Nghỉ hè, phụ huynh bỏ tiền thuê chỗ làm thêm cho con
Nghỉ hè, nhiều bạn nhỏ miệt mài làm thêm kiếm tiền mua sách vở, quần áo cho năm học mới. Nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng bỏ tiền thông qua các chủ quán để con mình được trải nghiệm và rèn mình trong môi trường mới.
Mùa hè – mùa làm thêm
Hơn 1 tháng nay, Nguyễn Hữu Hải (SN 2002, phường Đội Cung, TP Vinh) tất bật làm thêm ở quán cà phê. Mỗi ngày Hải đăng kí làm 2 ca, sáng và chiều, buổi tối nghỉ. Mức lương trên 3 triệu đồng/tháng không phải là nhỏ đối với một cậu học sinh cấp 3 như Hải.
Tranh thủ nghỉ hè, Nguyễn Hữu Hải xin phục vụ tại quán cà phê
Đi làm thêm đối với Hải không hẳn là vì tiền bởi gia đình em không phải là quá khó khăn. “Em thích thì đi làm thôi. Bố mẹ cũng hết sức ủng hộ vì đi làm thì tránh xa được trò chơi điện tử hay tụ tập bạn bè. Công việc không quá sức, chỉ hơi buồn là hè này em chưa được đi chơi đâu xa vì bận đi làm”, Hải tâm sự.
Nghỉ hè, trong khi các bạn đi chơi với gia đình thì Nguyễn Thị Thảo (SN 2004, quê thị xã Cửa Lò) theo mẹ đến xưởng chế biến tôm nõn ở phường Nghi Thủy (thị xã Cửa Lò) làm thêm. Công việc của Thảo là bóc vỏ lấy nõn tôm sấy khô phục vụ cho khách du lịch.
Công việc bóc vỏ tôm nghe qua có vẻ nhẹ nhàng nhưng cũng không đơn giản. Mùa hè, đằm mình trong xưởng, giữa hơi nóng bốc lên nghi ngút bởi lò luộc tôm, lò sấy tôm, ai cũng ướt đẫm mồ hôi. Tôm tươi được luộc sơ qua, đổ ra rổ, đang nóng rẫy phải bóc ngay vỏ cứng bên ngoài rồi đưa lên lò sấy.
Ngoài việc phải chịu nóng khiến các ngón tay đỏ ửng, Thảo phải bóc thật khéo léo để tôm không bị nát. Không phải “chuyên nghiệp” nên mỗi ngày Thảo chỉ làm bằng phân nửa người khác, tính ra cũng được trên 100 nghìn đồng. Nếu làm hết hè, Thảo có thể tự lo tiền mua sách vở, quần áo và cả tiền đóng học cho năm học mới.
Nhiều bạn nhỏ chọn công việc làm thêm phù hợp với sức khỏe trong dịp nghỉ hè. Với công việc bóc vỏ tôm, mỗi ngày có thể kiếm khoảng 100 nghìn đồng. Số tiền đó đủ để các em mua sắm sách vở, cặp bút cho năm học mới
Hai tháng nay, Hoàng Văn Sơn (quê Quỳ Hợp) và Nguyễn Đình Khang (quê Thanh Chương), sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đẳng Việt Hàn đến quán ăn đêm làm thuê. Mùa World Cup, lượng khách hàng buổi tối đông hơn hẳn nên Sơn và Khang phải làm luôn tay luôn chân.
“Trường em chưa được nghỉ hè nên chỉ có thể tranh thủ làm đêm thôi. Công việc này đối với con nhà nông như chúng em thì cũng không có gì là vất vả lắm, chỉ cần chịu khó, nhanh nhẹn và cẩn thận là được”, Sơn cho biết.
Chủ quán bao luôn cơm tối nên với thu nhập 2 triệu/tháng, Sơn và Khang đủ trang trải sinh hoạt phí và một số khoản chi tiêu cá nhân khác.
