Nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19: Bố mẹ và các con thành “bạn học”
Từ khi nhà trường triển khai dạy học trực tuyến vì học sinh nghỉ học dài ngày để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều phụ huynh đã trở thành bạn đồng hành cùng con trong học tập.
Vừa làm việc vừa kèm con
Kể từ đầu tháng 4, chị Tâm cùng con gái đang học lớp 2 tại một trường tiểu học ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) lại đồng hành cùng nhau. Người mẹ vừa làm việc từ xa, vừa hỗ trợ con học trực tuyến.
Hôm nay con gái chị Tâm học trực tuyến 2 môn Tiếng Việt và Toán.
Lịch học này được giáo viên chủ nhiệm đều đặn gửi tới phụ huynh vào cuối mỗi tuần. Trong đó thông báo rõ: thứ mấy các em sẽ học môn gì, bài nào, học sinh cần chuẩn bị đồ dụng học tập gì và sau khi học xong sẽ làm bài tập nào.
Kết thúc mỗi ngày học, giáo viên lại gửi tin nhắn tới nhóm phụ huynh của lớp để nhờ gia đình hỗ trợ, hướng dẫn các em hoàn thành nhiệm vụ học tập đã được giao.
Tuỳ tình hình học tập của học sinh, giáo viên sẽ có lưu ý, hướng dẫn và yêu cầu luyện tập phù hợp với các em.
Việc trao đổi giữa thầy cô và phụ huynh diễn ra thường xuyên, để bố mẹ nắm bắt được việc học của con và có những hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời, giúp con học online hiệu quả.
Những ngày đầu con học trực tuyến, chị Tâm ngồi học cùng con để nắm bắt cách dạy – học, từ đó hỗ trợ con học tập hiệu quả; đồng thời hướng dẫn cách sử dụng ứng dụng học online.
Cô giáo ở Tuyên Hoá, Quảng Bình đến tận nhà để kèm học sinh mùa dịch Covid-19.
Bây giờ con gái chị Tâm đã tự vào được lớp học trực tuyến, biết cách giơ tay xin phát biểu, bật micro khi trả lời cô giáo và tắt micro lúc nghe cô giảng bài để tránh làm ồn ào.
Làm việc bên cạnh lúc con học online, chị Tâm vừa giám sát, nhắc nhở con tập trung ý thức, lúc con phát biểu, người mẹ dừng các cuộc trao đổi điện thoại, vừa để không làm ồn lớp học, vừa nắm bắt xem con đã hiểu bài chưa và hỗ trợ về sau.
Chị Tâm cho biết, trước đây mình chỉ giám sát và hướng dẫn con làm bài tập cô giao mỗi tối khi ở nhà, chưa từng xem con học tập tương tác với giáo viên và bè bạn như thế nào chứ chẳng nói đến việc ngồi học cùng con.
Video đang HOT
Việc liên lạc, phối hợp với giáo viên, nhà trường cũng diễn ra chỉ định kỳ hoặc khi có vấn đề gì xảy ra với riêng con.
“Con nghỉ dài ngày và học trực tuyến, bố mẹ phải thay nhau ở nhà trông hai bé và hỗ trợ con lớn học tập.
Khó khăn đó đồng thời lại mở ra nhiều cơ hội để chúng tôi được ở gần con hơn, cùng trải nghiệm và tham gia với con vào quá trình học tập theo phương thức mới.” – chị Tâm cho biết.
Phụ huynh một trường tiểu học ở huyện Quỳnh Phụ ( Thái Bình) cũng đều đặn nhận được thông báo và lời nhắn nhủ của giáo viên liên quan đến việc học từ xa của học sinh.
Một phụ huynh có con học lớp 1 nói: “Phụ huynh ở quê bận rộn công việc đồng áng nên giáo viên nhiệt tình tổ chức lớp học trực tuyến tương tác thầy – trò.
Mỗi tuần vài lần, cô giáo lại gửi hướng dẫn bài học, yêu cầu bài tập vào nhóm zalo của lớp để phụ huynh phối hợp cho con học bài.
