Nghỉ hè, vẫn phải học cả tuần
TP – Với mục đích “ba trong một” như tìm chỗ giữ con, cho con học thêm kỹ năng sống và vui chơi, nhiều phụ huynh tại TPHCM đang chi tiền triệu vào các trung tâm ngoại khóa, lớp học mùa hè…
Một tiết học ngoại khóa ngày hè ngoài trời do một trung tâm tại TPHCM tổ chức.
Nghỉ hè mới hơn tháng nhưng ở các trung tâm ngoại khóa, lớp học hè tại TPHCM đã bắt đầu kín học sinh.
Từ thứ 2 đến thứ 6, chị Nguyễn Thị Lan Anh (37 tuổi, quận Tân Bình, TPHCM) lại chở con từ nhà đến trường ngoại khóa Tomato. “Sáng 8 giờ chở con đến trường, chiều 16 giờ đón con, thời gian giống như học chính khóa thường ngày”, chị nói.
Chị Lan Anh là nhân viên văn phòng, con học lớp 2. Kỳ nghỉ hè này chị cho con ở nhà chơi một tuần rồi đăng ký cho học ngoại khóa. “Giờ nghỉ hè, cháu không có ai giữ nên nhiều lúc tôi phải chở con đến cơ quan. Đi học ngoại khóa, cháu vừa được học kỹ năng sống, vừa được vui chơi với bạn bè để biết thêm nhiều thứ bên ngoài…”, chị Lan Anh nói.
Theo chị Lan Anh, khóa học của con chị kéo dài một tháng, chi phí ăn uống, vui chơi, dã ngoại khoảng 5 – 6 triệu đồng.
Chị Mẫn Luận, nhân viên kinh doanh ngụ quận 1 cũng đăng ký cho hai con gái học khóa học ngày hè tại trung tâm ngoại khóa ADAM KHOO, quận 1, TPHCM. Con chị Luận, một cháu năm nay học lớp 6, một bé học lớp 3, kết thúc hè, chị tranh thủ cho con học ngoại khóa… Những năm trước, đến kỳ nghỉ hè, vợ chồng chị chỉ cho con đi học thêm Anh văn rồi thỏa sức vui chơi ở nhà.
Video đang HOT
“Tuy nhiên, giờ cháu cũng bắt đầu lớn, tiếp xúc với xã hội bên ngoài ngày càng nhiều nên vợ chồng tôi quyết định cho cháu tham gia các lớp học hè này để cháu có thêm nhiều kỹ năng sống”, chị Luận nói. Với khóa học hè này, chị Luận dự tính sẽ tốn khoảng 13 triệu đồng cho mỗi bé với thời lượng 8 tuần.
Hè này, chị Nguyễn Thị Quỳnh Hương, ngụ quận 7 không muốn thuê người về chăm sóc, nấu ăn cho con ở nhà như những năm trước mà thay vào đó, chị cho con đi học kỹ năng sống ngày hè ở một trung tâm ngoại khóa, quận 1. “Thuê người về nhà giữ con cũng được nhưng con chỉ được chăm sóc mà không học được nhiều thứ nên lần này vợ chồng tôi quyết định cho cháu đi học ngoại khóa”, chị Hương nói. Tại trung tâm ngoại khóa, con chị Hương sẽ được học từ sáng đến chiều tối trong 3 ngày với mức học phí gần 6 triệu đồng.
Theo TPO
Trẻ em vớt sản vật biển dưới nắng
Tranh thủ thời gian nghỉ hè, nhiều em ở xã Thạch Bằng (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đội nắng ra biển vớt sản vật, đỡ đần cha mẹ.
Mấy ngày nay, trời tiếp tục nắng nóng, có ngày nhiệt độ ngoài trời xấp xỉ 40 độ C nhưng từ sáng sớm, nhiều trẻ em (khoảng 7-11 tuổi) ở xã Thạch Bằng vẫn tranh thủ thời gian nghỉ hè mang vợt ra biển vớt ngao, sò lông, sò huyết.
Do thời điểm này đang là mùa hè, nên sản vật khá hiếm. Các em chia thành từng tốp khoảng 2-3 người, dầm mình trong nước để vớt ngao, sò lông.
Dụng cụ để vớt sò, ngao vẫn là những chiếc vợt tự chế, cán tre dài khoảng 2m, đầu bọc lưới xung quanh chiếc vành xe đạp hoặc vòng thép uốn lại, đường kính 50-60 cm.
Nguyễn Tài Phú (11 tuổi, thôn Xuân Hải, xã Thạch Bằng) cho biết, trong những ngày nắng, bố mẹ thường tranh thủ đi gánh nước biển lên bán cho các nhà hàng để nuôi hải sản. Bản thân em tranh thủ ra biển vợt sò về làm thực phẩm cho gia đình, nếu được nhiều thì bán lấy tiền đỡ đần gia đình.
Khi vớt ngao, sò lông, sò huyết cần phải giữ chặt vợt, sau đó đứng trước đầu ngọn sóng để vớt. Đối với các em học sinh nhỏ tuổi, việc vớt sò khá vất vả, bởi tay còn yếu, đôi khi vẫn bị sóng lớn đánh lệch vợt.
"Thông thường em đứng ở những nơi ít sóng, bởi ra ngoài xa sóng đánh mạnh sẽ nguy hiểm. Khi đứng gần bờ thì lượng sò vớt sẽ được ít hơn", Trần Hải (8 tuổi, thôn Phú Nghĩa, xã Thạch Bằng) nói.
Để kiếm được nhiều sò hơn, một số em bơi giỏi thường lội ra chỗ nước sâu, cầm vợt lặn xuống nước, mỗi lần khoảng 30 giây để vớt sò.
Trong vòng một buổi sáng, các em có thể vớt được mỗi người hơn 1 kg sò lông và ngao.
"So với người lớn thì chả ăn thua, nhưng chúng em vẫn rất vui vì thành quả tự bản thân làm ra. Bố mẹ nói khi vớt sò về sẽ đem bán dành tiền sắm sách vở cho năm học mới", cậu bé Sơn (học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thạch Bằng) chia sẻ.
Sò lông hoặc ngao được bán với giá khoảng 15.000 đồng mỗi cân. Khi làm sạch, lấy ruột bán có thể được khoảng 40.000-50.000/kg. Các nhà hàng thường thu mua về để nấu súp, cháo, hoặc nướng sa tế, xào sả...
Ông Phan Đình Cương, Chủ tịch UBND xã Thạch Bằng thông tin, nghề vớt ngao, sò của người dân có từ nhiều năm nay, tuy nhiên so với các xã khác trong huyện thì vẫn còn ở mức thấp. "Về việc trẻ em mưu sinh vớt sò ở biển, chính quyền cũng đã có khuyến cáo đến gia đình, nhà trường nên chú trọng tới việc chăm sóc con cái, khuyên bảo các em nếu ra biển nên ở gần bờ, tránh việc bơi ra xa nguy hiểm", ông Cương nói.
Đức Hùng
Theo VNE
Nghỉ hè, sinh viên rủ nhau... làm "CEO" (PLO) - "Năng động, không cam chịu phận làm thuê, tận dụng thời gian nghỉ hè ít ỏi, nhiều sinh viên lựa chọn kinh doanh, mở shop, bán trà đá hay học hỏi mô hình kinh doanh nhỏ ở phương Tây về áp dụng linh hoạt vào Việt Nam. Đây được xem là những "CEO" trong tương lai. Học kinh doanh theo tư...