Nghỉ hè và nỗi lo con trẻ
Nghỉ hè là khoảng thời gian mong đợi của nhiều trẻ em sau một năm học kết thúc, nhưng cùng với đó là nỗi lo của các bậc làm cha, làm mẹ.
Với mong muốn đem đến một mùa hè vui vẻ, an toàn và bổ ích cho con mình, nhiều người đã phải loay hoay tìm mọi cách nhưng dường như những giải pháp đưa ra vẫn còn nhiều bất cập.
Theo học các lớp năng khiếu được nhiều phụ huynh ưu tiên lựa chọn cho con trong kỳ nghỉ hè.
Ngay khi kết thúc năm học, câu hỏi gửi con ở đâu, mượn ai trông trẻ, sắp xếp công việc thế nào để quản lý con cái?, khiến nhiều người thực sự bối rối. Thông thường, các trường công lập mầm non, tiểu học đều nghỉ hè gần 3 tháng. Con nghỉ trong khi bố mẹ vẫn phải bận rộn với công việc khiến áp lực tìm chỗ giữ trẻ trở thành nỗi trăn trở của nhiều bậc phụ huynh không chỉ ở thành thị mà cả ở nông thôn.
Chị Hà Thị Mai Trang, phường Quảng Hưng ( TP Thanh Hóa) chia sẻ: Hai bé nhà chị còn nhỏ, một cháu học mầm non, một cháu đang ở bậc tiểu học nên hè đến, vợ chồng chị thực sự lo lắng. Anh chị bận đi làm, ông bà già cả, lại ở xa, thuê người giúp việc trong thời gian ngắn thì không ai nhận làm, anh chị đành gửi cháu nhỏ ở nhóm trẻ tư thục, còn cháu lớn phải theo học các lớp học thêm tiếng Anh và học vẽ. Tuy nhiên, do các lớp năng khiếu chỉ dạy theo giờ, trong khi anh chị làm giờ hành chính, không thể đưa đón đúng giờ, đành phải nhờ hết hàng xóm đến bà con tranh thủ đón giúp.
Thực tế, hiện nay tại TP Thanh Hóa có rất nhiều lớp dạy các bộ môn năng khiếu và các trung tâm đào tạo bóng đá, câu lạc bộ võ thuật… Nhưng với mức học phí khá cao, thời gian học mỗi buổi ngắn nên không phù hợp với khả năng tài chính cũng như quỹ thời gian đối với nhiều gia đình có mức thu nhập thấp hoặc trung bình. Nhiều nhà không có lựa chọn nào khác ngoài việc khóa cửa, nhốt con trong nhà. Tuy nhiên, để con ở nhà tưởng là an toàn nhưng với những đứa trẻ ở độ tuổi hiếu động tự quản nhau thì sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ điện giật, bỏng, trượt ngã hoặc tai nạn bất ngờ… Mặt khác, không có người quản lý, nhắc nhở, nhiều trẻ thoải mái xem tivi liên tục nhiều giờ đồng hồ, chơi game hoặc vào các trang mạng không lành mạnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và sức khỏe của trẻ.
Tại các xã, phường, phong trào sinh hoạt hè dành cho thiếu nhi cũng được chính quyền địa phương tổ chức đều đặn hàng năm. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những hoạt động này chưa thực sự hấp dẫn các bạn nhỏ nên nhiều em không nhiệt tình tham gia. Sau những loay hoay, tính toán thì giải pháp cho trẻ đi học lại được phụ huynh ưu tiên lựa chọn với đủ các môn: Tiếng Anh, múa, hát, vẽ, bơi và học trước các môn văn hóa dành cho năm học sắp tới… Có nhiều gia đình, vì muốn có chỗ gửi con đủ 5 ngày/tuần nên đã đăng ký 2-3 môn học dù không phải năng khiếu hay sở thích của con mình, miễn sao trẻ được quản lý trong thời gian bố mẹ đi làm. Vậy là vô tình các bậc cha mẹ lại khiến trẻ mất đi những ngày hè thư giãn thực sự, các con chưa kịp nghỉ ngơi đã phải cuốn vào vòng quay học hành.
