Nghị lực của cậu học trò mồ côi nơi vùng biên

Theo dõi VGT trên

Mồ côi bố mẹ từ khi còn nhỏ, cuộc sống vốn khó khăn vất vả, nhưng với nghị lực vượt khó, em Hơ Văn Pó (sinh năm 1996, học sinh lớp 12B, Trường THPT Mường Lát, Thanh Hóa) không quản ngại khó khăn vất vả, sống tự lập một mình trên hành trình tìm con chữ.

Lần đầu gặp cậu học sinh nơi vùng biên, ấn tượng đầu tiên của tôi về Pó là dáng người cao gầy, trò chuyện hơi nhút nhát. Sau những phút làm quen, Pó mới trò chuyện cởi mở hơn.

Pó là con út trong gia đình có 5 anh chị em. Ở huyện vùng biên Mường Lát (Thanh Hóa), cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, nhà Pó cũng vậy, nằm ở mãi bản Cơm, xã Pù Nhi, cuộc sống quanh năm chủ yếu chỉ dựa vào cây ngô, cây sắn.

Nhà Pó có 5 anh chị em, nhưng không anh chị nào được đi học, phần vì gia đình quá nghèo, phần vì nếu các anh chị đi học thì sẽ không có ai đi làm nương, làm rẫy. Riêng Pó là con út, nên các anh các chị xin cho bố mẹ cho Pó được đi học, kiếm con chữ về còn mở mang với bản với làng.

Năm lên 9 t.uổi, mẹ Pó bị bệnh qua đời, chẳng lâu sau đó, năm 2009, bố em cũng rời bỏ anh em Pó mà đi. Hiện các anh chị đã lập gia đình, Pó về ở cùng với anh trai thứ 2. Thương em út còn nhỏ đã mồ côi, lại thích đi học, nên các anh em trong gia đình, mặc dù nghèo khó những vẫn cố gắng lo cho Pó đi học tiếp.

Năm vào cấp 3, để được đến trường, Pó phải đi bộ hơn 17km, thấy trường mới xây dựng chỗ nội trú, nên Pó xin vào ở. Ý thức được bản thân phải cố gắng học hành, cũng như tự lập trong cuộc sống nên Pó luôn gắng hết sức mình.

Nhà anh trai thứ 2 của Pó, có một cậu con trai cũng bằng t.uổi Pó, lúc xuống học cấp 3, hai chú cháu Pó đều đi học, nhưng sau đấy vì điều kiện không cho phép, nên phải bỏ học ở nhà làm nương rẫy. Thấy gia đình anh chị khó khăn, Pó cũng có ý định bỏ học về quê làm nương giúp anh chị, nhưng anh chị nhất quyết không cho Pó bỏ học, bảo phải cố gắng học hành thật tốt.

Xuống học ở trường cấp 3, vì xa nhà, điều kiện khó khăn, mỗi tuần Pó thường về nhà một lần, mỗi lần em mang 12 bát gạo theo, một ít măng khô, cùng với vài ba chục nghìn đồng. Không phụ lòng của anh chị em trong nhà, từ khi học cấp 2 cho đến cấp 3, năm nào Pó cũng đạt học sinh tiến tiến xuất sắc của trường.

Video đang HOT

Nghị lực của cậu học trò mồ côi nơi vùng biên - Hình 1

Em Hơ Văn Pó bên góc học tập.

Để có thêm t.iền sinh hoạt và mua đồ dùng học tập, cứ mỗi khi xuống trường, một buổi đi học, một buổi Pó lại tranh thủ xin đi làm thuê. Lúc thì Pó xin đi xúc cát cho xe tải, mỗi một buổi như vậy cũng được khoảng 40 nghìn đồng. Nếu không có ai xe chở cát, Pó lại lên rừng kiếm củi về bán hoặc đi làm thuê cho nhà thu mua phế liệu.