“Từ hồi em đi làm thêm bố mẹ không phải gửi tiền sinh hoạt phí hàng tháng nữa mà chỉ phải cho tiền đóng học thôi. Tranh thủ chương trình học chưa nặng em đi làm chứ sang năm tới, học nặng hơn, đi làm cũng khó.
Hè này chắc em cũng không về quê mà đang tính tìm một chỗ làm thêm buổi ngày và duy trì công việc ở quán ăn đêm. Hết hè chắc cũng chuẩn bị được một khoản kha khá cho năm học mới, bố mẹ đỡ phải bán thóc”, Khang chia sẻ.
Phụ huynh bỏ tiền thuê chỗ làm thêm cho con
Nhiều ông bố bà mẹ thay vì thưởng cho con một chuyến du lịch dài ngày sau một năm học hành vất vả lại có cách suy nghĩ rất mới – đó là cho con học từ công việc làm thêm. Cho con đi làm không phải vì tiền, thậm chí, họ phải bỏ tiền ra để trả lương cho con thay các chủ quán.
Làm thêm ngày hè không chỉ cho các em thu nhập mà còn giúp các em học hỏi được nhiều điều về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kế hoạch làm việc khoa học và đặc biệt là tránh xa các tệ nạn xã hội
Con trai chị Nguyễn H.Y (cán bộ một Sở ở Nghệ An) năm nay lên lớp 9 nhưng đã có 2 năm kinh nghiệm làm thêm ở một quán cà phê đông người nước ngoài ở TP Vinh.
“Nói thật là tôi phải nhờ cậy người quen để cháu được vào đó làm, tất nhiên là tiền lương của cháu cũng do tôi bí mật trả (thông qua chủ quán). Cháu chỉ làm những công việc phù hợp với sức của mình như chào hỏi khách, đưa menu và rửa cốc chén thôi, còn phần bưng bê thì cháu chưa làm được”.
Hai năm nay cứ đến dịp nghỉ hè, con trai chị Y. lại đi làm một buổi tại quán cà phê. Ngoài việc trau dồi khả năng ngoại ngữ, nâng cao khả năng giao tiếp, việc chị Y. hài lòng nhất là con trai biết quý trọng đồng tiền và biết cách sử dụng đồng tiền mình kiếm ra.
“Tiền lương mỗi tháng được 1 triệu đồng, cháu không tiêu lãng phí mà dùng để mua sách. Sau kỳ nghỉ hè, tủ sách của cháu lại nhiều thêm.
Ngoài việc trau dồi khả năng ngoại ngữ, hình thành kỷ luật lao động, sắp xếp quỹ thời gian cho phù hợp, cháu cũng duy trì và phát huy văn hóa đọc. Và quan trọng hơn là cháu biết yêu quý công việc và có trách nhiệm với công việc của mình”, chị H.Y chia sẻ.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Bạn đọc viết: Cha mẹ cần chuẩn bị tốt tâm thế cho con trước khi vào lớp 1
Các bậc cha mẹ ai cũng mong con thành công trên con đường học vấn. Chính vì điều đó, mà ngay từ khi con vừa kết thúc bậc học mẫu giáo thì cũng là lúc cả gia đình đồng hành việc học cùng con trẻ cho bậc học đầu tiên: bậc Tiểu học và lớp học đầu tiên: lớp 1.
Nhưng không phải những ai làm cha mẹ cũng định hướng đúng ngay từ ban đầu. Hai câu chuyện sau sẽ chứng minh điều này.
Một ngày đẹp trời, tôi gặp một phụ huynh gần 40 tuổi, gương mặt thoáng nét u buồn. Tuy chưa quen nhau bao giờ nhưng tự nhiên chị này bắt chuyện và giãi bày tâm sự. Tôi lắng nghe mà lòng nhiều nuối tiếc và đầy cảm thông.
