Nghi án nhập lậu ôtô dưới dạng nhựa phế thải?
Hải quan TP.HCM vừa kiến nghị một trường hợp biến ôtô nhập khẩu, máy tính cũ thành nhựa phế liệu để trốn thuế, có dấu hiệu vi phạm pháp luật sự nhưng lại thoát tội vì bỗng có kết luận là gửi nhầm hàng.
Cục Hải quan TP HCM vừa mới khẩn báo tới Tổng cục Hải quan một trường hợp vi phạm nhập khẩu hàng hóa nhiều lần nhưng lại “thoát tội” vì bỗng dưng có kết luận của cơ quan chức năng là sơ suất. Theo đơn vị này cho biết, vụ việc được phát hiện từ giữa năm 2012 và đối tượng trong nghi án trên là chi nhánh công ty TNHH Một thành viên Hà Thành, địa chỉ tại quận Bình Thạnh, TP HCM.
Ngày 25/6/2012, công ty này mở tờ khai hải quan, khai báo hàng nhập khẩu là 15,65 tấn nhựa phế liệu dạng mẫu, mảnh vụn được băm cắt từ các sản phẩm nhựa đã được xử lý theo yêu cầu bảo vệ môi trường, có xuất xứ Hồng Kông (Tổng trị giá chỉ là 2.347,5 USD).
Tuy nhiên, khi khám xét thực tế lô hàng, Đội Kiểm soát hải quan và chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã phát hiện bên trong của các kiện hàng là ôtô nhập khẩu cũ, 221 chiếc máy in vi tính, máy photocopy đã qua sử dụng và màng nhựa dạng tấm mỏng.
Video đang HOT
Công văn của Cục hải quan TP.HCM gửi Tổng Cục HQ
Trong đó, máy in vi tính, máy photocopy cũ là sản phẩm công nghệ thông tin thuộc diện cấm nhập khẩu, theo Thông tư 43 của Bộ Thông tin và truyền thông. Xe ôtô du lịch 5 chỗ ngồi, hiệu Mercedes Benz S320, sản xuất từ năm 2001 là hàng không đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật nhập khẩu vào Việt Nam. Chỉ có duy nhất mặt hàng màng plastic là sản phẩm mới, được phép nhập khẩu nhưng lại thuộc diện vi phạm vì không kê khai, khai sai so với khai báo của DN.
Đến tháng 11/2012, Hải quan TP.HCM đã kết luận về các vi phạm trên và lập biên bản vi phạm hành chính đối với chi nhánh công ty Hà Thành. Theo đó, tổng trị giá hàng vi phạm là trên 1,2 tỷ đồng. Số tiền thuế khai thiếu là 36,8 triệu đồng.
Sau khi nhận được phản ánh về trường hợp này, Viện Kiểm sát nhân dân tp HCM đã có công văn ngày 23/11/2012 trả lời cho biết chi nhánh công ty Hà Thành có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Nhưng đây là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng nên hải quan cần chuyển hồ sơ vụ việc sang Cục Cục Điều tra hình sự- Bộ Quốc phòng xử lý.
Tuy nhiên, điều khiến Hải quan TP.HCM bức xúc hiện nay là đơn vị có dấu hiệu vi phạm trên đã “thoát tội”. Ngày 8/1, cục Hải quan Tp HCM đã nhận được quyết định của cơ quan điều tra thuộc Bộ Quốc Phòng về việc không khởi tố vụ án hình sự đối với chi nhánh công ty Hà Thành.
Một lô hàng nhập lậu khai sai chủng loại tương tự tại Hải Phòng
Lý do được cơ quan này nêu, đây chỉ là một sơ suất gửi nhầm hàng của đối tác. Chi nhánh công ty Hà Thành đã mở tờ khai đúng với chủng loại, số lượng hàng hóa như trong hợp đồng ký với Công ty Lion Hup Son Polymer. Nhưng do sơ suất, hãng tàu đã gửi nhầm container không đúng với hợp đồng đã ký nên không có dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự.
Mặc dù có kết luận như vậy song Cục Hải quan TP.HCM – cụ thể là Đội Kiểm soát và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn 1 đã báo cáo Tổng cục Hải quan, khẳng định quan điểm không chấp nhận đây là trường hợp nhầm lẫn. Vì vậy, hải quan TP.HCM đã kiến nghị Tổng cục Hải quan sớm có ý kiến chỉ đạo đối với trường hợp công ty Hà Thành.
Theo autonet
EuroCham không muốn Việt Nam "nới" nhập khẩu ôtô
EuroCham cho rằng, không cần thiết có thêm nhà nhập khẩu và phân phối ôtô chính hãng nào nữa tại Việt Nam trong năm 2013.
Theo EuroCham, trước mắt, Chính phủ Việt Nam không nên xem xét sửa đổi Thông tư 20 nhằm tăng nguồn thu thuế và hỗ trợ thương nhân kinh doanh ôtô đang gặp khó khăn
Đây là một trong những kiến nghị đối với ngành công nghiệp ôtô và thị trường ôtô được Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nêu rõ tại cuốn "Sách trắng 2013" về các vấn đề thương mại và đầu tư vừa công bố.
Kiến nghị trên được đưa ra xuất phát từ thực tế đang có những thảo luận về việc sửa đổi Thông tư 20. EuroCham cho rằng, việc Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20 hồi tháng 5/2011 là một động tác rất đáng hoan nghênh, giúp bảo vệ những quyền lợi chính đáng và bắt buộc phải có cho người tiêu dùng. Bởi trước khi thông tư có hiệu lực, đa số người tiêu dùng Việt Namkhông thể phân biệt giữa nhà nhập khẩu ôtô chính thức và phi chính thức, kiểu như "tất cả đều có tên thương hiệu và biểu tượng ngay trên mặt tiền của tòa nhà".
EuroCham giải thích, tại thị trường ôtô nhập khẩu trước đây, các doanh nghiệp nhập khẩu không chính thức bán xe với các điều kiện dịch vụ hạn chế và không thể cung cấp các điều khoản bảo hành của bất kỳ nhà sản xuất nào. "Do vậy, những chiếc xe này không được các nhà sản xuất công nhận tính phù hợp với điều kiện đường sá và nhiên liệu tại Việt Nam".
Cũng liên quan đến thị trường ôtô nhập khẩu, EuroCham còn kiến nghị không cấp thêm giấy phép nhập khẩu và phân phối ôtô chính hãng, trước mắt là ngay trong năm 2013. Bởi bên cạnh các nhà nhập khẩu chính hãng hiện tại thì tất cả các thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đều đã có giấy phép đáp ứng đủ các tiêu chí do Thông tư 20 quy định.
Theo An Nhi
Vneconomy
Việt Nam nhập khẩu hàng hóa chủ yếu từ Trung Quốc Kim ngạch nhâp khâu hàng từ Trung Quôc vào Viêt Nam 11 tháng qua ước tính đạt 26,2 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng qua, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Viêt Nam, kim ngạch ước tính đạt 26,2 tỷ USD, tăng 17,3% so...