Video đang HOT
Không giống như trẻ em ở thành phố, trẻ sống ở vùng nông thôn được đi vui chơi thoải mái hơn, nhưng lại đối mặt với những nguy cơ mất an toàn khác như: Đuối nước, bị ngã gây thương tích khi trèo cây, chạy nhảy… Với đặc thù vùng nông thôn, đa số là làm nông nghiệp quanh năm vất vả, những người bố, người mẹ thường ra đồng từ rất sớm để lo việc đồng áng, có người lại đi buôn bán xa hoặc đi làm tăng ca tại các khu công nghiệp từ sáng tới tối muộn nên vấn đề quan tâm, dạy dỗ con cái cũng có phần chưa thật sự chu đáo. Mặt khác, trẻ em ở các vùng quê khi đến kỳ nghỉ hè thường rất hiếu động, tò mò, trong khi đó lại ít được trau dồi kỹ năng sống nên thường chưa biết cách tự bảo vệ mình trước những nguy cơ rình rập bên ngoài.
Để đảm bảo cho thanh, thiếu nhi có kỳ nghỉ hè an toàn, bổ ích, Tỉnh đoàn đã có công văn đề nghị ban thường vụ đoàn – hội đồng đội các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí nhằm nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho thiếu nhi thông qua các hoạt động hội trại, hội diễn văn hóa văn nghệ, trò chơi văn hóa dân gian, các hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng… Đồng thời, mở lớp hướng dẫn kỹ năng sống và các lớp tập huấn kỹ năng an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích và đuối nước ở trẻ em, nhất là kỹ năng sơ cấp cứu, phát động phong trào dạy bơi, học bơi…
Để kỳ nghỉ hè là quãng thời gian ý nghĩa và bổ ích như mong đợi của mỗi đứa trẻ, các bậc cha mẹ cần thực sự quan tâm và hiểu con mình, từ đó tùy theo từng điều kiện và khả năng của gia đình để tạo cho con một môi trường vui chơi phù hợp, giúp các con có một tuổi thơ “thần tiên” yên bình, đáng nhớ.
Bài và ảnh: Thu Hà
Theo baothanhhoa
Để trẻ em có kỳ nghỉ hè bổ ích và ý nghĩa
Hè về, khi các em nhỏ được nghỉ ngơi, tạm rời xa sách vở, trường lớp, cũng là nỗi trăn trở, lo lắng của các bậc phụ huynh về việc làm thế nào để con em có một kỳ nghỉ hè bổ ích, lý thú, lại tránh được những tai nạn thương tích đáng tiếc. Đây là vấn đề cần sự quan tâm không riêng của mỗi gia đình, nhà trường, mà là trách nhiệm của toàn xã hội.
Hàng quán lấn chiếm khoảng sân chung tại Khu tập thể Thành Công (Hà Nội).Ảnh: THƯỜNG DUY
Cũng như nhiều gia đình, khi kỳ nghỉ hè vừa mới bắt đầu, chị Nguyễn Thu Thủy ở thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai (Hà Nội), khá đau đầu trước bài toán cho con làm gì, chơi ở đâu mỗi khi hè tới. ịa phương tuy có nhà văn hóa, nhưng thiếu trang, thiết bị và người dẫn dắt tổ chức các hoạt động vui chơi bổ ích, hấp dẫn. Tình trạng các sân chơi dành riêng cho trẻ lại càng thiếu. Chính vì thế, dù không muốn, gia đình chị vẫn phải đăng ký các lớp học thêm cho con như một hình thức gửi trẻ.
