Nghỉ học phòng dịch Covid-19: ‘Ăn Tết Nguyên đán thành tết nguyên tháng’
‘Tết nghỉ ít quá, dự định ở nhà không lâu phải khăn gói lên thành phố. Nào ngờ đâu ăn Tết Nguyên đán thành tết nguyên tháng…’, Kiều Anh, sinh viên năm 2, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, bày tỏ về nghỉ học do dịch Covid-19.
Cổng trường ĐH vắng bóng sinh viên vì nghỉ học phòng dịch Covid-19 – Đăng Nguyên
Trước tình hình diễn biến của dịch Covid-19, nhiều trường ĐH đang cho sinh viên nghỉ học đến hết tháng 2 để tránh dịch. Bất ngờ với lịch nghỉ dài, nhiều sinh viên đã gặp phải các tình huống trớ trêu, dở khóc dở cười.
Lên xe rồi lại xuống vì được nghỉ
Phan Kiều Anh (sinh viên năm 2, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM), cho biết mùng 6 tết năm nay, Kiều Anh đi họp lớp, dự định mùng 9 tết sẽ trở lại thành phố học. Kiều Anh hẹn cô giáo của mình là năm sau sẽ về họp lớp tiếp. Nhưng, đến nay do sinh viên nghỉ học vì dịch Covid-19 nên cô trò cứ… gặp nhau hoài.
Kiều Anh cũng mua vé xe lên TP.HCM rồi hủy 4 lần. Gọi đến nhà xe, chưa kịp nói gì, nhà xe đã hiểu và hỏi ngay: “Hủy vé nghỉ dịch đúng không em?”. Đến nỗi Kiều Anh sợ tới cuối tuần vì cứ tới ngày này là có thông báo nghỉ học, rồi Kiều Anh lại xin huỷ vé xe.
Lác đác sinh viên đến trường ĐH vì… nhớ trường – Đăng Nguyên
“Tết nghỉ ít quá, dự định ở nhà không bao lâu phải khăn gói lên thành phố. Mình nói với ba mẹ là năm nay hết tết con đi. Nào ngờ đâu ăn Tết Nguyên đán thành tết nguyên tháng. Giờ ở nhà ăn cơm cùng gia đình và được ba mẹ chăm sóc kỹ lưỡng nhưng mình cảm thấy nhớ trường, nhớ bạn bè. Kỳ nghỉ lịch sử này chắc nhớ hoài, nghỉ tết mà cứ ngỡ nghỉ hè. Mình cứ ngỡ giao thừa mới hôm qua”, Kiều Anh bày tỏ.
Lại Thị Ngọc Huệ (sinh viên năm 2, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) thì nhớ mãi cảnh đã đặt vé xe để đi học, nhưng ngồi trên xe, chờ 15 phút nữa xe chạy thì… nhận thông báo nghỉ học vì dịch Covid-19. Huệ xuống xe đi thẳng về nhà!
“Mình năn nỉ rất nhiều nhà xe mới cho hủy vé. Ban đầu, gặp cô bán vé để hủy, cô khá khó chịu. Nhưng khi cô biết mình được nghỉ tránh dịch Covid-19 thì cô thông cảm, dặn dò mình kỹ là nhớ tránh đến nơi đông người. Cô còn chúc mình có kỳ nghỉ vui vẻ và chúc học tốt. Thật sự mình rất ấm lòng. Mình chỉ lo khi trở lại giảng đường không tập trung được nhiều vào bài giảng vì dư âm của kỳ nghỉ tết lịch sử này quá dài”.
Du lịch hủy tour nên về nhà sớm!
Năm nay, Mã Phượng Thi (sinh viên năm 3, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) đi làm phụ tour du lịch ở Phú Quốc không về nhà ăn tết cùng gia đình. Thi vừa làm, vừa học hỏi, biết được nhiều thứ mới lạ. Nhưng do dịch Covid-19, nhiều đoàn du lịch sau ngày 26.1 đều bị hủy nên Thi lại… phải về nhà sớm.
Hành lang giảng đường vắng lặng – Đăng Nguyên
Là một sinh viên báo chí, đam mê chụp ảnh, Trần Thế Nguyên (sinh viên năm 2, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cũng cho biết bộ ảnh dự định chụp năm nay đã… phá sản.
