Nghị định 99/2019/NĐ-CP: Cơ hội nâng cao chất lượng giáo dục đại học
Theo chia sẻ từ các cán bộ quản lý, Nghị định số 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học đã cụ thể hóa các vấn đề “ nóng” của giáo dục đại học (GDĐH).
Đây là cơ sở quan trọng để các trường đại học phát triển bền vững và nâng cao chất lượng GD-ĐT…
Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu được ưu tiên thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Đổi mới để không bị đào thải
Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, Nghị định đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học. Một số vấn đề “nóng” về giáo dục đại học trong thời gian qua như thành lập đại học, hội đồng trường, cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, văn bằng chứng chỉ giáo dục đại học, tự chủ đại học… được quy định chi tiết trong Nghị định này. Theo Nghị định, hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm cả bằng cử nhân lẫn bằng kỹ sư… Như vậy, các văn bằng khác ngoài bằng cử nhân vẫn còn tồn tại chứ không phải bị “xóa sổ” như dư luận đưa ra trước đó.
GS Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ
Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết: Hệ thống văn bằng được quy định cụ thể và rất rõ ràng như bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Văn bằng có trình độ tương đương bao gồm: Bằng bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học cổ truyền, dược sĩ, bác sĩ thú y, kỹ sư, kiến trúc sư và một số văn bằng khác theo quy định riêng của Chính phủ. Trước đây, Luật Giáo dục 2012 không hề đề cập đến văn bằng có trình độ tương đương, chỉ quy định: Văn bằng giáo dục đại học được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo theo một hình thức đào tạo, gồm: Bằng tốt nghiệp cao đẳng, tốt nghiệp đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Video đang HOT
“Nếu trường nào không đổi mới, không đáp ứng nhu cầu xã hội sẽ bị đào thải trong cuộc cạnh tranh. Song song đó là sự quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT, tuy giao quyền tự chủ nhưng các trường phải tuân thủ những quy định, nếu trường nào vi phạm sẽ bị chế tài.”
GS Võ Tòng Xuân chia sẻ.
Giáo sư Võ Tòng Xuân tâm đắc nhất chính là vấn đề tự chủ đại học. Cụ thể, cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình theo quy định như: Quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn; Tổ chức bộ máy và nhân sự; Tài chính và tài sản; Trách nhiệm giải trình. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các trường đại học được tự do trong học thuật, chương trình đào tạo, sử dụng nhân sự, tài chính…
Cú hích cho sự phát triển các đại học lớn
TS Trần Đình Lý – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
Theo chia sẻ của TS Trần Đình Lý – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, Bộ GD&ĐT cùng các trường, cơ sở giáo dục rất mong chờ Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học của Chính phủ.
Theo TS Trần Đình Lý, những điều khoản quy định về hội đồng trường trong mối quan hệ tổng thể là điều mà các trường trông chờ và mong đợi nhất vì đây là bước đầu tiên và cũng thể hiện sự thay đổi lớn trong tổ chức bộ máy hoạt động của trường đại học. Thời gian qua, mặc dù luật đã quy định rõ một số quy định, đặc biệt là tổ chức nhân sự, chức năng nhiệm vụ của hội đồng trường – khởi đầu cho nhân sự các tổ chức khác, mặc dù Bộ GD&ĐT và các trường thực hiện đúng quy định của luật nhưng đều phải chờ Nghị định.
“Việc phát triển trường đại học thành đại học hoặc liên kết các trường đại học thành đại học sẽ tạo ra cú hích cho sự phát triển các đại học lớn, đủ tầm vóc, vị thế để cạnh tranh, xếp hạng quốc tế… Đây là điều tích cực về chính sách và tạo hành lang pháp lý để phát triển đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện tại và tương lai”, TS Trần Đình Lý nhấn mạnh.
