Nghỉ học vì dịch Covid-19, nam sinh Mỹ viết 2 cuốn sách
Trong thời gian trường chuyển sang học trực tuyến vì dịch Covid-19, sinh viên dự bị ngành y ở Mỹ có hai cuốn sách thiếu nhi được xuất bản.
Năm 2018, khi còn học lớp 12 trường Trung học Port Richmond ( New York, Mỹ), Don James Kiriella, lúc đó mới 17 tuổi, bắt đầu ủng hộ phong trào chống nạn bắt nạt và viết cuốn sách thiếu nhi về chủ đề này – The Bullied Tomato .
Ở tuổi 20, Don James Kiriella có 3 cuốn sách được xuất bản. Ảnh: Silive .
Hai năm sau, ở tuổi 20, nam sinh dự bị ngành y ĐH bang New York ở Old Westbury tiếp tục cho ra mắt hai cuốn sách được viết trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội vì dịch Covid-19.
“Tôi tận dụng 9 tháng qua, thời gian xã hội áp dụng lệnh giãn cách cùng các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt để viết hai sách T he Little Cashew Nut và The Red White and Blue Friends “, Kiriella, chàng trai gốc Sri Lanka, chia sẻ.
Theo Silive , ban đầu, Don Kiriella không định tiếp tục viết sách do học dự bị ngành y quá nặng nề. Tuy nhiên, lịch trình bận rộn của nam sinh New York thay đổi khi dịch Covid-19 lan đến Mỹ hồi tháng 3/2019.
Video đang HOT
Kiriella chuyển về nhà để học trực tuyến thay vì ở lại trường. Việc học online giúp nam sinh 20 tuổi có nhiều thời gian rảnh dành cho đam mê viết lách.
Nói về lý do tiếp tục viết nạn bắt nạt ở hai cuốn sách mới, Kiriella cho hay dịch bệnh lan rộng cả nước, cướp đi sinh mệnh của hàng trăm nghìn người, ảnh hưởng cuộc sống của hàng triệu người Mỹ. Do đó, chàng trai này muốn thông qua hai cuốn sách này để nâng cao nhận thức về nạn bắt nạt cùng các vấn đề xã hội khác như trầm cảm, lo lắng vì dịch.
Hai cuốn sách mới của Kiriella tiếp tục nói về nạn bắt nạt và có thêm các vấn đề xã hội nảy sinh do dịch Covid-19. Ảnh: Silive .
Nam sinh tâm sự thêm việc xác định chủ đề cho cuốn sách luôn khó, kể cả với những nhà văn lão luyện. Tuy nhiên, sau thời gian dài vùi đầu vào việc học, lần đầu tiên, Kiriella cảm thấy mãn nguyện vì được viết trở lại. Cuộc sống không chỉ xoay quanh việc học và chuẩn bị cho các bài kiểm tra.
“Tôi thích làm những việc đòi hỏi sự sáng tạo cho mục đích tốt đẹp”, nam sinh dự bị ngành y bộc bạch.
Trong sách mới, Kiriella phản ánh môi trường xã hội trong đại dịch, đặc biệt các vấn đề sức khỏe tâm thần do bị cách ly, sống cô lập và cô đơn.
“Trong 6 tháng cách ly liên tục, tôi không tiếp xúc ai ngoài bố mẹ. Chị gái phải kiểm tra tâm lý cho tôi. Một lần nữa, trên các bản tin, tôi lại nghe về những đứa trẻ bị đẩy đến bờ vực của sự điên loạn do chứng trầm cảm, thậm chí một số em tự tử”, tác giả trẻ chia sẻ.
Kiriella cho rằng việc các trường mời diễn giả về nói chuyện về bạo lực học đường và tự tử ở tuổi vị thành niên là chưa đủ. Thông thường, hoạt động này diễn ra 6 tháng một lần hoặc lâu hơn. Anh hy vọng trường tổ chức hoạt động như vậy nhiều hơn.