Có những hôm, đang kiếm củi trên rừng trời mưa to như trút nước, một mình em trong khu rừng tối om, nhưng vẫn cố gắng xuống núi để mang củi đi bán lấy t.iền mua đồ ăn.

Pó cho biết: “Hôm trước đi làm thuê, góp mãi mua được cái máy tính casio với một bạn nữa đóng chung t.iền mua sách học. Nếu không đi làm thì không có t.iền mua sách vở. Nhà anh chị khó khăn lắm, phải đi làm thuê mới có t.iền”.

Bữa cơm của cậu học trò nghèo, cũng như bao đám bạn học chung trường, sang nhất chỉ là bữa cơm có tý nước mắm, một ít măng rừng, nếu hôm nào nước sông Mã xuống cạn thì đi nhặt ít rêu về đồ lên ăn.

Khi được hỏi về ước mơ sau này, Pó cho biết, nếu thi vào đại học, thì em sẽ thi vào Học viện An ninh hoặc Hải quân, chứ nếu thi vào các trường khác thì nhà em sẽ không có điều kiện kinh tế để nuôi em ăn học.

Trong các môn học thì Pó học được các môn về khối A nhất. Muốn đi thi ĐH là một chuyện, nhưng em cũng đang trăn trở suy nghĩ sẽ lấy đâu ra kinh phí đi thi. Những ngày đầu năm học mới, chưa phải học thêm, nên Pó tranh thủ đi kiếm thêm việc làm, ai thuê gì em cũng làm, miễn là có t.iền để em tích góp, dành dụm thực hiện ước mơ sau này.

Đức Văn

Theo dân trí

Ba chị em dựng lều trọ học

Mong ước được đi học cứ thôi thúc trong đầu, thế nên từ năm lớp 3, c.ô b.é đã xin bố, mẹ cho ra "ở riêng" để được theo các thầy, cô giáo học cái chữ. Và rồi, không chỉ đi tìm chữ cho mình, cô bé còn thay cha, mẹ "cõng" thêm hai đứa em cùng đến lớp.

Chúng tôi đến thăm trường Tiểu học Trung Lý 2, xã Trung Lý huyện Mường Lát, Thanh Hóa, được nghe các thầy, cô giáo tại khu Tiểu học Cò Cài kể chuyện 3 chị em Ngân Thị Đòa dựng lều trọ học ở sau trường. Nghe chuyện về Đòa, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng về ý chí, nghị lực của một học sinh lớp 5, quyết tâm vượt khó để theo đuổi cái chữ. Đòa đã có "thâm niên" đi ở trọ từ khi vào lớp 1. Không chỉ lo cho bản thân mình, hàng ngày Đòa còn thay cha, mẹ "cõng" thêm hai đứa em cùng đến trường.

Căn lều ọp ẹp bằng tre, liếp nứa nằm chênh vênh trên đồi, sau khu Cò Cài, được cha, mẹ dựng cho 3 chị em ở để theo thầy học chữ. Thấy có người lạ ngó vào căn lều của mình, ban đầu cô bé có vẻ rụt rè, nhìn chúng tôi dò xét. Đến lúc nghe cô giáo Trịnh Kim Quế (giáo viên ở trường Cò Cài), giải thích: "Các bác này là nhà báo lên thăm trường và muốn lên thăm nơi ở của ba chị em con", thì Đòa mới yên tâm. Nhờ sự mạnh dạn của cô bé, mà chúng tôi đã được nghe em kể về quãng thời gian vượt rừng, băng suối để đến trường theo học...

