Nghỉ học dài ngày, đừng bỏ lỡ “cơ hội vàng” giúp trẻ hình thành văn hóa đọc sách
“Thời gian hiện nay, khi trẻ nghỉ ở nhà để phòng chống dịch bệnh là cơ hội tốt để các mẹ giúp con đọc sách đúng cách, tạo dựng thói quen đọc cho con”, cô Lê Thị Loan – Giảng viên khoa Giáo dục ( Học viện Quản lý Giáo dục) cho biết.
Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc đọc sách nhưng thực tế không phải ai cũng có thói quen đọc sách. Nhiều người đặt ra vấn đề là trẻ con ngày càng không thích đọc sách? Tuy nhiên, điều này chưa đúng, không phải trẻ bây giờ không thích sách mà là cơ hội để trẻ được tiếp cận với sách ít hơn là tiếp cận với thế giới công nghệ.
Chị Mai Phương Ly (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Việc hướng dẫn con có thói quen đọc sách là việc khá khó. Nếu đột nhiên một ngày đẹp trời, sau khi đi làm về, bố mẹ dúi cuốn sách vào tay con rồi ép con đọc vì những lý do cao cả “khám phá kho báu tri thức” hay “nâng cao văn hóa đọc” là điều không thể. Nhất là khi con trước nay suốt ngày chỉ quen cắm mắt vào game trên điện thoại”.
Vì vậy, việc rèn luyện và định hướng cho con trẻ đọc sách đúng, tạo thành một thói quen vô cùng quan trọng. Đây sẽ là tiền đề để chúng phát triển và thành công trong tương lai.
Rèn luyện và định hướng cho con trẻ đọc sách đúng là điều vô cùng quan trọng (ảnh minh họa)
Cô Lê Thị Loan – Giảng viên khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) cho biết: “Nếu được tạo dựng thói quen đọc sách từ nhỏ, trẻ sẽ coi trọng việc đọc sách như ăn uống hàng ngày, coi đọc sách là điều tốt đẹp và có thể đọc những cuốn sách rất khó từ khi còn nhỏ theo cách của trẻ.
Thời gian hiện nay, khi trẻ nghỉ ở nhà để phòng chống dịch bệnh là cơ hội tốt để các mẹ giúp con đọc sách đúng cách, tạo dựng thói quen đọc cho con.
Ở độ tuổi lớp 1, các em vẫn đang bị cuốn vào các hoạt động vui chơi, mức độ tập trung kém và dễ bị phân tán. Khả năng tập trung tối đa của các em là 30 phút, trong đó học sinh nam sẽ có mức độ tập trung kém hơn học sinh nữ. Chính vì vậy, giai đoạn này nên tạo hứng thú nghe đọc sách và rèn luyện thói quen tập trung hoàn thành các cuốn sách truyện tranh ngắn cho các em”.
Chị Minh Huệ (quận Thanh Xuân, Hà Nội) có con đang học lớp 1 cho biết: “Tôi thường chọn cho con những cuốn sách nhiều hình minh họa đẹp mắt hay là những câu chuyện về các con vật, vạn vật xung quanh một cách nhân văn. Những cuốn sách này rất phù hợp cho con, để con có sự hứng thú đọc sách ngay từ những năm đầu đời. Tôi mong muốn thông qua đó dạy con những thói quen tốt”.
Video đang HOT
Theo cô Lê Thị Loan, mặc dù thói quen đọc sách phải được xây dựng đầu tiên từ gia đình nhưng song song với đó, nhà trường phải là nơi ươm mầm cho tình yêu đọc sách của các em.
Hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách, hiện nay nhiều trường học trên địa bàn TP. Hà Nội nói riêng và trong cả nước nói chung cũng đã tiên phong đưa văn hóa đọc vào chương trình học chính khóa, rèn cho các em thói quen đọc sách và niềm yêu thích sách như Trường Tiểu học Vietschool (Thuộc tập đoàn BV Group), Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), Trường THCS – THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội)…
Theo lãnh đạo Trường Tiểu học Vietschool, hiện nay thư viện của trường được thiết kế thân thiện với hàng trăm đầu sách đa dạng các thể loại. Không những thế, nhà trường còn chú tâm đến việc thiết kế một chương trình học “văn hóa đọc” bài bản được biên soạn riêng bởi TS. Diêu Lan Phương – giảng viên Trường ĐH KHXH&NV, chủ nhiệm CLB Ngôn ngữ & EQ theo 5 cấp độ tương đương 5 khối lớp. Hiểu được tầm quan trọng của văn hóa đọc, trong phương pháp giáo dục của Vietschool có nói rõ đọc sách là hoạt động thường lệ đối với học sinh nhà trường.
“Đọc sách giúp các em dần tự giác đọc, chia sẻ cùng nhau những câu chuyện, cuốn sách mà mình đã đọc. Mỗi tiết văn hóa đọc như vậy, các em không ngồi chờ tiếng chuông reo, mà thay vào đó là tập trung vào những trang sách. Những thông tin bổ ích mà các em được khám phá trong từng cuốn sách giúp việc học thực sự có hiệu quả”, cô Lê Thị Loan – Giảng viên Học viện Quản lý Giáo dục cho biết.
Theo infonet
Cách hình thành thói quen đọc sách cho trẻ ngay từ lúc biết chữ
Để xây dựng được một văn hóa đọc bền vững, cần hình thành nhu cầu và thói quen đọc sách cho học sinh ngay từ lúc bắt đầu biết đọc.
Cần hình thành nhu cầu và thói quen đọc sách cho học sinh ngay từ lúc bắt đầu biết đọc.
Trẻ không có nhiều thời gian để đọc sách
Theo các chuyên gia, tỉ lệ đọc sách của người Do Thái đứng đầu thế giới. Chính những cuốn sách mang đến cho họ những kiến thức, những giá trị tâm hồn, phát huy tính sáng tạo của họ. Một trong những điều tạo nên thành công của người Do Thái chính là việc từ nhỏ đã được rèn thói quen đọc sách.
Bố mẹ Do Thái dạy con "cháy nhà phải mang theo sách". Bởi sách là vô giá, không một tài sản nào có thể giá trị hơn những cuốn sách với đầy tri thức được thể hiện qua các câu chữ.
Theo TS. Diêu Lan Phương - giảng viên trường Đại học KHXHNV (ĐHQGHN), đọc sách là cách giải trí tích cực, giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ và làm giàu vốn sống. Đọc quan trọng như vậy, nhưng trong thời đại 4.0 ngày nay, trẻ em không có nhiều thời gian để đọc.
Khi đứa trẻ khoảng 9-10 tuổi, khi thói quen đã trở thành cố định, việc uốn nắn trở nên khó khăn hơn nhiều. Cho nên, ngay từ lúc 1-2 tuổi, bố mẹ hãy dành thời gian đọc sách cùng con trước khi đi ngủ. Thực tế, không phải bé nào cũng hào hứng với việc này ngay từ đầu, nhưng dần dần sẽ trở thành thói quen.
Việc đọc tùy thuộc vào mỗi đứa trẻ, bố mẹ nên xem xét mức độ nhận thức của con để chọn sách có dung lượng và nội dung phù hợp. Ngoài ra, việc chọn sách cũng nên chú ý đến sở thích của trẻ, mỗi đứa trẻ có thể sẽ có những sở thích riêng. Vì vậy, lúc mới bắt đầu, nên quan sát trẻ để chọn được dòng sách/chủ đề sách mà trẻ thích thú.
Ngoài ra, đặc trưng tư duy của trẻ cũng là yếu tố tham chiếu cho bố mẹ. Tư duy của trẻ em mầm non là trực quan - hình ảnh; tư duy của trẻ cấp 1 là trực quan - cụ thể. Nghĩa là đa số trẻ em ở độ tuổi nhi đồng đều thích những cuốn sách sinh động, nhiều màu sắc và hình ảnh, câu chuyện gần gũi, sống động, dễ hiểu.