Bản thân Kiriella cũng nỗ lực thông qua sách mới để tiếp tục nói về nạn bắt nạt, đồng thời góp phần giải quyết những ảnh hưởng của dịch bệnh đối với người già, trẻ em, đặc biệt chứng trầm cảm và bị phân biệt đối xử.
Một trường đại học ở TP.HCM cho sinh viên nghỉ Tết 49 ngày
Sinh viên từ năm thứ hai của ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 18/1 đến 7/3.
Mới đây, ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán cho sinh viên toàn trường.
Theo đó, sinh viên (trừ năm thứ nhất) được nghỉ từ ngày 18/1 đến hết ngày 7/3 (từ ngày 6 tháng chạp đến ngày 24 tháng giêng), tức 49 ngày. Sinh viên năm thứ nhất sẽ được nghỉ từ ngày 1/2 đến hết ngày 1/3 (từ ngày 20 tháng chạp đến ngày 18 tháng giêng, tổng cộng 4 tuần.
Sinh viên sẽ có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán khá dài. Ảnh: Duy Anh.
TS Nguyễn Tấn Trần Minh Khang, Phó hiệu trưởng ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết sở dĩ năm nay sinh viên được nghỉ Tết dài ngày là để đồng bộ lịch học giữa sinh viên năm thứ nhất và các năm còn lại.
Năm 2020, do ảnh hưởng dịch Covid-19, kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh bị trễ hơn một tháng so với dự kiến, do đó sinh viên năm thứ nhất cũng nhập học muộn hơn. Để đồng bộ thời gian đào tạo so với các khóa trên, Tết Nguyên đán 2021, sinh viên năm thứ nhất nghỉ ít hơn. Sinh viên các năm còn lại nghỉ dài hơn.
"Hơn nữa, trường cho các em nghỉ dài để thuận tiện và tiết kiệm khi mua vé tàu, xe về quê, tránh các đợt cao điểm di chuyển của người lao động và sinh viên các trường khác", ông Khang nói.
Trong khi đó, đa số trường khác của ĐH Quốc gia TP.HCM đều cho sinh viên nghỉ Tết khoảng 2-4 tuần. Sinh viên ĐH Kinh tế - Luật được nghỉ Tết từ ngày 8/2 đến hết 21/2. Sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Bách khoa nghỉ Tết 22 ngày (từ ngày 1/2 đến hết ngày 21/2).
ĐH Khoa học Tự nhiên cho sinh viên nghỉ Tết khoảng một tháng từ ngày 4/2 đến ngày 8/3 (ngày 23 tháng chạp đến 25 tháng giêng).
Các trường đại học khác tại TP.HCM cũng cho sinh viên nghỉ Tết từ 2 tuần đến một tháng. ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM cho sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu từ ngày 4/2 (ngày 23 tháng chạp năm Canh Tý) đến hết ngày 21/2 (ngày 10 tháng giêng năm Tân Sửu). Tổng thời gian nghỉ là 18 ngày (bao gồm ngày cuối tuần).
ĐH Y Dược TP.HCM cho sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 1/2 (ngày 20 tháng chạp năm Canh Tý) đến hết ngày 19/2 (ngày 8 tháng giêng năm Tân Sửu). Tổng thời gian nghỉ bao gồm cả ngày cuối tuần là 21 ngày.
ĐH Tôn Đức Thắng cho sinh viên nghỉ Tết từ ngày 6/2 (ngày 25 tháng chạp năm Canh Tý) đến hết ngày 21/2 (ngày 10 tháng giêng năm Tân Sửu). Tổng thời gian nghỉ bao gồm ngày cuối tuần là 16 ngày.
Nigeria: Mô hình đào tạo mới trong các trường đại học ứng phó Covid-19 Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn tới các cơ sở giáo dục đại học tại Nigeria, nhưng theo đánh giá của chuyên gia, các trường đã phát triển hệ thống học từ xa sẽ đứng vững trong tương lai. Trường Đại học Obafemi Awolowo, Nigeria. Trường Đại học Obafemi Awolowo (OAU), nằm tại thành phố Ife, đã thành lập Trung tâm Đào...