“Mình rất thích chụp ảnh. Ở quê mình, mọi năm vào dịp tết luôn diễn ra các sự kiện văn hóa, lễ hội ở các đền, chùa, rất thích hợp để thực hiện một bộ ảnh. Nhưng do dịch Covid-19, tất cả các lễ hội đều hủy, khiến bộ ảnh của mình bị phá sản. Đó là cái tết không lễ hội đầu tiên mà mình chứng kiến”, Thế Nguyên chia sẻ.
Nhưng cũng nhờ kỳ nghỉ tết lịch sử này, Nguyên đã sắp xếp được một chuyến đi về Cà Mau để tránh dịch rất đáng nhớ. Lần đầu, Nguyên được ăn đặc sản cua Cà Mau chính gốc, được ăn món lẩu cá trắm, lần đầu nghe đến nghề đan lú và được trải nghiệm đời sống bình dị của người dân tại đây. Đó là những trải nghiệm thú vị mà Nguyên chưa từng trải qua bao giờ.
Khu tự học một trường ĐH vắng vẻ – Đăng Nguyên
Bên cạnh đó, cũng có sinh viên vào TP.HCM dù được nghỉ học vì dịch Covid-19. Phạm Ngọc Hiệu (sinh viên năm 3, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) cho biết: “Mình quyết định vào TP.HCM giữa những ngày dịch, vì mình đang có đề tài cần vào báo cáo. Mình đã vào được 2 tuần và đang tiếp tục cùng nhóm nghiên cứu làm việc trong kỳ nghỉ này”.
Theo thanhnien
Viêm phổi Vũ Hán: Lãnh đạo trường ĐH không cho sinh viên nghỉ học nói gì?
Tính đến sáng 1/2, nhiều trường ĐH cho sinh viên nghỉ thêm 1 tuần để phòng dịch viêm phổi Vũ Hán. Nhưng cũng có trường quyết định cho sinh viên học như lịch học thông báo trước đó đã khiến nhiều bạn thắc mắc.
Theo lãnh đạo nhiều trường, hiện tại không nhất thiết cho sinh viên nghỉ học để phòng dịch viêm phổi Vũ Hán (virus corona).
Việt Nam có ca bệnh nhiễm virus corona thứ 6 là nữ lễ tân tại Nha Trang
Học để sinh viên tránh dịch!
Lãnh đạo Trường ĐH Mở TP.HCM quyết định sinh viên vẫn đi học như bình thường từ ngày 3.2 như lịch trước đó. Tuy nhiên, sáng 1.2, sau cuộc họp diễn ra vào chiều tối hôm qua, Tổ phản ứng nhanh phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV của Trường ĐH Mở TP.HCM đã đưa ra khuyến cáo lần 1 đối với sinh viên. Khuyến cáo này đưa ra quan điểm của trường có một số điểm khá đặc biệt.
Theo đó, Tổ phản ứng nhanh cho biết căn cứ trên khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống dịch 2019-nCoV, căn cứ trên tình hình thực tế nền nhiệt độ phía Nam luôn trên 25 độ C là nhiệt độ không phù hợp cho sự phát triển của 2019-nCoV. Như vậy, hiện tại virus corona hoạt động trên nền nhiệt độ thấp và ẩm. Mặt khác thời gian ủ bệnh của virus này là 14 ngày, do đó việc cho sinh viên nghỉ học là không có giá trị trong công tác phòng, chống dịch.
Tiến sĩ Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM, cũng cho rằng hiện tại sinh viên ở ngoài TP.HCM, đặc biệt sinh viên ở phía Bắc về nhập học cũng là cơ hội để các sinh viên xa nguồn dịch, được sinh hoạt ở môi trường an toàn hơn.
Nhân viên khử khuẩn phòng học Trường ĐH Mở TP.HCM Nhà trường cung cấp
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cũng cho rằng cả nước mới phát hiện mới 6 người bị nhiễm (chủ yếu về từ Vũ Hán), chưa có ai tử vong trong khi đợt nghỉ tết rồi có cả ngàn người tử vọng vì tai nạn. TP.HCM có vài triệu dân nhập cư từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc (vùng có dịch) khả năng mang mầm bệnh vào thành phố cao hơn vài trăm ngàn sinh viên nên có hoãn việc học một tuần cũng vô nghĩa.
"Thông thường virus cúm và viêm phổi khó sống ở vùng có nhiệt độ cao như TP HCM. Vì vậy, để sinh viên từ quê vào TP.HCM sớm sẽ an toàn hơn khi thành phố mình chưa có dịch. Ở các vùng lạnh càng lâu khả năng nhiễm bệnh càng lớn", ông Dũng chia sẻ.