Ba chị em dựng lều trọ học - Hình 1

Bữa cơm của ba chị em Ngân Thị Đòa trong lán trọ

Do hoàn cảnh gia đình quá nghèo, nhà ở cách điểm trường 5 cây số đường rừng, nên bố, mẹ không thể đưa chị em Đòa đến lớp hàng ngày được. Cách đây 5 năm, khi Đòa vào lớp 1, đã phải đi ở trọ để theo học. Nhà Đòa ở bản Chiềng, xã Trung Lý (nằm sát bờ sông Mã), nên bố, mẹ gửi Đòa sang xã Mường Lý (bên kia sông Mã) để ở trọ một nhà người quen. Đò giang cách trở, thi thoảng bố, mẹ mới vượt sông qua thăm và mang gạo cho con. Đến khi lên lớp 3, nguyện vọng của Đòa được về học ở khu Cò Cài, để bố mẹ không phải vượt sông sang nữa. Chiều theo ý con, bố vào bản Cò Cài, xin với nhà trường dựng một căn lều cho Đòa ở. Đòa kể: "Nhà con nghèo lắm, bố mẹ quanh năm đi làm nương, rẫy. Con là chị cả, nên mẹ bảo phải chịu khó học hành và dạy dỗ các em, để bố mẹ còn đi làm lấy ngô và thóc, gạo cho các con.

Cuộc sống của 3 chị em Đòa ở trong căn lều ọp ẹp bằng nứa ấy quả là khó khăn. Mùa đông đến, gió thổi ràn rạt suốt đêm lùa vào vách liếp, mấy chị em Đòa chung nhau một tấm chăn chưa đủ ấm. "Khi mùa đông đến, đêm Đòa phải đốt bếp than ở góc sàn của căn lều để lấy hơi lửa giữ ấm cho mình và hai đứa em. Nghĩ cũng tội lắm, thương lắm, nhưng ở đây ai cũng khó khăn cả, nên đành phải chịu thôi anh ạ!"- cô giáo Quế tâm sự.

Đòa cho hay, mỗi tháng, bố mẹ cấp cho 3 chị em từ 20.000 - 30.000 đồng để chi tiêu. Với ngần ấy t.iền, Đòa chỉ có thể xuống bản mua muối, mì chính và ít vừng khô. Còn rau xanh, tự Đòa đi tìm hái ở ven suối hoặc tranh thủ lên rừng hái măng. Lúc nào hết gạo, Đòa lại xuyên rừng về nhà cõng. Mọi sinh hoạt của 2 đứa em (một đứa lớp 3, em út học mẫu giáo) đều do một tay Đòa lo toan. Hàng ngày, Đòa phải dậy từ lúc gà gáy để hâm cơm, vệ sinh cá nhân cho em út, rồi cho em ăn sáng và đưa đến lớp. Xong công việc, cô bé trở về lều lo việc hái măng, rau rừng, kiếm củi... rồi về đón em ở lớp học. Buổi chiều, khi tan học, trở về lều, Đòa lại làm những công việc như một người mẹ cho đến đêm. Đến khi hai đứa em đã vùi đầu vào chăn ngủ, lúc đó Đòa mới có thời gian học bài.

Những ước mơ dung dị

Ba chị em dựng lều trọ học - Hình 2

Sau khi các em đã ngủ, Đòa mới tranh thủ học bài dưới ánh nến

Trong lúc tôi đang ngồi nghe c.ô b.é Đòa kể chuyện cuộc sống của 3 chị em, thì đứa em út Ngân Thị Huyện (5 t.uổi) đi chơi với các bạn ở dưới trường lò dò lên. Thấy người lạ, bé Huyện len lén đến cạnh người chị cả túm áo của chị giật giật, rồi nói với chị bằng tiếng Thái: "Noọng xếp toọng". Khi tôi hỏi cô giáo Quế xem bé Huyện nói gì, thì mới hay bé Huyện kêu đói, đòi ăn cơm. Cả tôi và cô giáo Quế phải giục Đòa cho em ăn cơm, Đòa mới đồng ý dọn bữa. Mâm cơm tối của ba chị em Đòa nhanh chóng dọn ra ở một góc lều. Mà gọi là "mâm cơm", chứ thực ra, chỉ có vẻn vẹn một đĩa muối vừng, một tô canh rau dớn và một rá cơm được nấu từ sáng để phần buổi tối.