Nhà tôi không có điều kiện in tờ bài tập cho con, cô giáo chủ nhiệm lại hỗ trợ in ra để bố mẹ tới lấy về”.
Học sinh học trực tuyến tại nhà mùa Covid-19.
Bố mẹ và con thành “bạn học”
PGS.TS Nguyễn Văn Biên (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu đề xuất mô hình gia đình – nhà trường – xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế”) cho rằng, việc học sinh phải học ở nhà vì dịch Covid-19 đã làm chuyển đổi vai trò của cha mẹ đối với giáo dục các con.
Trước đây, phần lớn phụ huynh chủ yếu chỉ dành thời gian buổi tối để hướng dẫn con ôn bài hoặc thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn của thầy cô.
Các cuộc trò chuyện với con thường về nội dung: tình hình học tập trên lớp, mối quan hệ với thầy cô, bạn bè.
“Với khoảng thời gian ấy và các câu chuyện đó, cha mẹ hầu như đóng vai trò là người dõi theo và quan sát hoạt động ở trường của con.
Nhưng trong 3 tháng nay, cha mẹ và con cái ở bên nhau. Vì vậy, họ không còn là quan sát viên nữa, mà thực sự trở thành người đồng hành cùng con trong học tập và thực hiện sứ mệnh cao cả là trở thành một nhà giáo dục cho chính các con”, PGS.TS Nguyễn Văn Biên nói.
Ông Biên cho rằng, dịch Covid-19 đặt ra yêu cầu cấp thiết trong phối hợp giữa gia đình – nhà trường để giáo dục học sinh khi các em không thể đến trường.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Văn Biên, từ các nguyên tắc trên, có thể thấy lời giải cho bài toán phối hợp giữa cha mẹ học sinh và nhà trường sao cho hiệu quả, đặc biệt ở giai đoạn giáo dục trực tuyến này.
Thứ nhất, các hoạt động phối hợp giữa gia đình – nhà trường cần được xây dựng trên nền tảng niềm tin. Tức là giữa cha mẹ và giáo viên cần có sự tin tưởng, tín nhiệm từ đó sẵn sàng phối hợp cùng nhau trong hoạt động hỗ trợ học trò.
Thứ hai, gia đình – nhà trường cần ủng hộ nhau, tạo động lực cho cả hai bên.
Thứ ba, phụ huynh và giáo viên cần đồng hành trong hoạt động học tập của học sinh.
Cuối cùng, để sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình đạt hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn học từ xa này, việc cung cấp thông tin phản hồi hai chiều là cực kỳ quan trọng.
Do đó, cần tăng cường trao đổi, phản hồi hai chiều để các gia đình và giáo viên nắm bắt chính xác tình hình học tập của học sinh, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.
Quỳnh Nguyễn
Mất ăn mất ngủ khi làm giáo viên dạy online bất đắc dĩ
Đột ngột trường nghỉ học vì dịch Covid-19, các giáo viên bỗng trở thành người dạy online mà chưa kịp chuẩn bị nhiều. Vì thế đã có những câu chuyện không dễ gì quên trong những ngày dạy học đặc biệt này.
Một giáo viên tiểu học dạy trực tuyến (ảnh minh họa) - ẢNH: THÙY ANH
Lần đầu kết nối, toát cả mồ hôi
Tôi trở thành cô giáo dạy học online. Giải pháp khả thi nhất được nhiều trường học, cơ sở giáo dục trên cả nước áp dụng khi dịch Covid-19 lan rộng. Đối với các giáo viên phổ thông còn trẻ, giảng viên đại học, việc dạy online tiếp cận nhẹ nhàng; tuy nhiên với các giáo viên tiểu học, nhất là những cô giáo lớn tuổi, ít thời gian tiếp xúc với công nghệ thông tin thì lại tương đối khó khăn.
Tôi là cô giáo tiểu học U.50 dạy online khi dịch Covid-19 bùng phát. Đảm nhận công việc dạy học online cho các học sinh những ngày này khiến tôi mất ăn mất ngủ. Kết nối thiết bị máy tính, tai phone, loa, camera những lần đầu làm tôi toát mồ hôi.
