Nghỉ học 1 ngày lãng phí 20 triệu công, cần một giải pháp dài hơi cho giáo dục
Một ngày nghỉ học, chúng ta mất đi 20 triệu công. Nếu chúng ta không biết sử dụng như thế nào trong lúc nghỉ thì đó là sự lãng phí.
Hiện nay, 63 tỉnh, thành phố đều cho học sinh nghỉ học đến hết ngày 23/2 và thậm chí theo công văn hỏa tốc của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị các tỉnh, thành xem xét cho nghỉ học hết tháng 2 để tránh dịch Covid-19.
Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh, nếu dịch Covid-19 còn tiếp tục thì rõ ràng chúng ta chưa thể an tâm cho học sinh quay trở lại trường học.
Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ. Ảnh: Thùy Linh
Theo tính toán, giáo dục từ mầm non đến phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học có khoảng hơn 20 triệu học sinh, sinh viên.
“Một ngày nghỉ học, chúng ta mất đi 20 triệu công. Đó là sự lãng phí công sức rất lớn của xã hội.
Nếu chúng ta không biết sử dụng 20 triệu công như thế nào trong lúc nghỉ thì đó là sự lãng phí”, thầy Nhĩ đánh giá.
Rõ ràng, tại thời điểm này, chúng ta chưa biết khi nào dịch Covid-19 chấm dứt.
Để ứng phó với dịch bệnh do Covid-19 gây ra và các nguy cơ tương tự xảy ra trong tương lai, theo thầy Nhĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có kịch bản ứng phó hợp lý hơn thay vì các trường đang mạnh ai nấy làm.
Hiện nay, trên thế giới và ở cả Việt Nam, đã tiến hành giáo dục mở thông qua các kênh truyền hình, các phương tiện trực tuyến.
Ở Việt Nam, 63 tỉnh, thành phố đều có các kênh truyền hình, chưa kể rất nhiều kênh của Trung ương. Tại sao chúng ta không sử dụng các kênh truyền hình đó để dạy trực tiếp.
“Cần áp dụng tinh thần “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong tình hình này, chớp lấy thời cơ chuyển việc dạy trực tuyến mở ra một cách rộng rãi.
Chúng ta nên tính toán sử dụng các kênh truyền hình địa phương, Trung ương để phục vụ một phần cho việc dạy thường xuyên cho học sinh, sinh viên.
Các môn học thiên về lý thuyết hoàn toàn có thể dạy qua truyền hình”, thầy Nhĩ phân tích.
Nếu Nhà nước có chủ trương sử dụng các kênh truyền hình, phát thanh, lãnh đạo các địa phương có thể chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương triển khai.
Video đang HOT
Việc này không quá khó vì hầu hết các đài truyền hình, phát thanh đều đang được hỗ trợ từ ngân sách.
Về việc giảng dạy, Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ chia sẻ, ở mỗi địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo có thể chủ trì việc đó.
Họ chọn các nhà giáo giỏi ở môn đó và tiến hành giảng dạy qua việc ghi hình của đài.
Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có một bộ chung thì có thể giao cho các địa phương chủ động chọn giáo viên.
“Phương thức này cũng rất dễ tiếp cận cho học sinh ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Bởi ở các khu vực đó, truyền hình cũng đã có mặt.
Phần lý thuyết hoàn toàn có thể ghi hình và dạy trên hệ thống các đài phát thanh, truyền hình của các địa phương với thời gian rút ngắn hơn các tiết học ở trên lớp.
Các Sở Giáo dục, các phòng, các trường chỉ cần thông báo giờ phát, môn học, giảng dạy thành lịch cụ thể, các học sinh hoàn toàn có thể ở nhà học được.
Các kênh Trung ương hiện nay cũng có rất nhiều kênh, chúng ta hoàn toàn có thể bỏ bớt một chút thời gian để triển khai việc dạy học theo phương thức này.
Nếu triển khai việc này thì một ngày chúng ta tiết kiệm được toàn bộ công sức của học sinh, sinh viên.
Nhân cơ hội này, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có chủ trương, chính sách rõ ràng với dạy học trực tuyến qua truyền hình, qua các kênh chia sẻ nguồn tài liệu giáo dục mở. Việc này lâu dài sẽ mang lại lợi ích rất lớn”, thầy Nhĩ nêu quan điểm.
Đặc biệt, nếu việc này thành một chủ trương xuyên suốt và có các chính sách điều chỉnh phù hợp, sau này, những người thầy giáo giỏi hoàn toàn có thể dạy qua truyền hình.