Tương tự, gia đình ông Nguyễn Quang Huy ở khu tập thể Mai Dịch (Cầu Giấy), cũng đang lo tìm phương án nghỉ hè phù hợp, an toàn cho các cháu. Ông Huy cho biết: "Tôi có hai cháu đang là học sinh trung học cơ sở. Nghỉ hè, các cháu chủ yếu ở nhà đọc sách, xem ti-vi, vì sân chơi ở khu dân cư nhỏ hẹp, người lại đông. Tôi cũng đã tham khảo một vài chương trình trại hè như học kỳ quân đội, công an và một số kỳ học tiếng Anh kết hợp vui chơi cho trẻ trong dịp hè. Các gói trại hè tập trung, mặc dù rất hấp dẫn, bổ ích lý thú, giúp trẻ em biết được nhiều kỹ năng cũng như rèn tính kỷ luật trong sinh hoạt, nhưng phần lớn lại có mức phí quá cao (dao động từ năm đến bảy triệu đồng cho một kỳ khoảng từ 10 đến 15 ngày)". Mức phí này rất khó phù hợp đối với những gia đình công chức, viên chức, người lao động có mức thu nhập trung bình. Còn giải pháp cho các cháu vui chơi tại các sân chơi tại các nhà văn hóa hoặc sân khu chung cư, tập thể... cũ cũng rất khó khả thi. Nguyên nhân là do quỹ đất hạn hẹp, nhiều nơi sử dụng diện tích chung vào các mục đích khác. Và không chỉ ở các khu tập thể cũ, qua khảo sát, tình trạng này cũng xảy ra tại các khu chung cư cao cấp ở Mỹ ình, Trung Hòa - Nhân Chính, Huỳnh Thúc Kháng, Văn Quán (Hà Nội). Mặc dù, khi rao bán căn hộ, chủ đầu tư các khu chung cư luôn quảng cáo về các tiện ích đi kèm như khu vui chơi công cộng rộng rãi, tuy nhiên trên thực tế, khoảng sân dưới các tòa nhà vẫn bị biến thành bãi trông giữ ô-tô, xe máy cho khách vào siêu thị, ngân hàng, nhà hàng... Do thiếu sân chơi, nhiều nơi các em chơi bóng đá và trượt pa-tin ngay trên vỉa hè tiềm ẩn nhiều yếu tố gây nguy hiểm. Tại nhiều khu phố, cứ đến giờ tan tầm, trong khi các phương tiện giao thông đang chạy nườm nượp dưới lòng đường thì các em lại vô tư rủ nhau chơi đá bóng trên vỉa hè. Chắc hẳn, bất cứ ai khi nhìn thấy những hình ảnh này đều cảm thấy lo sợ, bởi chỉ cần sảy chân để bóng lăn xuống lòng đường, rất có thể sẽ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và chính các em.
Không chỉ ở các thành phố lớn, tại các vùng nông thôn, tuy được coi là nơi đất rộng, người thưa, song sân chơi an toàn cho trẻ em vẫn là bài toán khó. Bởi lẽ hiện nay, nhằm đáp ứng về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phần lớn các địa phương đều xây dựng nhà văn hóa khang trang, sạch đẹp, nhưng chủ yếu chỉ phục vụ các hoạt động hội họp, sinh hoạt của người dân, còn sân chơi cho thiếu nhi rất ít vì không có đồ chơi, dụng cụ, sách báo... Một số nơi có tủ sách, thư viện thì chủ yếu là sách báo cũ, đầu sách dành cho thiếu nhi nghèo nàn, lại không mở cửa thường xuyên. Nhiều hội trường nhà văn hóa chủ yếu được dùng làm nơi hội họp của chính quyền và các đoàn thể, còn sân thì dành cho người dân phơi rơm, thóc mỗi khi mùa màng đến. Anh Trần Hoàn, xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) cho biết: "Vào mùa hè trẻ em chỉ có thể chơi trong khu dân cư, quanh quẩn với các trò thả diều, nhảy dây, hoặc rủ nhau ra sông hồ gần nhà để bơi lội. Do thiếu nơi vui chơi, không ít các em nhỏ tụ tập chơi những trò nguy hiểm... ó là chưa kể nhiều em ở cả thành phố lẫn nông thôn lại đang "hoang phí" những ngày hè vào những trò chơi độc hại, nguy hiểm. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thiếu sân chơi an toàn và lành mạnh không chỉ dẫn tới những nguy hiểm khó lường. Ngày hè không phải đi học, không có chỗ chơi, các em "cố thủ" trong những căn phòng chật hẹp và "dán" mắt vào các thiết bị điện tử. Ít vận động, chỉ được giải trí qua các phương tiện nghe nhìn làm các em lười giao tiếp với mọi người, sống thu mình, khép kín, ngôn ngữ chậm phát triển là một trong những nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường và các vụ trẻ em vi phạm pháp luật ngày càng nhiều, gây bức xúc trong xã hội.
