Nghi án tàu ngầm nguyên tử Kursk của Nga bị ngư lôi Mk 48 Mỹ đánh chìm
Sau gần 20 năm kể từ ngày xảy ra thảm họa, nguyên nhân thực sự khiến chiếc tàu ngầm nguyên tử Kursk của Hải quân Nga phát nổ dưới đáy biển Barents vẫn nằm trong vòng bí ẩn.
Trong một cuộc tập trận trên biển Barent diễn ra vào ngày 12/8/2000, tàu ngầm tấn công hạt nhân Kursk của Hải quân Nga bất ngờ biến mất, kéo theo toàn bộ 118 thủy thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy trên tàu xuống đáy biển sâu.
Được biết, chiếc Kursk (K-141) là tàu ngầm tấn công hạt nhân thuộc lớp Oscar II. Đây là lớp tàu ngầm biểu trưng cho sức mạnh của Hải quân Nga sau Chiến tranh Lạnh. Tàu K-141 mới hạ thủy năm 1994 và chính thức phục vụ được khoảng 6 năm trước khi xảy ra tai nạn.
Theo thông báo, tàu ngầm Kusrk có biên chế tác chiến đầy đủ là 130 người. Tại thời điểm xảy ra tai nạn, trên tàu có 118 thủy thủ và sĩ quan. Thuyền trưởng của tàu khi đó là Đại tá Gennady Lyachin còn phần lớn thủy thủ đoàn đều ở độ tuổi dưới 30 và chưa lập gia đình.
Ở thời điểm xảy ra tai nạn, rung động thủy âm đã được phía Na Uy ghi lại. Giới chức quân sự Nga cho rằng nhiên liệu hydrogen của một quả ngư lôi đã bị rò rỉ dẫn tới việc bén lửa, làm nổ tung toàn bộ khoang ngư lôi ở mũi tàu với hai vụ nổ liên tiếp, đương lượng nổ ước tính tương đương 6 tấn TNT.
Tàu ngầm nguyên tử Kursk (K-141) sau khi được trục vớt
Vụ nổ khiến tàu ngầm Kursk ngay lập tức chìm xuống độ sâu hàng trăm mét dưới đáy biển. Một số thủy thủ vẫn sống sót sau nhưng bị mắc kẹt bên trong tàu và sau đó đã chết ngạt do thiếu oxy. Nhiều chuyên gia cho rằng, có thể đã cứu sống được những thủy thủ này nếu phía Nga có khả năng ứng cứu tốt hơn thay vì phải kêu gọi sự giúp đỡ từ nước ngoài.
Tới tháng 10/2001, tàu ngầm Kursk mới được trục vớt và đưa về cảng. Một lần nữa sự yếu kém của Nga lại được thể hiện khi toàn bộ quá trình do phía Hà Lan đảm nhiệm. Nga không đủ trình độ cũng như không có thiết bị để trục vớt một tàu ngầm khổng lồ như K-141.
Nhiều giả thiết về vụ tai nạn cũng được đặt ra, một trong số đó là tàu ngầm Kursk bị dính thủy lôi từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai còn sót lại ở vùng biển này.
Tuy nhiên cáo buộc đáng quan tâm nhất lại là tàu ngầm Kursk trúng ngư lôi phóng đi từ một tàu ngầm Mỹ hoạt động trong khu vực, tuy nhiên Nga – Mỹ đã đàm phán để giữ kín bí mật này.
Video đang HOT
Lỗ thủng đáng ngờ trên thân tàu ngầm nguyên tử Kursk
Nghi vấn trên càng trở nên rõ nét khi xác tàu ngầm Kursk được trục vớt vào năm 2001 đã cho thấy trên thân tàu có một vết lõm bất thường hướng vào trong.
Chuyên gia Maurice Stradling sau khi phân tích bức ảnh đã cho rằng: “Lỗ hổng này là bằng chứng rõ ràng nhất của cuộc tấn công bằng ngư lôi Mk 48. Loại ngư lôi này có khả năng xuyên qua vỏ thép của tàu ngầm, thông qua một cơ chế đặc biệt nằm ở phần mũi quả ngư lôi có thể đốt cháy và làm tan chảy kim loại”.