Cô giáo Trịnh Kim Quế (chủ nhiệm lớp của Đòa), cho biết: "Cuộc sống khốn khó là vậy, nhưng từ khi ra "ở riêng" đến giờ, năm nào Đòa cũng đạt học sinh tiến tiến. Tuy khó khăn, nhưng tính Đòa khảng khái lắm. Nhiều hôm, các thầy, cô giáo trong trường muốn cho em út của Đòa cái bánh, hay miếng thức ăn ngon, thì mọi người phải nịnh mãi, Đòa mới đồng ý cho em nhận. Ở trường này, bản này những người lớn t.uổi ai cũng phải khâm phục ý chí kiên cường của cô bé, vừa chăm học, lại siêng năng, cần cù và lễ phép lắm"- cô Quế tâm sự.

Ở khu Cò Cài không có điện lưới, không có sóng điện thoại, đường ô tô đang làm dở, nên chỉ đi bằng xe máy. Vì vậy, mọi giao thương với bên ngoài vô cùng khó khăn. Đối với Đòa, em chưa bao giờ được tiếp cận với chốn đô thành hay nơi phố thị. Nên khi được hỏi, ước mơ của mình sau này, Đòa phấn chấn hẳn lên: "Con chưa bao giờ được đi xa. Nhưng con nghe thầy, cô giáo kể nên con ước sau này sẽ được học lên đến lớp 12, rồi đi thi đại học, để về dạy chữ cho các em nhỏ ở bản con". Vừa dứt lời, bỗng gương mặt Đòa chùng xuống, tỏ vẻ buồn rầu, rồi em thổ lộ: "Con chỉ lo bố, mẹ không có t.iền nuôi con theo học thôi. Còn hai em gái của con nữa". Nói xong, Đòa khóc. Đứa em út ngồi trong lòng Đòa cứ ngửa cổ lên nhìn chị gái ngơ ngác.

Theo Thái Dương (An ninh thủ đô)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lộ địa điểm Midu hưởng tuần trăng mật sang chảnh
06:33:28 04/07/2024
Cô đào có cuộc đời bi đát nhất: Uống thuốc vì chồng bỏ rơi, 21 t.uổi ôm con ngã quỵ bởi câu nói như dao găm
07:00:00 04/07/2024
Dàn thí sinh gây bất ngờ tại Sơ khảo Miss Grand Vietnam 2024, 1 nhân vật 2 lần out top cũng có mặt
06:52:53 04/07/2024
Ly hôn chồng cũ vì không sinh được con, vừa cưới chồng mới thì có bầu, nhưng xét nghiệm ADN xong chị tôi lại phải ly hôn tiếp
08:31:31 04/07/2024
Mỹ nhân cổ trang gây bão MXH với nhan sắc đẹp hơn tranh vẽ, netizen tấm tắc khen "tạo hình xuất sắc nhất sự nghiệp"
06:27:13 04/07/2024
Sao nam vô duyên bậc nhất showbiz
06:47:05 04/07/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập cuối: Tất cả các nhân vật đều có cái kết đẹp trừ một người
06:18:43 04/07/2024
"Bạn trai quốc dân" Hoa ngữ sau 8 năm giờ già như ông chú hói đầu gây choáng, netizen "lác mắt" không nhận ra
06:21:41 04/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cháy 2.000 m2 nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

Tin nổi bật

11:38:52 04/07/2024
Đến 23 giờ 10 phút, đám cháy đã cơ bản được khống chế. Hiện, lực lượng phòng cháy, chữa cháy đang dồn toàn lực để dập tắt hoàn toàn vụ cháy.