Chị kể rằng chị có hai cháu nhỏ, một cháu đang chuẩn bị vào lớp 1 và một cháu lên 3. Nhưng khổ nỗi đứa con trai đầu mỗi khi nhìn thấy sách vở là kêu đau đầu. Sự việc diễn ra trong một thời gian dài, hôm rồi chị quyết định dẫn cháu đi khám, bác sĩ cho biết cháu mắc chứng rối loạn tiền đình.
Chị kể đến đây, sự đau khổ hiện rõ trên khuôn mặt buồn bã của chị. Chị bảo: "Cứ tưởng chứng rối loạn tiền đình chỉ có ở phụ nữ sau sinh do mất ngủ và chịu nhiều stress, ai ngờ con chị còn quá bé thế mà đã bị bệnh này hành hạ." Mỗi khi chứng kiến con lên cơn đau, chị dằn vặt bản thân mình kinh khủng.
Kể xong, chị buông tiếng thở dài như kêu gọi sự đồng cảm. Tôi lặng người đi vì chưa bao giờ nghe trẻ nhỏ bị chứng bệnh này bao giờ.
Chị kể tiếp, khi nhìn thấy con đau như vậy, chị vô cùng hối hận và ăn năn vì đã thiếu sự chuẩn bị tâm lí cho con từ trước. Được biết, những năm cháu học mẫu giáo (đặc biệt là hai năm cuối của bậc học này), chị không hề cho con làm quen với sách vở, với cách học để chuẩn bị cho năm học lớp 1. Chị chủ quan, chị nghĩ rằng "tới đâu hay tới đó" hay chờ "nước tới chân rồi mới nhảy". Để rồi thời gian gần đây, chị bắt con học liên tục, từ học thêm Toán, Tiếng Việt đến học luyện chữ..., Ngoài ra ở nhà, ông bà cùng với vợ chồng chị cứ thấy mặt cháu là lại bắt ép cháu vào phòng học bài liên tục.
Đến bây giờ, hậu quả cháu gánh chịu là bị chứng rối loạn tiền đình hành hạ - một chứng bệnh không thể điều trị trong một sớm một chiều.
Mọi người làm mẹ có mặt ở đây, nghe câu chuyện của chị mà ai cũng thầm trách móc chị sao lại suy nghĩ và hành động nông nỗi như thế.
Có người còn nói chua cay hơn "Trẻ con chứ có phải siêu nhân đâu, cái gì cũng phải bắt đầu từ từ chứ. Sao lại dồn dập và tạo tâm lí nặng nề trong việc học của con như thế?".
Trẻ "luyện chữ" trước khi vào lớp 1 (ảnh minh họa)
Nghe câu chuyện của chị mà lòng tôi thấp thỏm lo lắng và nhẹ nhàng khuyên chị. Trước hết, chị hãy theo liệu trình điều trị của bác sĩ về thuốc thang, chế độ dinh dưỡng và cho cháu nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với sách vở, học hành.
Thậm chí nếu được, chị nên sẵn sàng cho cháu học chậm một năm, không nhất thiết phải vào lớp 1 đúng tuổi. Trước mắt tập trung điều trị dứt điểm chứng rối loạn tiền đình ở trẻ, tránh để lại hậu quả đáng tiếc về thần kinh. Khi nào bệnh có dấu hiệu thuyên giảm chị hãy cho cháu tiếp xúc với sách vở theo cách vừa học vừa chơi.
Chị ấy nghe xong, gương mặt như bừng tỉnh và bảo rằng nhất quyết sẽ đồng hành cùng con trong hành trình gian khổ này. Câu chuyện của chị cứ làm người nghe day dứt.
Từ chuyện của chị phụ huynh này, tôi lại nghĩ đến cô bạn đồng nghiệp có con gái đang ở tuổi năm này chuẩn bị vào lớp 1 như cậu bé trên. Trong khi mọi cha mẹ đều đua nhau cho con học trước để vào năm học đỡ vất vả, thì cô bạn của tôi tự tin đến kì lạ trong việc tự dạy con ở nhà.