Mặc dù phải chịu nhiều áp lực nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã từ chối bình luận về ý kiến của ông Maurice Stradling, bí mật thực sự của tàu ngầm Kursk có lẽ phải rất lâu nữa hoặc không bao giờ được giải mã.
Theo DNVN
Học giả Mỹ: Đừng thấy Putin lịch thiệp mà tưởng bở
Xin giới thiệu hai bài báo có một số nội dung liên quan của hai học giả Mỹ: Paul Robert, nguyên Thứ trưởng Bộ tài chính Mỹ và Tiến sỹ Gilbert Doctorow.
Bài đăng trên báo "Svobodnaia Pressa" ngày 7/2/2019 với tiêu đề nguyên văn: "Putin làm Phương Tây thất vọng: Ông không dọa chôn ai và cũng không đem "Kuzma's mother" ra dọa ai ("Kuzma's mother"- câu đe dọa trong tiếng Nga- tạm hiểu: sẽ cho "chúng mày" một bài học-ND).
Các ảnh trong bài là của tác giả.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Aleksey Druzinhin/TASS)
1. Bài một của Paul Robert Craig
Bài báo được dẫn dưới đây (ở phần sau-ND) của Gilbert Dotorow đã nhắc lại những quan ngại riêng của cá nhân mà tôi đã từng trình bày nhiều lần trước đây liên quan đến sự kiềm chế thái quá của Putin trước những sự khiêu khích quá đáng (của Mỹ và Phương Tây).
Tôi khâm phục Putin vì sự nhẫn nhịn đáng kinh ngạc của ông- các chính khách Phương Tây đồng nghiệp của ông chưa bao giờ có được một phẩm chất như vậy. Tuy vậy, tôi cũng thấy cực kỳ lo lắng bởi vì chính cái sự kiềm chế thái quá đó tuy có thể ngăn chặn chiến tranh nhưng cũng lại có thể dẫn đến chiến tranh.
Rất nhiều nhà sử học chuyên nghiên cứu nhũng vấn đề liên quan đến Chiến tranh Thế giới Thứ hai đã khẳng định rằng chính những ý định tốt đẹp của Thủ tướng Anh Chemberlen khi đó muốn tháo ngòi nổ các tình huống xung đột trong khi lẽ ra cần phải có một lập trường thật cứng rắn đã khuyến khích Hitler đi quá xa như vậy (phát động Thế chiến hai-ND).
Tiến sỹ Doctorow, dĩ nhiên, đã rất đúng khi cho rằng không có một chính khách Phương Tây nào dám nói về bất cứ một nhà lãnh đạo Xô Viết (trước đây) nào đó theo cái cách như (ông ta) đang dùng để nói về Putin.
Họ (các chính khách Phương Tây) cũng sẽ không nói chuyện với bất kỳ một nhà lãnh đạo Xô Viết nào với cái tông giọng mà họ đã (dùng) để nói (chuyện) với Putin. Mọi sự đã bị đẩy lên đến ngưỡng thậm vô lý:
Chính phủ Anh mới đây tuyên bố là họ đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh chống Nga. Dưới thời Xô Viết thì không một chính phủ nào của nước Anh lại dám đưa ra những tuyên bố vừa mang tính khiêu khích nhưng lại vừa ngu xuẩn đến mức như vậy.
Nước Nga đủ sức thổi bay nước Anh khỏi bề mặt Trái Đất chỉ trong vài phút, thế mà Bộ trưởng quốc phòng Ạnh lại dám huyên thuyên là nước Anh đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh chống Nga!
Putin- (là) nhà lãnh đạo thông minh, lịch thiệp, nhã nhặn, khôn khéo,- thế giới Phương Tây không có được một nhà lãnh đạo nào tương tự như vậy.