“Chỉ cần chúng ta muốn làm thì có thể thiết kế dần ra các việc làm cụ thể. Nó không chỉ giải quyết các tình huống cấp bách như khi xảy ra dịch bệnh, thiên tai mà nó còn là phương thức hiệu quả triển khai chủ trương học tập suốt đời”, thầy Nhĩ nhận định.
Đỗ Thơm
Theo giaoduc.net
Trường tư gồng mình vượt qua mùa dịch COVID-19
Học sinh nghỉ học kéo dài ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhưng các trường vẫn phải chi trả nhiều khoản để duy trì hoạt động. Nhiều biện pháp được các trường đưa ra để vượt khó.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tránh tình trạng lây lan, học sinh (HS) đã được cho nghỉ học đến hết tháng 2. Điều này đã gây không ít khó khăn cho các trường trong việc chi trả tiền thuê mặt bằng, nhân viên...
Không có nguồn thu vẫn phải chi trả các khoản
Đề cập đến vấn đề này, bà Hà Thị Kim Sa, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Hồng Hà, quận Gò Vấp, TP.HCM, cho biết đây là khó khăn chung của các trường tư. Tiền thuê mặt bằng mỗi tháng hơn 1 tỉ đồng là vấn đề nan giải đối với trường trong thời gian hiện nay. Ngoài ra, trường cũng phải chi trả lương cho đội ngũ cán bộ, nhân viên nhưng mức lương như thế nào thì còn đang xem xét nhưng sẽ mang tính chia sẻ.
"Hiện tại, học phí tháng 2 trường vẫn chưa thu. Dù HS nghỉ nhưng trường vẫn tổ chức dạy online cho các em, nhất là lớp 12. Do đó, tôi hy vọng phụ huynh sẽ chia sẻ với nhà trường trong tình hình hiện nay. Mặt khác, dù tôi chưa có quyết định gì nhưng biết được tình hình hiện nay của trường, các giáo viên đã lên tiếng muốn chia sẻ cùng trường" - bà Sa nói.
Dù không phải thuê mặt bằng nhưng việc không có nguồn thu nào từ HS cũng khiến Trường THCS - THPT Duy Tân, quận 10 gặp nhiều khó khăn.
Bà Nguyễn Thị Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị nhà trường, cho biết trường đã họp và thống nhất không thu học phí tháng 2. Do đó, những phụ huynh nào đã đóng rồi, trường sẽ trả lại tiền.
"Trường đã họp nói rõ tình hình hiện tại cho cán bộ, giáo viên. Do đó, nhiều giáo viên tự nguyện xin nghỉ không lương trong đợt này. Còn những bộ phận quan trọng khác trường phải giữ lại như hội đồng quản trị, bảo vệ, bảo trì, phòng cháy chữa cháy, tạp vụ, kế toán, bộ phận quản lý HS, giáo viên cơ hữu vẫn làm việc bình thường. Do đó, mỗi tháng trường vẫn phải trả lương với số tiền hàng trăm triệu đồng. Dù không chịu áp lực về thuê mặt bằng nhưng với việc chi trả như trên, trường vẫn lỗ khoảng 200 triệu đồng" - bà Sơn nhấn mạnh.
Giáo viên Trường THCS - THPT Ngôi Sao, quận Bình Tân được tập huấn dạy học trực tuyến. Ảnh: NTCC
Công văn của Phòng GD&ĐT quận Tân Bình gửi các cơ sở giáo dục ngoài công lập về việc báo cáo những khó khăn, ý kiến đề xuất của đơn vị. Ảnh: TT
"Tháng 3 mà nghỉ nữa, chắc cầm nhà trả chi phí"
Chị Nguyễn Thị Hồng Quỳnh, chủ đầu tư năm trường mầm non tại quận Thủ Đức, cho biết ba khoản chi phí mà các chủ trường phải chi trả nặng nhất trong thời điểm này là lương giáo viên, bảo mẫu; BHXH và chi phí mặt bằng vì hầu hết các trường đều phải thuê mặt bằng.
"Như tôi có năm cơ sở, mỗi cơ sở trung bình 30-40 triệu đồng/tháng, lương giáo viên khoảng 100 triệu đồng, BHXH cũng khoảng 40 triệu đồng/tháng. Nếu không trả phần tăng thêm thì trường cũng phải trả mức quy định tối thiểu vùng trong khi không có bất kỳ nguồn thu nào. Hiện giờ chúng tôi đang dùng nguồn vốn dự phòng và vay mượn thêm một số để chi trả tiền mặt bằng và lương tháng 2 cho giáo viên do không có kế hoạch cụ thể nên không thương lượng với giáo viên. Nhưng nếu kéo dài đến hết tháng không những tôi mà nhiều trường cũng không thể trụ nổi. Chắc phải cầm nhà để trả chi phí. Chúng tôi chỉ có thể hỗ trợ BHXH với thêm 1-2 triệu đồng để các cô tìm việc khác làm thêm trong thời gian HS nghỉ tránh dịch chứ trả lương không nổi" - chị Quỳnh cho biết.