Ăn diện luôn dẫn đầu xu hướng, công nương Diana từng có lúc mặc kiểu áo "xấu xí" này vì lý do đặc biệt

Thời trang

11:33:16 04/07/2024
Thường xuyên tạo nên cơn sốt thời trang với váy áo thanh lịch, duyên dáng hoặc lộng lẫy, Công nương Diana cũng có lúc giản dị bất ngờ với chiếc áo nỉ.

Những ngày rong ruổi Tây Bắc

Du lịch

11:29:59 04/07/2024
Ngày ấy, sáu người chúng tôi trên ba chiếc xe máy rong ruổi những cung đường khắp miền Bắc Hà, Xín Mần, Si Ma Cai, Hoàng Su Phì tươi đẹp.

Zenless Zone Zero chính thức ra mắt

Mọt game

11:26:58 04/07/2024
Vào 9h sáng ngày 04/07/2024 (theo giờ Việt Nam), tựa game Zenless Zone Zero đã chính thức ra mắt trên toàn cầu. Game có mặt trên cả 4 nền tảng iOS, Android, PS5 và Microsoft Windows và hoàn toàn miễn phí.

Phong thủy nhà ở: Tránh những màu sắc đại kỵ

Trắc nghiệm

11:10:30 04/07/2024
Thông thường, chúng ta thường chọn màu sắc trang trí cho không gian sống của mình theo cá tính, sở thích của mình.Tuy nhiên, nếu mình chọn màu sắc trùng với màu đạ

Vợ vào nhà tắm rất lâu còn nghe tiếng khóc bên trong, tôi nhanh tay mở cửa thì kinh hoàng khi thấy cảnh tượng này bày ra trước mắt

Góc tâm tình

10:59:06 04/07/2024
Tôi thấy vợ ôm đầu khóc rất thảm thương. Tôi hỏi vợ có chuyện gì thì cô ấy nói rất có lỗi với tôi. Tôi và vợ lấy nhau gần hai năm. Tôi làm xây dựng, vợ tôi là kế toán.

Trạm cứu hộ trái tim - Tập 51: Ngân Hà hạnh phúc viên mãn, An Nhiên bị tâm thần

Phim việt

10:43:59 04/07/2024
Kết phim Trạm cứu hộ trái tim làm hài lòng người xem khi người đã làm những việc sai trái thì đã phải trả giá, người xứng đáng được hạnh phúc thì đã có cái kết viên mãn.

Đằng sau việc Armenia công nhận nhà nước Palestine và phản ứng của Israel

Thế giới

10:40:47 04/07/2024
Đây là thời điểm thử thách đối với quan hệ Armenia - Israel. Hành động của Armenia được đưa ra khi cuộc xung đột ở Gaza vẫn tiếp diễn đã gửi đi những tín hiệu sai đến những bên đang giao chiến.

Lớp tiếng Anh đặc biệt của thầy giáo 9X khiến xã phải phát loa giúp chiêu sinh

Netizen

10:39:28 04/07/2024
3 năm nay, nhiều học sinh nghèo tại vùng nông thôn ở Quảng Nam đã được học tiếng Anh miễn phí nhờ sự nhiệt tình và tận tâm của thầy giáo trẻ.

Khi mỹ nhân Việt đeo kim cương đắt giá do chồng tặng, người cuối cùng xỏ nhẫn 22 tỷ "gây sốt" cõi mạng

Phong cách sao

10:39:22 04/07/2024
NSND Trịnh Kim Chitừng đăng tải hình ảnhmón trang sức khủng mà ông xã tặng cho cô. Nữ nghệ sĩđược ông xã là doanh nhân Võ Trấn Phương tặng chiếc nhẫn kim cương lấp lánh và tinh khiết vô cùng.

Southgate vẫn đang đúng

Sao thể thao

10:32:19 04/07/2024
Đội tuyển Anh đang chơi thứ bóng đá buồn tẻ dưới thời của HLV Gareth Southgate, nhưng vẫn lọt vào vòng tứ kết Euro 2024.