Nghỉ học dài ngày: Trường đại học dễ ‘chuyển hướng’ hơn
Theo Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), các trường ĐH được tự chủ trong việc cho sinh viên nghỉ học để phòng dịch bệnh virus corona, thực hiện đúng chương trình và bảo đảm chất lượng.
Thầy Phạm Thư Tùng – giáo viên Trường THPT Ernst Thlmann, Q.1, TP.HCM – dạy môn lý trực tuyến cho học sinh của mình – Ảnh: N.H.
Ở các trường ĐH, việc ứng dụng công nghệ đang được đẩy mạnh. Để đảm bảo các nội dung học tập cho sinh viên, nhiều trường đã lên kế hoạch điều chỉnh lịch học của sinh viên học kỳ 2 năm học 2019-2020 và tổ chức hướng dẫn học tập trực tuyến.
Nhiều “lớp học” mới
Khoa Công nghệ thông tin (CNTT) Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã triển khai nhiều dạng flipped classroom (lớp học lật ngược).
ThS Văn Chí Nam – phó trưởng khoa CNTT – cho biết: “Những công cụ giảng dạy 4.0 này sinh viên được cung cấp sẵn tài liệu (bài giảng, bài đọc, bài tập, video clip…) trên hệ thống quản lý và yêu cầu xem trước theo hướng dẫn. Giảng viên có thể trực tuyến với sinh viên trên các hệ thống online và dùng hình thức trực tuyến để thảo luận, giải đáp thắc mắc. Sinh viên còn có thể sử dụng hệ thống LMS (learning management system) để xem tài liệu (video, slide) và làm bài tập online (quiz, assignment) tại nhà, trao đổi với giáo viên thông qua chat, video conference.
Mặc dù tuần này sinh viên nghỉ học nhưng giảng viên vẫn có thể tập trung quay bài giảng tại studio ở trường hoặc tại nhà riêng. Ngoài khoa chúng tôi, ở trường còn có vài lớp của các khoa khác áp dụng hình thức này để giảng dạy trong mùa dịch”.
Video đang HOT
Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) quyết định chuyển sang hình thức học online các lớp học bù trong tuần từ ngày 10-2 đến ngày 15-2. Đối với các lớp ôn tập thi học kỳ do Đoàn khoa, câu lạc bộ tự tổ chức cũng sẽ chuyển sang hình thức ôn tập online.
Trường ĐH Thành Đô (Hà Nội) cũng đưa ra giải pháp học online, trong thời gian sinh viên nghỉ học sẽ nhận nhiệm vụ học tập trực tuyến theo hướng dẫn của giảng viên. Theo lãnh đạo nhà trường, đây là một trong những giải pháp hiệu quả nhất để đẩy lùi nỗi lo sinh viên phải nghỉ học dài hạn, giảm tiến độ học tập và ngăn cản việc lây lan, phát tán dịch bệnh, đảm bảo an toàn sức khỏe trong học đường.
Nhiều trường lập hệ thống quản trị học tập trực tuyến
Trường ĐH Kinh tế quốc dân (Hà Nội) đã thông báo sinh viên, học viên tạm nghỉ học để chờ đến khi có thông báo mới. Đồng thời nhà trường đã tạo hệ thống quản trị học tập trực tuyến (LMS). Hiện người học có thể truy cập hệ thống học liệu điện tử để học tập và nghiên cứu nhằm đảm bảo tiến độ cũng như kế hoạch học tập của từng cá nhân. Đại diện phòng truyền thông và trung tâm ứng dụng CNTT nhà trường cho hay các giảng viên đang từng bước tạo các lớp học phần trên mạng để giúp sinh viên chủ động trau dồi kiến thức.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cũng thông báo đến giảng viên, cán bộ, học viên, sinh viên các hệ đào tạo về việc tổ chức học online. Ngày 7-2, trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng nhà trường – cho hay hiện ban chủ nhiệm tất cả các khoa, trung tâm, viện của trường đã triển khai cho giảng viên giảng dạy các môn lý thuyết trên hệ thống LMS từ ngày 10-2. Phòng dạy học số, phòng truyền thông của trường cũng đã bố trí nhân sự hỗ trợ giảng viên thực hiện các bài giảng theo yêu cầu.
ThS Nguyễn Minh Triết – phụ trách trung tâm dạy học số nhà trường – cho biết thêm hệ thống học trực tuyến LMS nhà trường đã “chạy” gần 2 năm qua.
“Với hệ thống LMS, nhà trường đã cung cấp cho tất cả giảng viên và sinh viên tài khoản. Ngay sau khi đăng ký môn học, sinh viên có thể truy cập tài khoản của mình để tham gia các lớp học trực tuyến cùng giảng viên. Thông qua hệ thống này, giảng viên cung cấp clip bài giảng, tài liệu học tập để sinh viên tham khảo. Đến khi trở lại lớp học sau thời gian nghỉ, sinh viên không mất nhiều thời gian học bù” – ông Triết cho biết thêm.