Tương tự, cô Trần Thị Bích Liên, chủ lớp mẫu giáo với 50 HS, tám giáo viên, bảo mẫu ở quận Tân Bình, cho biết cơ sở của cô cũng như các cơ sở nhỏ lẻ khác đang gồng gánh ba khoản chi chính: Lương, BHXH, tiền thuê mặt bằng. "May mắn cho tôi là anh chủ nhà có nói sẽ hỗ trợ tiền thuê mặt bằng trong thời gian lớp nghỉ học nên hy vọng sẽ đỡ được phần nào. Phòng GD&ĐT quận Tân Bình cũng vừa có văn bản gửi các cơ sở ngoài công lập đề nghị gửi báo cáo về những khó khăn và đề xuất kiến nghị để họ tập hợp báo lên trên. Chúng tôi hy vọng sẽ được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất" - cô Liên nói.
Sở GD&ĐT đang nắm tình hình từ cơ sở
Chia sẻ với các trường tư, đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết không chỉ trường tư mà các trường công cũng gặp khó khăn. Đối với trường công, ngoài chuyện chính khóa, trường công còn tổ chức bán trú, học buổi hai. Về nguyên tắc chung là những khoản thu này thỏa thuận với người học, trong trường hợp nghỉ học thì không thu được. Do đó, thu nhập của giáo viên cũng giảm sút, một số vị trí việc làm như bảo mẫu, cấp dưỡng cũng gặp khó khăn trong chi trả lương.
Về góc độ hỗ trợ cho các đơn vị bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Sở GD&ĐT đang nắm tình hình từ các cơ sở và tổng hợp ý kiến trình UBND TP theo đúng lộ trình để thực hiện nếu thuộc đối tượng đã được hỗ trợ theo chỉ đạo chung của Chính phủ.
Ứng phó với khó khăn
Bà Thanh Thiên, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Ngôi Sao, cho hay chưa biết bao giờ HS quay trở lại trường nhưng bất cứ lúc nào trường hoạt động, cần phải đầy đủ, sẵn sàng về nhân sự. Cho nên trường cần lấy nguồn vốn dự phòng tiếp tục nuôi quân, duy trì nhân sự của mình.
Cũng theo bà Thanh Thiên, dù nghỉ học nhưng ngay từ đầu tháng 2, sau tết vào, trường đã triển khai việc dạy học trực tuyến thường xuyên để HS không quên kiến thức.
Về chính sách, đối với những giáo viên dạy trực tuyến, các tiết dạy sẽ được trả ngang bằng tiết dạy chính quy trên lớp. Những giáo viên môn không dạy trực tuyến (ví dụ: thể dục, nhạc, họa...) không có thu nhập, trường cũng tính toán lên phương án hỗ trợ thêm. Vấn đề này tùy chính sách của mỗi trường, sức chịu nhiệt của các trường về vấn đề tài chính.
"Vì là trường tư, về tài chính phải tự lo nên trường tôi không có kiến nghị gì lên ngành giáo dục. Nếu có kiến nghị, tôi chỉ mong cấp trên khi có hướng dẫn về tình hình dịch bệnh, kế hoạch năm học... thì công bố càng nhanh càng tốt để các trường chủ động về thời gian, kịp triển khai công tác nội bộ cho phù hợp. Tôi cũng mong khi trường quay lại hoạt động, nếu vẫn còn dịch bệnh, trường tư cũng sẽ được nhận như trường công sự hỗ trợ về thuốc khử khuẩn, khẩu trang, vật tư y tế (nếu có)" - bà Thiên nhấn mạnh.
Tương tự, bà Phạm Thị Thúy Vĩnh, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống Trường Ngô Thời Nhiệm, bày tỏ: "Dịch bệnh là khó khăn chung của cả nước. Mọi người đều phải chung tay để vượt qua giai đoạn này. Do đó, tôi không đề nghị ngành giáo dục hỗ trợ gì, chỉ mong phụ huynh và xã hội thấu hiểu. HS nghỉ không có nghĩa là nhà trường đóng cửa nghỉ. Hằng ngày nhà trường phải tẩy rửa phòng ốc, đồ dùng, trang thiết bị theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Giáo viên phải soạn bài để dạy trực tuyến. Hy vọng phụ huynh HS phối hợp với nhà trường quản lý con em ở nhà vận dụng các kỹ năng mềm đã được học ở trường để biết giúp đỡ gia đình, tự phòng dịch bệnh, vui chơi lành mạnh, rèn luyện thể lực và học tập có nề nếp theo nội dung giáo viên hướng dẫn qua mạng".
Ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ
Trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Chi nhánh TP.HCM, cho biết: NHNN đã có công văn gửi các sở, ngành và quận, huyện để yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá tác động cũng như thiệt hại do dịch gây ra đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, các khách hàng vay vốn (khách hàng hoạt động đầu tư vào lĩnh vực giáo dục...). Đồng thời, yêu cầu các tổ chức tín dụng khai thác thông tin khách hàng để có hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn thông qua các giải pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi tiền vay, cho vay mới với lãi suất ưu đãi, hợp lý để các doanh nghiệp, khách hàng tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đứng về phía ngân hàng thương mại, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng OCB, cho biết: "Chúng tôi đã nhận được văn bản chỉ đạo của NHNN. Ngân hàng OCB cũng như các tổ chức tín dụng khác sẽ nghĩ cách để tháo gỡ khó khăn giúp khách hàng. Hiện OCB đã tiến hành đánh giá, thống kê, tìm hiểu chi tiết đến khả năng chịu thiệt hại của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến thời điểm này, OCB vẫn chưa nhận được bất cứ văn bản kêu cứu nào của doanh nghiệp vay vốn đầu tư trong lĩnh vực giáo dục".
Tương tự, ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank, cho biết hiện chưa nhận được bất cứ thông báo nào từ phía các cán bộ chi nhánh, đồng thời cũng không nhận được bất cứ văn bản kêu cứu của khách hàng vay trong lĩnh vực giáo dục. "Khi nào nhận được các báo cáo đánh giá về mức độ thiệt hại của doanh nghiệp giáo dục trong dịch bệnh COVID-19 thì chúng tôi sẽ tính đến phương án giải quyết cho phù hợp" - ông Thắng nói.
THÙY LINH
NGUYỄN QUYÊN
Theo PLO
Hà Nội: Trường rút kêu gọi "chia sẻ phí dạy online" đợt dịch Covid-19 Tối 17/2, Trường Newton (Hà Nội) thông báo ngừng dự định thu phí học online của học sinh trong những ngày nghỉ vì dịch Covid-19. Ngay sau khi Báo Dân trí phản ánh thông tin phụ huynh bức xúc vì Trường Newton dự kiến kêu gọi "chia sẻ phí dạy online" từ phụ huynh học sinh với mức thu từ 2,2- 2,5 triệu...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mở gói bưu kiện "lạ", cô gái sốc nặng khi phát hiện 260 thỏi vàng trị giá hơn 20 tỷ đồng
Lạ vui
10:25:55 29/04/2025
Bộ phim khiến ai cũng phải cúi đầu cảm phục, tự hào trước sự hy sinh của những "bóng hồng bất tử": Cục trưởng Xuân Bắc có vai "để đời"
Hậu trường phim
10:22:57 29/04/2025
Rạng ngời khí chất Việt trong tà áo dài dân tộc
Thời trang
10:22:56 29/04/2025
Diễn biến vụ người cha nữ sinh bị nạn bắn tài xế xe tải ở Vĩnh Long
Pháp luật
10:22:33 29/04/2025
Ngã ba Đồng Lộc: "tọa độ chết" sống lại dịp 30/4, 1 sao nam thành Cục trưởng
Phim việt
10:19:56 29/04/2025
4 con giáp sắp sửa đón tháng 5 rực rỡ: Tài lộc tới tấp, vận may tăng vọt, cơ hội đổi đời đã đến
Trắc nghiệm
10:18:54 29/04/2025
Cách tăng vượng khí phòng khách để tài lộc đến không lo thất thoát
Sáng tạo
10:16:10 29/04/2025
5 phim ngôn tình hiện đại Trung Quốc hay nhất 5 năm qua: 4 phim cực ngọt, 1 tác phẩm buồn thấu tâm can
Phim châu á
10:16:07 29/04/2025
SUV công suất 509 mã lực, sang chảnh như Mercedes-Maybach GLS 600, giá thấp hơn Ford Everest
Ôtô
10:15:19 29/04/2025
Bầu Hiển xuống gặp tận nơi, thưởng nóng cho đội thua CLB Hà Nội 500 triệu đồng
Netizen
10:10:24 29/04/2025