‘Nghỉ học dài ngày chưa ảnh hưởng đến kế hoạch năm học của tỉnh Nghệ An’
Nghệ An nghỉ ít hơn 1 tuần và đang có 2 tuần dự trù cho năm học. Nếu các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và học bù thêm vào thứ Bảy hoặc Chủ nhật thì vẫn có thể đảm bảo chương trình theo kế hoạch đã đề ra.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành cho biết, việc nghỉ học đến hết tháng 2 chưa ảnh hưởng đến kế hoạch năm học của tỉnh Nghệ An tại buổi kiểm tra về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid – 19 tại huyện Con Cuông vào chiều 20/2.
Đoàn đã kiểm tra tại các trường: Mầm non Bồng Khê; Tiểu học thị trấn Con Cuông; THPT Con Cuông.
Tại Trường THPT Con Cuông, lãnh đạo Sở yêu cầu trường cần trang bị thêm khuyến cáo dịch bệnh ở các phòng học và lưu ý công tác vệ sinh tại khu nhà nội trú của giáo viên và học sinh. Ảnh: Mỹ Hà
Thời gian qua, mặc dù công tác phòng, chống dịch bệnh diễn ra rất khẩn trương trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng hiện các trường đều đang thực hiện tốt các nội dung theo kịch bản đã đề ra. Trong đó, tập trung chính vào việc làm vệ sinh, khử trùng toàn bộ trường lớp và đồ dùng học tập, tăng cường công tác tuyên truyền.
Qua tổng hợp của huyện, hiện 48/48 trường học đã phun thuốc khử trùng (lần 1) và có 8/48 trường học đã phun thuốc khử trùng (lần 2).
Trường Tiểu học thị trấn Con Cuông mới lắp thêm 6 vòi rửa tay cho học sinh để phòng, chống dịch bệnh Covid – 19. Ảnh: Mỹ Hà
Ngoài ra, trong thời gian qua nhiều trường đã chủ động để lắp đặt thêm các vòi nước rửa tay, với hơn 1.100 vòi nước rửa tay cho học sinh và giáo viên, hoặc mua sắm thêm dung dịch rửa tay sát khuẩn để các trường trang bị tại lớp học
Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành đánh giá cao về những nỗ lực, cố gắng của tập thể các nhà trường trên địa bàn toàn huyện.
Trường Mầm non Bồng Khê đã trang bị nước rửa tay diệt khuẩn ở tất cả các lớp học theo đúng yêu cầu của tỉnh. Ảnh: Mỹ Hà
Video đang HOT
Trong thời gian tới, dự báo dịch bệnh Covid -19 vẫn còn những diễn biến khó lường nên lãnh đạo Sở yêu cầu các trường không được chủ quan trong thời gian phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là trong công tác vệ sinh trường lớp. Bên cạnh đó, các trường cũng cần chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để chuẩn bị đón học sinh trở lại.
Trong điều kiện kinh phí chi thường xuyên của các trường còn hết sức hạn hẹp, Sở khuyến khích các trường huy động thêm các nguồn lực xã hội hóa để mua sắm bổ sung các hóa chất và dung dịch diệt khuẩn cho trường lớp và giáo viên để duy trì liên tục trong nhiều tháng.
Giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Con Cuông triển khai việc ôn tập trực tuyến. Ảnh: Mỹ Hà
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cũng nhắc nhở các trường cần quan tâm đến việc hướng dẫn ôn tập cho học sinh trong thời gian nghỉ dài ngày, trong đó cần quan tâm tới những học sinh ở những trường vùng khó khăn.
Thời gian sắp tới, việc học của các trường dự kiến cũng sẽ trở lại ổn định. Vì thế, các trường cũng cần đề ra nhiều cách thức để tổ chức dạy học cho học sinh và không để gián đoạn hoặc thiếu hụt chương trình.
Sở Giáo dục và Đào tạo tặng xà phòng diệt khuẩn cho các nhà trường. Ảnh: Mỹ Hà
Giám đốc Sở cũng tính toán, nếu học sinh nghỉ học hết tháng 2 thì kế hoạch thời gian năm học của Nghệ An không có nhiều thay đổi và vẫn có thể kết thúc trước ngày 31/5. Bởi lẽ hiện nay so với các tỉnh khác, Nghệ An nghỉ ít hơn 1 tuần và đang có 2 tuần dự trù cho năm học. Một tuần còn lại, nếu các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và học bù thêm vào thứ Bảy hoặc Chủ nhật thì vẫn có thể đảm bảo chương trình theo kế hoạch đã đề ra.
Dịp này, Sở cũng đã trao tặng hơn 1.000 bánh xà phòng diệt khuẩn cho các trường học trên địa bàn và dự kiến sẽ tiếp tục trao hơn 4.000 bánh xà phòng diệt khuẩn cho các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương và Kỳ Sơn.
Theo baonghean
"Thấy con của ta học không được thì kêu lên bảng làm gì?"