Nỗi khổ trong dịch bệnh đúng là không trừ một ai. Nhiều hôm đăng nhập mà máy cứ báo lỗi khiến tôi phát sốt, chưa kể camera trở chứng không lên hình, loa thì không nghe được, phải nhờ người nọ người kia.
Trở thành bạn tâm giao của học sinh trong dịch
Vì tình thương đối với những đứa trẻ mà tôi tìm tòi, học hỏi và dạy học sinh rất chu đáo, nhiệt tình, cho dù là dạy online. Tôi thật sự yêu thương trẻ em, không chỉ dạy học cho chúng mà tôi còn phải trả lời những câu hỏi trời ơi đất hỡi.
Đời sống ngày một phát triển kéo theo vòng xoáy của xã hội nên mối quan hệ gia đình có phần lỏng lẻo. Những đứa trẻ thường thấy cô đơn khi bố mẹ quá bận rộn với công việc và nhiều mối quan tâm khác. Vì thế các bậc phụ huynh phải chọn cho con mình một người bạn tinh thần và đó không ai khác là những thầy cô giáo, giúp cho những đứa trẻ lấy lại cân bằng trong cuộc sống, vơi đi những buồn tủi, cô đơn hằng ngày.
Điều đó cũng thật dễ hiểu khi nhiều đứa trẻ gắn bó với cô giáo, chứng kiến và chia sẻ nhiều buồn vui trong đời sống. Những câu chuyện của nhiều đứa trẻ khiến tôi ngỡ ngàng, chúng như người bạn tâm giao làm tôi ngộ ra nhiều điều thật ý nghĩa.
Dạy học trực tuyến cho học sinh tiểu học cũng khá vất vả, nhất là những học sinh cá biệt. Nhưng vì tình thương đối với trẻ thơ mà tôi lại thấy rất vui vẻ. Tôi rất bằng lòng và yêu thích công việc dạy học online của mình cũng như yêu thương những đứa trẻ...
Những chữ "K" cần có khi dạy trực tuyến
Giáo viên và phụ huynh chú ý đến các điểm bắt đầu bằng chữ "k": kế hoạch, kiên trì, khuyến khích và kiểm tra.
Xây dựng kế hoạch học tập cho trẻ. Kế hoạch cần cụ thể từng tuần, từng ngày, hài hòa giữa các môn học, hợp lý giữ lý thuyết và bài tập. Không nên quá nặng nề dễ tạo nên sự quá sức cho trẻ.
Phải kiên trì, nhẫn nại vì để cho trẻ tự ý thức học trực tuyến tại nhà hiệu quả không phải dễ dàng chút nào. Do không được sự nhắc nhở trực tiếp của giáo viên, nhiều em thiếu nhiệt tình, dễ nản chí, dễ bỏ cuộc, không kết quả.
Cần khuyến khích, khích lệ việc học trực tuyến của trẻ.
Khó khăn lớn nhất trong học trực tuyến hiện nay là việc kiểm tra, đánh giá. Bao gồm việc kiểm tra số lượng, tình hình học trò tham gia và đánh giá hiệu quả bài học. Nếu làm tốt khâu này, học sinh ít có động lực để học. Vì vậy giáo viên cần phải có cách thu nhận bài làm của học sinh hợp lý để tránh tiêu cực. Phụ huynh cũng nên quan tâm nắm bắt kết quả việc học của con em.
Ngọc Tuấn
Thu Hiền (Giáo viên ở Đà Nẵng)
Covid-19: Bị phản ứng vì thu học phí, trường quốc tế "xin thêm thời gian" Sau khi phụ huynh phản ứng với việc thu học phí trong khi nghỉ dịch Covid-19, Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (TPHCM) xin thêm thời gian để phản hồi lại với một giải pháp hợp lý hơn. Mới đây, Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc gửi đến phụ huynh thư thông báo mới nhất sau khi phụ huynh phản ứng...