Nghị lực của chàng sinh viên khiếm thị
Dân gian có câu “nghèo 2 con mắt, khó 2 bàn tay” nhưng bóng tối đã không thể quật ngã được sinh viên khiếm thị Dương Huỳnh Thanh Phú. Trái lại, đó lại là động lực giúp anh vượt lên định mệnh của số phận, tự tìm hướng đi cho cuộc đời mình và sống có ích cho xã hội.
Được thầy giáo khiếm thị Nguyễn Tấn Huyến hiện phụ trách Trung tâm Hướng nghiệp và Dạy nghề cho người khiếm thị Bừng Sáng ở địa chỉ 266/5 Nguyễn Tri Phương, phường 4, quận 10 làm cầu nối, chúng tôi có buổi gặp gỡ với sinh viên khiếm thị Dương Huỳnh Thanh Phú. Cuộc đời của chàng sinh viên giàu nghị lực này là minh chứng điển hình về sức mạnh ý chí của con người: “Khi có quyết tâm, người ta có thể biến chuyện không thể thành có thể”.
Không có đôi mắt nhưng Dương Huỳnh Thanh Phú vẫn tự nuôi sống mình và sắp tốt nghiệp đại học.
Sinh năm 1974, quê ở xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, không như thầy giáo khiếm thị Nguyễn Tấn Huyến vẫn còn đôi mắt nhưng không nhìn thấy ánh sáng, ở nơi được gọi là cửa sổ tâm hồn ấy của Phú chỉ là lớp da liền với khuôn mặt.
Chẳng chút mặc cảm, ngại ngần, anh kể: “Năm 1973, khi mẹ mang thai tôi được 4 tháng thì giặc Mỹ tràn vào làng tiến hành dồn dân lập ấp chiến lược. Nghe ngoại kể lại khi ấy chúng lùng sục bắn giết nên mọi người chạy tán loạn. Mẹ ráng đau vượt kênh băng đồng và vấp té khi bào thai trong bụng đang hình thành. Thế nên khi sinh tôi ra, nhìn đứa con trai đầu lòng không có khung mắt, ba buồn chán bỏ má con tôi mà đi. Khi tôi được 9 tuổi thì may mắn các thầy ở Trường mù Nguyễn Đình Chiểu tại TP HCM đến chiêu sinh. Từ năm 1983 đến năm 1988, tôi học xong cấp 1 tại trường. Sau đó, tôi được thầy Đào Khánh Trường khi ấy là giáo viên dạy nhạc ở trường tạo điều kiện học cấp 2, cấp 3 tại các trung tâm giáo dục thường xuyên ở thành phố”.
Video đang HOT
Năm 1996, sau khi học xong tú tài, cậu tú khiếm thị Dương Huỳnh Thanh Phú thi vào Trường Âm nhạc dân lập Sài Gòn nằm trên đường Võ Thị Sáu. Sau 4 năm học, anh chuyển sang học hệ trung cấp tại Nhạc viện TP Hồ Chí Minh. Kết thúc khóa học, anh về Trung tâm Bừng Sáng cùng thầy Trường dạy đàn, thanh nhạc cho các em khiếm thị.
Để duy trì cuộc sống và có điều kiện giúp các em đang theo học tại trung tâm, Phú phải trải qua nhiều khó nhọc: “Sau thời gian dạy cho các em ở Bừng Sáng, tôi dạy đàn cho người sáng mắt, đàn cho các quán nhậu, quán ăn, đàn cho các đám cưới… Dẫu cực khổ nhưng những đồng tiền tự kiếm được đã giúp tôi quên hết sự nhọc nhằn. Thực lòng mà nói, ngày còn nhỏ, tôi không nghĩ một người mù như mình có thể tự làm ra tiền, tự nuôi sống mình và sống có ích cho xã hội”.
