐH Sư phạm Huế và trở thành sinh viên của trường.
Long quyết định học lên vì muốn mọi người thay đổi cái nhìn về những người khuyết tật. Đó là quyết định mà anh phải đắn đo nhiều vì số tiền ăn, tiền học quá nhiều so với sức chu cấp của mẹ. Do vậy đi tìm cho mình một việc làm thêm phù hợp là việc mà anh đang tìm kiếm.
Khi được hỏi ước mơ sau này của anh là gì? Anh trả lời một câu ngắn ngủi: "Mình chỉ muốn về quê dạy học, dạy vi tính cho các em ở quê, mọi người đều xem mình như người nhà nên mình phải giúp đỡ lại họ". Mỗi lần về quê thăm nhà, Long lại phải đi bộ 7 km đường núi.
Ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con là nơi để chàng trai tật nguyền Vân Kiều nuôi dưỡng ước mơ của mình. Mỗi lần xuống núi đi học Long vẫn không quên đem theo củ khoai, củ sắn mà mẹ đã chuẩn bị sẵn để thực hiện ước mơ của mình.
Theo Người Đưa Tin
Nghe lời trăng trối của cha, đỗ đại học sau 8 năm phụ hồ Hùng vẫn nhớ, trước lúc lâm chung, bố vừa khóc vừa nấc, nói rằng: "Con cố gắng tìm cách quay lại trường để học, chí ít cũng có được bằng cấp III". Những lời khuyên nấc nghẹn cuối cùng từ người cha như là nguồn động viên, tiếp thêm nghị lực, ý chí giúp cho chàng trai Nguyễn Hùng (27 tuổi) ở tổ...