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, đừng nên tin vào những lời bịa đặt trên mạng để rồi mang tâm lý lo sợ quá đáng về dịch bệnh. Sinh viên của trường vẫn đi học như lịch bình thường từ ngày 3.2 nhưng trường sẽ tùy cơ ứng biến theo diễn tiến của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.
Tắt máy lạnh phòng học, lấy ánh sáng tự nhiên
Tiến sĩ Nguyễn Minh Hà cũng cho biết trong ngày 31.1, nhà trường đã thực hiện việc phun thuốc khử trùng, vệ sinh ở các cơ sở của nhà trường trước khi sinh viên nhập học và đã chuẩn bị đầy đủ thuốc dự phòng, dụng cụ y tế, phục vụ công tác phòng, chống dịch. Để công tác phòng dịch viêm phổi Vũ Hán tốt hơn, trường đề nghị tất cả các phòng làm việc và lớp học chỉ nên mở máy lạnh từ 9 giờ - 16 giờ hằng ngày (thời gian còn lại phải mở cửa sổ thông thoáng để lấy ánh sáng tự nhiên diệt khuẩn tại phòng). Buổi tối các lớp học mở máy lạnh bình thường.
Nhà trường cũng thông báo những sinh viên từ vùng dịch trở về (trong thời gian tết đi du lịch ở Trung Quốc đặc biệt là Vũ Hán) hoặc có nghi ngờ tiếp xúc với người bệnh ngay lập tức thông báo cho trạm y tế biết và thực hiện cách ly theo dõi tại nhà 14 ngày (đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, không khạc nhổ bừa bãi, vệ sinh sạch sẽ, uống nước và ăn uống dinh dưỡng đầy đủ). Những sinh viên có dấu hiệu sốt, ho, cảm cúm phải đeo khẩu trang và tới ngay trạm y tế tại cơ sở học tập để lấy các số liệu sinh hiệu và tư vấn điều trị.
Thông báo của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM Ảnh chụp màn hình
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cũng đã lập Đội phản ứng nhanh để triển khai phòng ngừa dịch viêm phổi Vũ Hán. Trong các biện pháp được triển khai, lãnh đạo nhà trường đề nghị không tổ chức các hoạt động trong tháng 2.2020, trường hợp đặc biệt phải có ý kiến ban giám hiệu. Không tổ chức tụ tập đông người trong khuôn viên trường, không tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, đội, nhóm.
Ngoài ra, trường cũng quy định giảng viên và sinh viên không sử dụng máy lạnh tại các phòng học cũng như các nơi tiếp sinh viên (tuyển sinh và công tác sinh viên - đào tạo, văn phòng thư ký các khoa...).
Cho nghỉ học, hỗ trợ vé xe quay lại trường cho sinh viên
Ngày 31/1, Ban Giám hiệu Trường ĐH Sài Gòn đã quyết định cho sinh viên, học viên nghỉ học thêm 1 tuần (từ ngày 3.2 đến hết ngày 9.2) và lịch học chính thức bắt đầu từ thứ hai (ngày 10.2) để phòng chống những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm viêm phổi Vũ Hán gây ra.
Tuy nhiên, theo ông La Thanh Hùng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên nhà trường, với việc nghỉ học để phòng dịch viêm phổi Vũ Hán, có thể sẽ có một số sinh viên ở tỉnh xa gặp khó khăn trong vấn đề kinh phí để mua vé xe quay trở lại trường học tập (do không thể đổi vé xe đã mua trước đó). Nhằm chia sẻ với các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, ban giám hiệu nhà trường đã quyết định sử dụng kinh phí từ Quỹ Đồng hành sinh viên của trường để hỗ trợ các bạn ở các tỉnh xa gặp khó khăn để mua vé xe. Sinh viên khó khăn có thể liên hệ với Trung tâm Hỗ trợ sinh viên để được hỗ trợ.
Theo saostar
Rùng mình đoạn clip phóng sự cho thấy vài ngày sau lệnh phong tỏa, "ổ dịch" Vũ Hán đã hóa "thành phố ma" lạnh lẽo do vắng bóng người Vì dịch viêm phổi gây ra bởi virus corona diễn biến phức tạp ngay trong dịp Tết Nguyên đán nên người dân Vũ Hán nói riêng và Trung Quốc nói chung không thể có một kì nghỉ trọn vẹn. Vào ngày 23/1 vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã ban hành lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, cũng là...