Theo tuoitre
Nghỉ vì virus Corona, sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân chuyển sang hình thức học online Blended learning
Sau khi quyết định cho sinh viên nghỉ học do dịch bệnh virus Corona, trường Đại học Kinh tế Quốc dân mới đây đã quyết định chuyển sang hình thức học online Blended learning.
Trước diễn biến phức tạp do virus Corona gây ra, nhiều trường đại học, học viện trên cả nước đã quyết định tiếp tục lùi lịch nhập học của sinh viên, tức kéo dài tuần nghỉ từ 10/2 đến 16/2, các trường sẽ có thông báo nhập học chính thức cho sinh viên căn cứ vào tình hình thực tế của dịch bệnh.
Như vậy, đây đã là tuần nghỉ thứ 2 kể từ khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020. Để giúp sinh viên nhanh chóng bắt kịp với tiến độ học tập, đồng thời đảm bảo lượng kiến thức của sinh viên, nhiều trường đã quyết định triển khai các phương pháp đáp ứng kịp thời. Một trong những trường "lãnh ấn tiên phong" đầu tiên chính là trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội).
Công văn Số 135/KH-ĐHKTQD về Kế hoạch giảng dạy và học tập theo phương pháp Blended Learning đối với sinh viên hệ ĐHCQ, VB2-CQ học kỳ II năm học 2019-2020. Ảnh: Góc Thông tin NEU
Theo nội dung của công văn, bên cạnh việc kéo dài thời gian nghỉ để phòng tránh dịch bệnh do virus Corona gây ra, nhà trường cũng thông báo về việc tổ chức giảng dạy và học tập theo phương pháp Blended Learning đối với sinh viên hệ ĐHCQ, VB2-CQ học kỳ II năm học 2019-2020 trên cơ sở sử dụng hệ thống quản lý học tập (LMS) vào giảng dạy, học tập của trường trong thời gian sinh viên được nghỉ.
Ban Giám hiệu cũng yêu cầu các Khoa/Viện, Bộ môn, giảng viên và sinh viên và các đơn vị có liên quan thực hiện tốt tất cả các nội dung được quy định tại công văn này. Mỗi giảng viên sẽ được cấp một tài khoản trên hệ thống LMS với vai trò là giảng viên của lớp học qua mạng để hướng dẫn, hỗ trợ cũng như đánh giá người học qua môi trường mạng. Hệ thống LMS sẽ giúp giảng viên tăng cường tương tác, tạo hứng thú cho sinh viên, sinh viên phải có khả năng làm việc độc lập với ý thức tự giác cao.
Giảng viên có thể tạo các bài học theo tuần, đưa các học liệu dưới nhiều định dạng khác nhau lên hệ thống, đưa các bài kiểm tra tự luận, trắc nghiệm... để sinh viên tự học, tự kiểm tra và đánh giá sự tiến bộ của mình. Giảng viên cũng có thể sử dụng hệ thống LMS để điểm danh hoặc đánh giá sự tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến của người học...
Phương pháp đào tạo Blended learning là một sự thay đổi đáng kể so với phương pháp giảng dạy truyền thống. Môi trường Blended learning sẽ có các ưu thế: Thay đổi phương pháp giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm thay vì giáo viên như trước đây, sinh viên sẽ trở nên năng động và tương tác nhiều hơn.
Lớp tập huấn cho các cán bộ giảng viên nhà trường về việc sử dụng hệ thống LMS để dạy học trực tuyến trong khoảng thời gian sinh viên được nghỉ do dịch bệnh
Sự tương tác giữa sinh viên và giáo viên, giữa sinh viên với sinh viên, giữa sinh viên với nội dung môn học và giữa học sinh với thực tại khách quan. Hình thành phương thức tự tổng kết đánh giá cho sinh viên và giáo viên.
Để đảm bảo mọi thứ được diễn ra đúng như kế hoạch, ngay tuần làm việc đầu tiên của năm mới, lãnh đạo nhà trường đã mở các lớp đào tạo ứng dụng phần mềm LMS trong giảng dạy cho toàn thể giảng viên trong trường để đảm bảo gần 3000 lớp học hệ đại học và cao học của nhà trường có thể bắt đầu từ ngày 10/2/2020.
Theo saostar
Đại học Công nghiệp Hà Nội lý giải không cho sinh viên nghỉ học vì dịch Corona Phần lớn sinh viên sẽ ở nhà học trực tuyến các môn lý thuyết, các môn thực hành vẫn đến trường học tập bình thường và được phát khẩu trang, cồn diệt khuẩn. Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin, hàng ngàn sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội rất lo lắng trước việc vẫn phải lên...