Cũng theo TS Trần Đình Lý, một lĩnh vực rất quan trọng, quan trọng đến mức mà khi nói đến tự chủ, rất nhiều người luôn tự nghĩ là tự chủ tài chính. Hiện vẫn còn một số băn khoăn về tự chủ tài chính và tự chủ về tổ chức nhân sự vì còn phải chờ các nghị định liên quan khác chưa ban hành nên cơ quan chủ quản và các trường, cơ sở giáo dục đại học chưa thể chủ động thực hiện được… Luật thực thi, các cơ sở giáo dục đại học được quyền tự chủ và chịu trách nhiệm thực sự chắc chắn sẽ giúp việc phân vai hợp lý, giảm sự chồng chéo, cơ sở chịu trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về hoạt động tuyển sinh, tổ chức bộ máy, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp quy định của pháp luật.
Đặc biệt, trong khâu tuyển sinh – liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của trường (gọi là sự sống còn), việc xác định năng lực tuyển sinh, năng lực đào tạo, công bố công khai phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh và các điều kiện đáp ứng theo nhu cầu xã hội và theo quy định của pháp luật sẽ làm cho các cơ sở GD – ĐT vừa tự chủ vừa tự chịu trách nhiệm là cần thiết. Đồng thời, trách nhiệm tự giải trình trước Bộ GD&ĐT cùng với tăng cường khâu thanh, kiểm tra cũng như các hoạt động phòng ngừa cũng quan trọng.
Quốc Ngữ – Anh Tú
Theo giaoducthoidai
Tạo cơ chế cho tự chủ, đổi mới giáo dục đại học
Ngày 6-1, Bộ Giáo dục và ào tạo (GD và T) tổ chức hội nghị triển khai Nghị định số 99/2019/N-CP (Nghị định 99) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (GDH).
Nghị định đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đổi mới GDH và đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở GDH thực hiện các quy định nghiêm túc, hiệu quả.
Sinh viên Trường đại học Tôn ức Thắng (TP Hồ Chí Minh) học tập, nghiên cứu tại thư viện của trường.
Cụ thể hóa các quy định
Theo Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ GD và T) Nguyễn Thị Kim Phụng, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDH đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy thực hiện tự chủ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng, hội nhập quốc tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao của GDH. Nghị định 99 gồm 20 điều đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành những nội dung chính căn bản các nhóm vấn đề: Hệ thống cơ sở GDH; chuyển trường đại học thành đại học và thành lập trường thuộc cơ sở GDH; liên kết các trường đại học thành đại học; công nhận cơ sở GDH định hướng nghiên cứu; quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình...
Nghị định 99 quy định cụ thể và góp phần tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động đổi mới giáo dục đại học những năm qua. Trong đó, việc chuyển trường đại học thành đại học cần bảo đảm được công nhận đạt chuẩn chất lượng; có ít nhất ba trường trực thuộc; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy hơn 15 nghìn người... ối với cơ sở GDH định hướng nghiên cứu, có tỷ lệ ngành đang đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đạt từ 50% trở lên so với tổng số ngành đang đào tạo; cấp trung bình từ 20 bằng tiến sĩ trở lên trong một năm; tỷ trọng nguồn thu trung bình từ các hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, chuyển giao không thấp hơn 15% tổng thu của cơ sở GDH; trong ba năm gần nhất công bố trung bình mỗi năm từ 100 bài báo trở lên trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới.
áng chú ý, một trong các chính sách lớn tác động đến GDH là mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học. Trong đó, về hoạt động chuyên môn, cơ sở GDH được quyền ban hành và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về hoạt động tuyển sinh, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp quy định của pháp luật. Về tổ chức bộ máy và nhân sự được tự chủ nhưng không làm tăng số lượng người làm việc hưởng lương, mức lương (bao gồm cả lương và phụ cấp) từ quỹ lương do ngân sách nhà nước cấp. ối với quyền tự chủ về tài chính và tài sản, cơ sở GDH phải ban hành, tổ chức thực hiện quy định nội bộ về tài chính và tài sản...Cơ sở GDH công lập đang thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/NQ-CP năm 2014 của Chính phủ thì một số nội dung thí điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong đề án của trường thì được thực hiện cho đến khi có quy định mới...