Cô đồng nghiệp này vạch ra kế hoạch cho con làm quen sách vở, bút thước, màu sắc, hình khối từ lúc cô con gái này lên 4 tuổi. Cô bạn của tôi cũng tìm hiểu kĩ những kiến thức có liên quan, những phương pháp cần thiết để dạy dỗ con gái.
Mỗi khi gặp bạn, tôi hay hỏi "Cậu không cho con bé đi học trước à?". Bạn tôi lắc đầu và trả lời dứt khoát " Mình tự dạy con mình được mà".
Nói như thế đủ biết rằng cô bạn của tôi đã chuẩn bị tốt tâm thế cho cô con gái nhỏ của mình. Trong thời gian đầu khoảng giai đoạn 4 tuổi, con bé đã biết đọc được hai mươi bốn chữ cái tuy còn chậm nhưng cũng ổn.
Sau một năm, dưới sự kèm cặp của " cô giáo mẹ", cô bé này đã đọc được các chữ khó hơn và làm được các bài toán hai chữ số. Hai mẹ con vừa học cùng nhau vừa cười đùa vui vẻ. Bạn tôi bảo "Hai mẹ con tôi đã sẵn sàng cho năm học mới - năm học đầu tiên của con."
Hai đứa trẻ trong hai câu chuyện trên có cùng độ tuổi nhưng phản ứng khác nhau khác nhau của hai bà mẹ trước khi con bước vào năm học đầu tiên đã dẫn đến tâm thế và suy nghĩ khác nhau.
Trẻ con luôn "như búp trên cành", búp này nở ra như thế nào tùy thuộc vào sự chăm sóc ươm mầm của các bậc cha mẹ. Vì thế, các bậc làm cha làm mẹ cần cân nhắc kĩ lưỡng và có phương pháp đúng đắn để những búp nở thành những bông hoa làm đẹp cho đời.
Thanh Thanh
Theo Dân trí
'Con ước gì không có môn piano trên đời' Tôi có một chị bạn khoe vừa mua cây đàn piano gần 40 triệu đồng cho con gái 8 tuổi để học hè, nhưng khi mang về nhà thì con buông lời: 'Con ước gì không có môn học này trên đời'. Bất chợt tôi nhớ đến những ngày hè đơn giản với các niềm vui tự nhiên của bọn trẻ quê nhà....



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

"Team qua đường" bắt gặp Vũ Cát Tường và vợ, 1 hành động vô tình bị chú ý
Sao việt
11:19:10 23/02/2025
Thêm 5 cán bộ Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện bị bắt do sai phạm tại Dự án sân bay Long Thành
Pháp luật
11:06:43 23/02/2025
Người đàn ông bỏ việc đi khắp nơi chụp ảnh chó
Lạ vui
11:06:14 23/02/2025
Bức ảnh vạch trần bộ mặt giả dối của "em gái" Jang Wonyoung
Nhạc quốc tế
11:04:17 23/02/2025
Lịch âm 23/2 - Xem lịch âm ngày 23/2
Trắc nghiệm
11:02:39 23/02/2025
Tôi xin thề sẽ từ bỏ "chấp niệm" tích trữ 7 thứ này
Sáng tạo
11:01:22 23/02/2025
Món ngon khó cưỡng từ loại rau không tốn 1 xu, có nhiều mùa Xuân cực tốt cho sức khỏe
Ẩm thực
10:53:53 23/02/2025
Lý do Văn Quyết nhường cả 2 quả penalty cho ngoại binh
Sao thể thao
10:53:51 23/02/2025
Tiêu điển trong ngày: Kịch bản khó đoán
Thế giới
10:42:47 23/02/2025
Biểu cảm của cụ ông khi bác sĩ trả kết quả tầm soát ung thư làm dân mạng cười theo trong vô thức
Netizen
10:34:53 23/02/2025