Nó nghỉ học là tại cô. Nếu cô cứ bắt con ta đứng dậy trả lời câu hỏi một lần nữa thì ta sẽ bắt con ta nghỉ học, cô không có tiền lương sẽ chết đói".
Câu chuyện vận động học sinh ra lớp của cô giáo Phan Thị Duyên, giáo viên trường Mường Típ 1 huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã làm không ít người nghe bật cười nhưng cũng có phần xót xa trước ý thức về việc học của một số người dân nơi thâm sơn cùng cốc.
Kỉ niệm một lần đi vận động học sinh ra lớp của cô giáo Phan Thị Duyên huyện Kỳ Sơn (Ảnh nhân vật cung cấp).
"Nếu cô cứ bắt con ta đứng dậy trả lời một lần nữa, ta sẽ bắt con ta nghỉ học cho cô không có tiền lương ăn sẽ chết đói"
Cô Duyên nói rằng, năm 2012 khi cô đang dạy tại Trường Tiểu học Mường Lống 2, trong lớp học của mình có em Lầu Thị Chùa (học sinh lớp 3) học khá yếu.
Cô chưa bao giờ to tiếng với em, dù có cáu giận cũng phải tươi cười, nhẹ nhàng vì sợ em nghỉ học.
Thế nhưng cứ hôm nào gọi em đứng lên đọc bài thì lập tức hôm sau em sẽ nghỉ học vài ba ngày.
Thời điểm đó, cô Duyên đang mang bầu nhưng vẫn phải thường xuyên đi gần hai chục cây số đến nhà vận động em tới lớp.
Khi thấy cô giáo, em Chùa cứ ôm chặt cây cột nhà khóc và nhất định không chịu đi học.
Mẹ em tỏ ra giận dữ nhìn cô và nói bằng tiếng H.Mông (có lẽ mẹ em nghĩ cô giáo chưa hiểu tiếng của mình nên mới thế):
"Cô thì ngu lắm ấy, con của ta đi học không được gọi lên bảng đọc bài, không được bày làm bài mà cứ để như thế.
Nó nghỉ học là tại cô. Nếu cô cứ bắt con ta đứng dậy trả lời câu hỏi một lần nữa thì ta sẽ bắt con ta nghỉ học, cô không có tiền lương sẽ chết đói".
Cô Duyên nói mình cũng không trách mẹ cô bé vì nhận thức của họ chỉ đến vậy nhưng nếu nói lại vị phụ huynh này cũng sẽ không thể hiểu.
Nhìn thấy ông bố có vẻ hiểu biết hơn, cô Duyên đã phân tích rằng:
"Bố mẹ đã cho con đi học, đã tin tưởng gửi gắm thì thầy cô cũng xem học trò như con cái của mình để dạy dỗ.
Em học yếu, giáo viên cố gắng, nỗ lực kèm để em học tốt hơn. Thế nên gọi lên bảng đọc bài là cô thương chứ không phải cô ghét".
Nghe thế, ông bố giật mình vì biết cô giáo hiểu rõ tiếng H.Mông. Vị phụ huynh đã nói với chị vợ: "Mẹ thì ngu lắm" rồi quay qua xin lỗi cô giáo và mong cô thông cảm.
Từ hôm đó, ông bố đã chủ động đưa con đi học một thời gian khá dài cho đến khi gia đình chuyển đi một nơi khác.
Cả tuần đi dạy ngày nghỉ phải vào bản vận động phụ huynh cho con đến trường
Giáo viên dạy nơi vùng sơn cước ngoài việc phải chịu bao khó khăn vất vả về điều kiện sống, sinh hoạt thì việc đi vận động học sinh trở lại lớp cũng muôn phần gian nan.
Suốt tuần đi dạy, 2 ngày nghỉ cuối tuần phải lặn lội tới tận nhà học sinh.
Nhiều thầy cô kể, phụ huynh thường đi làm rẫy xa vài tuần mới về nên cũng khó gặp.
Điện thoại không có sóng nên chẳng biết liên lạc cách nào ngoài việc phải đi trong may rủi.
Có em phải đi vài ba lần, có em thầy cô phải hỏi đường lên tận rẫy nơi ba, mẹ làm mới có thể gặp được.
Kinh nghiệm nhiều năm đi vận động học sinh ra lớp của giáo viên Kỳ Sơn là đưa ngay các em về trường chứ nghe phụ huynh hứa để vài bữa có thể sẽ chẳng bao giờ các em sẽ trở lại lớp.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
[Video] Học qua mạng - giải pháp khi không thể tới trường vì COVID-19 Nghỉ học dài ngày vì dịch COVID-19 gây xáo trộn cho việc học của các em ở mọi lứa tuổi. Vậy nên, giải pháp được nhiều trường đưa ra là học bài qua mạng - học online. Dịch bệnh COVID-19 đã tạo ra tình huống chưa từng có đối với ngành giáo dục. Kỳ nghỉ Tết Canh tý 2020 vô tình bị kéo...