Để mang lại những ngày hè vui chơi an toàn, đúng nghĩa cho trẻ em, trước hết phụ thuộc vào nhận thức, quan điểm của mỗi gia đình. Các bậc cha mẹ, ngoài việc dành thời gian cho con, cần hướng trẻ tham gia các hoạt động tập thể, giải trí lành mạnh, góp phần giúp các em phát triển và hình thành thể chất, trí tuệ, nhân cách... một cách toàn diện. Chính quyền các địa phương và ngành chức năng cần sớm có kế hoạch dành ngân sách hoặc thực hiện chủ trương xã hội hóa để duy tu, tôn tạo, xây dựng mới các điểm vui chơi an toàn, thân thiện cho trẻ em. Cùng với đó là các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, tổ chức oàn thanh niên cần thể hiện rõ vai trò của mình trong việc tạo ra những hoạt động hè sôi nổi, hấp dẫn, đa dạng hóa hình thức tổ chức để thu hút được đông đảo các em tham gia. Tạo dựng những sân chơi bổ ích, an toàn, lành mạnh trong dịp hè là để mọi trẻ em đều có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục toàn diện, để có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
"Trẻ em là tương lai của đất nước"... Mỗi người, mỗi gia đình, khu phố, cấp chính quyền, đoàn thể quần chúng cần thể hiện sự quan tâm bằng những hành động cụ thể, thiết thực trong việc tạo dựng sân chơi bổ ích, an toàn, lành mạnh, để mọi trẻ em đều có được cơ hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục toàn diện, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn."
NGUYỄN HOÀNG
(Hội chuyên gia tâm lý giáo dục Hà Nội)
"Hà Nội đang phát triển chóng mặt với những tòa nhà "chọc trời", khu chung cư, khu giải trí chất lượng cao... mọc lên như nấm. Tuy nhiên, sân chơi cho thiếu nhi vẫn đang thiếu trầm trọng. Các bậc cha mẹ tìm mỏi mắt cũng chỉ thấy mấy địa điểm như: Cung Thiếu nhi Hà Nội, Công viên Cầu Giấy, Công viên Lê-nin, Công viên Nghĩa Đô...".
NGUYỄN TRẦN HOÀNG
(Phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội)
"Ở các huyện, xã miền núi vùng cao thì vấn đề không gian chơi cho trẻ em càng khó khăn. Nếu có dịp lên bất cứ địa phương vùng cao nào như: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái..., không khó để bắt gặp những đám trẻ con chơi những trò dễ xảy ra thương tích, mất an toàn".
NGUYỄN HẢI HÒA
(Đoàn Thanh niên tỉnh Yên Bái)
KIM OANH
Theo Nhân dân
Cần làm gì để con trẻ có được mùa hè thực sự an toàn và bổ ích? Một năm học sắp qua đi, mùa hè sôi động đang đến gần. Nhiều bậc phụ huynh đang đau đầu không biết làm thế nào để tạo cho con một môi trường an toàn, lý thú. Kỳ nghỉ hẻ là khoảng thời gian quý giá cho các hoạt động vui chơi, nghỉ ngơi của tất cả các em học sinh, sau một năm...