Ông (Putin)- là nhà lãnh đạo chính trị duy nhất trên thế giới có thể đứng nhiều giờ liền trước đám đông các phóng viên, chủ yếu là những người có thái độ thù địch (với Nga) và trả lời từng câu hỏi một, không né tránh lươn lẹo, không liếc nhìn các gạch đầu dòng có sẵn trên tờ giấy và cũng không cần phải nghiêng đầu lắng nghe những câu rỉ tai mách bài của các trợ lý.
V.Putin xứng đáng được tất cả tôn trọng. Nhưng thay vào đó thì ông ấy cùng với nước Nga đang bị cả một chiến dịch bôi nhọ có tổ chức chặt chẽ tấn công. Cách hành xử như vậy (đối với Putin) làm sao có thể góp phần duy trì hòa bình trên thế giới được?
Trong một thời đại khi có sự hiện diện của những loại vũ khí hạt nhân mạnh khủng khiếp như thời đại chúng ta hiện nay, lấy cái gì để có thể bào chữa được cho cách hành xử vô trách nhiệm như vậy của Phương Tây?
Doctorow có nói rằng Putin- một con người cực khôn khéo nên có khả năng tự kiểm chế cảm xúc của mình mạnh đến nỗi chưa từng một ai đó, có lúc nào đó lại phải sợ rằng ông ấy có thể tỏ ra mình bị xúc phạm.
Nhưng tình trạng này không thể kéo dài mãi. Sớm hay muộn thì Putin cũng sẽ buộc phải hoặc là có một lập trường cứng rắn, hoặc là sẽ đánh mất- nếu không phải là chủ quyền của Nga thì sẽ là (mất) sự ủng hộ của dân chúng Nga dành cho ông.
Nếu như Putin chần chừ quá lâu, thì có khả năng là đến khi ông có được một lập trường cứng rắn thì vào thời điểm đó những chính khách- ngu xuẩn trong "giới lãnh đạo Phương Tây" đã đánh trống chiến tranh (xung trận) to đến nỗi không còn có thể bắt chúng (những tiếng trống chiến tranh đó) im bặt lại được nữa.
Sự ngu xuẩn của Washington còn quá "vĩ đại" vì một nguyên nhân khác nữa. Washington cho rằng những biện pháp cấm vận, bôi nhọ và cô lập Nước Nga của Putin sẽ dẫn tới việc Putin bị lật đổ. Cũng có thể như vậy.
Nhưng nhân dân Nga và Các lực lượng vũ trang Nga với tình cảm yêu nước đã bị xúc phạm của mình sẽ không cho phép đưa những kẻ bù nhin của Washington lên nắm quyền lực để thay thế Putin.
Cách làm như vậy (của Washington) chắc chắn hơn cả sẽ dẫn tới việc đưa một người Nga khác yêu nước Nga, nhưng có khả năng tự kiềm chế kém hơn Putin lên đỉnh cao quyền lực và người đó sẽ sử dụng sức mạnh của nước Nga để trừng phạt những kẻ đã từng phỉ bảng, mạt sát nước Nga.
Và cả hai bước đi trên đều dẫn tới chiến tranh và cái chết của tất cả chúng ta.
Paul Craig Roberts, Tiến sỹ kinh tế, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ phụ trách chính sách kinh tế Chính quyền Tống thống Ronald Reagan, nguyên Tổng biên tập kiêm nhà bình luận báo Wall Street Journal, tạp chí "Businessweek" và Hãng thông tấn "Scripps Howard News Service ".....Tác giả nhiều cuốn sách về các vấn đề thế giới hiện đại.
Theo Datviet
Nga triệu Đại sứ Nhật Bản liên quan tới quần đảo tranh chấp Ngày 9/1, Bộ Ngoại giao Nga đã triệu Đại sứ Nhật Bản tại nước này, ông Toyohisa Kozuki, để lưu ý về những phát biểu chính thức gần đây của giới chức Tokyo liên quan tới hiệp ước hòa bình với Moskva. Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Bộ Ngoại giao Nga đã lưu ý những phát ngôn cho rằng Nga cần phải...