Vậy nên nếu muốn rèn thói quen đọc sách cho trẻ, chính bố mẹ hãy rèn luyện thói quen đó cho chính mình. Hãy dạy trẻ tầm quan trọng của việc đọc sách, và hãy làm gương cho trẻ thấy bố mẹ cũng luôn phải luyện bằng cách đọc sách như thế.
Bố mẹ cùng con nuôi dưỡng đam mê đọc sách từ bé chính là một trong những món quà ý nghĩa, cho tuổi thơ của con tràn ngập sắc màu và hơn hết là mở cho con cánh cửa tri thức bước ra thế giới rộng lớn bên ngoài.
Cần khích lệ văn hóa đọc sách cho học sinh.
Lộ trình phát triển văn hóa đọc
Bên cạnh bố mẹ, trường học - ngôi nhà thứ hai của trẻ cũng cần khích lệ văn hóa đọc sách. Giới trẻ nói chung ở nước ta hiện nay - đối tượng cần đọc nhiều sách nhất để khôn lớn, cho việc xây dựng cuộc sống trong tương lại lại không có thói quen đọc sách, không có niềm đam mê đọc sách. Đây là một thực trạng rất đáng lo ngại.
Có rất nhiều lý do ảnh hưởng tới văn hóa đọc hiện nay, sự phát triển như vũ bão của Internet, của mạng xã hội, các chương trình giải trí trên truyền hình... đã ảnh hưởng rất lớn tới thói quen đọc sách.
Để hình thành nên thói quen đọc sách ngoài môi trường gia đình, xã hội... nhà trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định hình thành nên thói quen đọc sách đó ở mỗi cá nhân. Thực tế đã có nhiều trường học xác định tạo ra văn hóa đọc như một hoạt động của mình như Trường Tiểu học Minh Khai A (Bắc Từ Liêm), Trường PTLC Olympia; Trường Vietschool (thuộc Tập đoàn BV Group),
Trong đó, trường Vietschool đã hợp tác với TS. Diêu Lan Phương - giảng viên Trường Đại học KHXHNV (ĐHQGHN), chủ nhiệm CLB Ngôn ngữ & EQ để nâng cấp và phát triển chương trình giáo dục văn hóa đọc với lộ trình, phương pháp và học liệu bài bản dành riêng cho bậc tiểu học.
Nhà trường đã đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất như xây dựng thư viện khang trang với không gian rộng rãi, đa dạng về đầu sách phù hợp với độ tuổi của học sinh trong trường. Trong những giờ tự học, tự đọc học sinh được chia sẻ, thảo luận với cùng nhau đã giúp các em tìm ra được hứng thú của việc đọc, từ đó tăng thêm mong muốn khám phá những cuốn sách mới.
Có thể nói, để xây dựng được một văn hóa đọc vững mạnh, hãy hình thành nhu cầu đọc sách, thói quen đọc sách cho học sinh ngay từ lúc bắt đầu biết đọc. Bởi chỉ khi như thế, trẻ mới biết tự khai sáng cho mình, mà một trong những môi trường cần thiết cho người tự học đó chính là sách.
Sách như là một cánh cửa mà khi bước qua đó, tâm thế chúng ta thay đổi, có thêm đĩnh đạc, có thêm kiến thức và có thêm tâm huyết để xây dựng một cuộc sống văn minh.
Phương Anh
Theo Giáo dục thời đại
TP.HCM: Hấp dẫn chung kết Hội thi Lớn lên cùng sách Sáng 3/1, tại thư viện Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) đã diễn ra chung kết hội thi Lớn lên cùng sách lần thứ 5 năm học 2019-2020. Học sinh thích thú tham gia hoạt động tại chung kết hội thi Lớn lên cùng sách. Hội thi có sự tham gia của gần 150 học sinh đến từ 24 quận, huyện trên...