Tự tin lần bước giữa đường đời trong bóng tối, hành trình vượt lên số phận của thầy giáo khiếm thị Dương Huỳnh Thanh Phú những tưởng sẽ dừng từ đây nhưng không, đầu năm 2006, anh đi đến quyết định táo bạo thi đại học. “Khoảng năm 2000, tôi tham gia cùng nhiều nhóm thiện nguyện đi làm các công tác xã hội tại các trường cai nghiện, trung tâm nuôi dưỡng người già, trẻ em lang thang, trẻ em có HIV/AIDS… Khi ấy tôi nhút nhát, không biết phải tiếp cận với những người ấy như thế nào, chỉ biết đàn hát phục vụ mà thôi. Rồi tôi bừng cháy suy nghĩ phải học đại học để nâng cao các kiến thức xã hội cũng như dễ dàng tiếp cận, sẻ chia những nhọc nhằn, khát vọng với các số phận cơ nhỡ, bất hạnh kia. Khi biết Trường Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân văn TP HCM mở lớp đại học tại chức chuyên ngành xã hội, tôi hào hứng vào cuộc. Nhưng muốn học phải thi 3 môn Văn-Sử-Địa. Vậy là tôi nhờ bạn bè mua giúp tài liệu về đọc rồi ghi âm lại, khi học tôi xả băng nghe. Đầu năm 2007, tôi thi đậu và trở thành sinh viên của trường”.
Với phương pháp học như thế, Phú chia vui đến giữa năm 2011 anh sẽ trở thành cử nhân. Sinh viên bình thường được cha mẹ trợ cấp tiền bạc nhưng chuyện học tập ở giảng đường còn gặp nhiều trở ngại, huống chi với một người khiếm thị vừa học vừa làm, vừa giảng dạy cho các em khiếm thị ở Bừng Sáng như Phú thì trở ngại, khó khăn ấy càng bội phần. Anh trải lòng: “Tôi thiệt thòi hơn mọi người đôi mắt nên việc học, việc làm đều gặp nhiều trở ngại. Để đạt được điều mình mong ước, tôi chỉ nghĩ đơn giản là mình phải nỗ lực, phải chịu khó, phải cầu thị”.
Làm theo câu nói “Có công mài sắt có ngày nên kim”, Phú cố gắng đạt thành tích cao trong học tập để lấy kết quả ấy “săn học bổng”. Nhờ nguồn học bổng của một Việt kiều tên Trung Kiên và những khoản thù lao từ những đêm đánh đàn ở các quán ăn, quán cà-phê mà anh có điều kiện trang trải cho cuộc sống và việc học!
Nhờ khổ luyện mà Phú không chỉ tinh thông các loại nhạc cụ, sử dụng thành thạo máy tính mà còn chinh phục giấc mơ giảng đường. Dân gian có câu “nghèo 2 con mắt, khó 2 bàn tay” với hàm ý, một người nếu không có đôi mắt thì cuộc sống sẽ gắn chặt với sự khốn cùng. Nhưng bóng tối không thể quật ngã được sinh viên khiếm thị Dương Huỳnh Thanh Phú. Mà trái lại là động lực giúp anh vượt lên định mệnh của số phận, tự tìm hướng đi cho cuộc đời mình và sống có ích cho xã hội
24H.COM.VN (Theo CAND)
Quà tặng Yamaha " Chung sức vì thế hệ tương lai" đến với học sinh Sóc Sơn.
Sau cuộc hành trình đến và trao tặng quà cho các em học sinh tại Long An và Hà Nội. Ngày 03/ 12/ 2010 Công Ty Yamaha Motor Việt Nam đã tiếp tục chương trình Qùa Tặng Yamaha " Chung sức vì thế hệ tương lai" đến và trao tặng 23.386 bộ đồ dùng học tập trị giá 1 tỷ đồng cho các em học sinh tiểu học huyện Sóc Sơn. Chương trình được diễn ra tại Trường Tiểu Học Thị Trấn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Trong không khí vui mừng và vinh dự của buổi lễ, ông Trần Văn Hữu - Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn đã phát biểu để bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo Công Ty Yamaha Motor Việt Nam đã dành cho các em học sinh của huyện Sóc Sơn. Sự quan tâm khích lệ động viên dành cho các em học sinh Sóc Sơn. Sự quan tâm khích lệ đó đã góp phần không nhỏ cho các em học sinh có được điều kiện để học tập tốt. Đặc biệt với các em học sinh nghèo đó là một món quà vô cùng quý giá để các em có thêm nghị lực vượt khó.