ể tự chủ trong GDH hiệu quả
Với việc Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDH và Nghị định 99 ra đời, tạo nhiều thuận lợi cho đổi mới GDH. Tuy nhiên, quá trình thực hiện luật và nghị định cần nghiêm túc, hiệu quả. Theo Hiệu trưởng Trường đại học Tôn ức Thắng Lê Vinh Danh, Nghị định 99 tạo điều kiện cho triển khai các công việc, nhất là tự chủ trong GDH. Tuy nhiên, hiện nay các luật và các quy định kèm theo vẫn chưa có sự đồng nhất gây những khó khăn, nhất là trong quá trình tự chủ của các cơ sở GDH. Vì vậy, cần thực hiện đúng theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDH, cơ quan chủ quản công nhận và không công nhận hội đồng trường và hiệu trưởng còn các vấn đề về nhân sự, bộ máy thuộc quyền của nhà trường. Những vướng mắc của các quy định cũ cần sửa theo đúng luật mới để thực hiện bảo đảm tính thống nhất. áng chú ý, việc quy định một số chỉ tiêu cụ thể chuyển trường đại học thành đại học phải có quy mô đào tạo hơn 15 nghìn người; trường đại học nghiên cứu phải cấp trung bình từ 20 bằng tiến sĩ trở lên trong một năm cần có giám sát, quản lý tốt. "Bởi vì vấn đề quan trọng là đào tạo tiến sĩ theo chuẩn nào. Nếu theo chuẩn quốc tế thì một năm có thể chỉ có vài tiến sĩ được cấp bằng. 20 tiến sĩ trở lên được cấp bằng, nếu không quản lý tốt có thể xảy ra lạm phát tiến sĩ"- ông Danh nêu quan điểm. Ngoài ra, các trường đại học theo định hướng nghiên cứu cần tăng tỷ lệ nguồn thu từ khoa học công nghệ. Thực tế quá trình tự chủ của Trường H Tôn ức Thắng đã có nguồn thu từ chuyển giao khoa học công nghệ chiếm khoảng 30% cho nên quy định 15% như hiện nay là còn thấp...
GS, TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường H Sư phạm Hà Nội cho rằng, Nghị định 99 là hành lang pháp lý quan trọng và phân vai rõ ràng trong quá trình vận hành về GDH. Quá trình thực hiện các quy định cần bảo đảm nghiêm túc, đúng các tiêu chuẩn. Nhất là các quy định về đại học nghiên cứu nếu hạ chuẩn thấp sẽ giảm chất lượng. PGS, TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân cho biết, các quy định mới làm thay đổi rất căn bản, phân định rõ quyền về quản lý nhà nước và quyền quản trị của các cơ sở GDH theo tinh thần tự chủ, đầy đủ nhất. Các trường được toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức, tài chính, học thuật; xóa bỏ cơ chế theo kiểu xin, cho trong quản trị về chuyên môn học thuật, đây là yếu tố căn bản nhất để giúp các cơ sở GDH vươn lên đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Bộ trưởng GD và T Phùng Xuân Nhạ cho biết, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật GDH và Nghị định 99 ra đời có nhiều điểm mới, trong đó mở rộng quyền tự chủ cho các cơ sở GDH rất cao. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan cũng cần được các cơ sở đào tạo quan tâm thực hiện triệt để. Nhất là trong tự chủ cần nhấn mạnh việc Bộ GD và T, các cơ quan chủ quản tập trung vào quản lý nhà nước, không can dự sâu vào công tác điều hành của các trường bằng biện pháp hành chính; cùng với đó là trách nhiệm giám sát, kiểm tra của địa phương trên địa bàn quản lý cơ sở GDH. Các cơ sở GDH thực hiện tự chủ cần đúng kế hoạch đề ra nhưng phải bền vững, chắc chắn, hạn chế đến mức thấp nhất việc xáo trộn, đổ vỡ. "Tôi tin, năm 2020 là năm bản lề chúng ta thực hiện Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDH, Nghị định 99, để giai đoạn 2021-2025 GDH của chúng ta có những đột phá"- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết.
GIANG SƠN VÀ QUỲNH NGUYỄN
Theo nhandan
Đại học sẽ tự chủ ở mức cao nhất Hôm qua (6.1), Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định 99 hướng dẫn luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật GD ĐH. Trước khi diễn ra hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ GD ĐH, Bộ GD-ĐT đã chia sẻ một số nội dung còn gây băn khoăn trong dư luận. Tự...