Thay mặt cho ban lãnh đạo Công Ty Yamaha Motor Việt Nam, Ngài Asano Masaki - Tổng Giám Đốc Yamaha Motor Việt Nam chia sẻ chung niềm vui với các em học sinh và chúc các em học sinh chăm ngoan, học giỏi. Ông Asano Masaki bày tỏ: Công Ty Yamaha Motor Việt Nam mong muốn cùng xã hội chung tay vun đắp cho những thế hệ tương lai. Vì vậy chương trình sẽ tiếp tục chung sức vì sự nghiệp xã hội hoá giáo dục tại Việt nam, là chiếc cầu thân ái gần gũi đến với tuổi thơ các miền, góp phần hỗ trợ thiết thực điều kiện học tập và mang lại niềm động viên khích lệ các cháu học sinh nuôi dưỡng ước mơ cho một tương lai tươi sáng. Chương trình Qùa Tặng Yamaha "Chung sức vì thế hệ tương lai" sẽ tiếp tục được nhân rộng để trong thời gian sắp tới đến với tất cả học sinh tiểu học cả nước sẽ được đón nhận niềm vui từ chương trình.
Trong buổi lễ, bên cạnh niềm vui được đón nhận những phần quà từ phía Công Ty Yamaha Motor Việt Nam, các em học sinh Trường Tiểu Học Thị Trấn còn được tham gia nhiều hoạt động giao lưu sinh hoạt văn nghệ có ý nghĩa của chương trình. Chương trình có sự góp mặt của nghệ sỹ hài Minh Vượng đã đem đến những tiếng cười rộn rã đến với các em học sinh. Đặc biệt trong chương trình có tiết mục " Giảng dạy an toàn giao thông" . An toàn giao thông luôn là mong muốn của Yamaha hướng đến mọi người, đặc biệt là thế hệ các em nhỏ, cần được giáo dục ý thức từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và với ý nghĩa vun đắp những kiến thức hữu ích cho lớp trẻ thơ, chương trình "Vui cùng ATGT cùng Yamaha" với những thiết kế mới mẻ về nội dung đã mang đến cho các em học sinh Trường tiểu học Thị trấn những bài học thú vị & bổ ích nhất.
Sự kết hợp giữa trao tặng đồ dùng học tập cùng với việc truyền đạt kiến thức an toàn giao thông đến với các em học sinh là mong muốn của Công Ty Yamaha Motor Việt Nam dành cho các em đó là: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, niềm vui đó cũng là niềm vui của cha mẹ, của thầy cô và của toàn xã hội.
Buổi sáng hôm nay ở Sóc Sơn trời se lạnh nhưng trong lòng mọi người tham dự buổi lễ trao tặng quà đều cảm thấy ấm áp lạ thường. Cái ấm áp đó là ta cảm nhận được từ những ánh mắt, nụ cười hồn nhiên của các em học sinh khi được đón nhận những món quà là những chiếc cặp xinh xắn, những cuốn vở thơm mùi giấy mới. Cái ấm áp mà ta cảm nhận từ tấm lòng yêu thương trẻ thơ và ước muốn cùng chung tay vun đắp cho thế hệ tương lai ngày mai một tương lai tươi sáng mà Yamaha Motor Việt Nam luôn hướng tới.
(24H.COM.VN)
Hùng "xe lắc" quyết không bỏ học Đi học từ 4h30 sáng bằng xe lắc, mất khoảng 2 tiếng đồng hồ là Cao Văn Hùng đến lớp. Cứ như thế, cậu học sinh tật nguyền người dân tộc Raglai không quản khó khăn, mỗi ngày vượt gần 20 km từ nhà đến trường rồi từ trường về nhà để theo đuổi việc học. Hiện nay Cao Văn Hùng là học...