Nghi án Hào Anh ăn trộm: Chiếc điện thoại lạ
Trong ngày 31/3 vừa qua, một tình huống khá bất ngờ đã xảy ra với Hào Anh khiến gia đình em càng thêm hoang mang.
Trong ngày 1/4, Công an TP. Cà Mau vẫn chưa có kết luận chính thức vụ việc liên quan đến Hào Anh cùng 3 người bạn bị tình nghi trộm cắp tài sản xảy ra rạng sáng 26/2. Tuy nhiên, trong ngày 31/3 vừa qua, một tình huống khá bất ngờ đã xảy ra với cháu bé từng bị hành hạ dã mang như thời trung cổ khiến gia đình em càng thêm hoang mang tột độ…
Cụ thể, vào khoảng 10h30 ngày 31/3, bà Phạm Thị Thoa (mẹ Hào Anh) và bà Bùi Thúy Nga (hàng xóm bà Thoa) đang ngồi tán gẫu tại nhà bà Thoa thì ông Nguyễn Chí Tâm-cán bộ Ban bảo vệ dân phố khóm 4 ( phường 8, TP. Cà Mau) chạy xe đến đưa cho bà Thoa một chiếc điện thoại Nokia, có một bên nắp vỏ màu xanh. Anh cán bộ này nói là điện thoại của Hào Anh bị công an TP. Cà Mau tạm giữ.
Theo đơn tường trình của bà Thoa, sau khi kêu Hào Anh dòm sơ sơ bên ngoài, thấy hao hao điện thoại của mình đã bị công an TP. Cà Mau tạm giữ nên bà Thoa tiếp nhận điện thoại.
Hào Anh thuật lại việc cán bộ dân phố tìm đến nhà đưa chiếc điện thoại lạ
Linh tính có chuyện bất ổn nên sau khi ông Tâm ra về, bà Nga kêu bà Thoa đưa điện thoại để Hào Anh kiểm tra kỹ lại. Hào Anh tháo tờ giấy được quấn sơ sài ngang hông cái điện thoại ra thấy điện thoại tuy cùng màu, cùng hiệu nhưng mới hơn điện thoại của mình. Em tiếp tục tháp nắp phía sau, kiểm tra sim thì thấy không phải sim điện thoại của mình.
Ngay sau đó, Hào Anh nhờ mẹ mang chiếc điện thoại lạ ấy lên trụ sở UBND khóm 4 (nơi gia đình Hào Anh tạm trú) tìm ông Tâm để trả lại điện thoại nhưng không gặp được ông Tâm. Bà Thoa liền gọi điện thoại cho ông Tâm và hỏi chiếc điện thoại lạ và cái sim điện thoại ấy là của ai, ai đưa?
Ông Tâm bảo là của cảnh sát khu vực khóm 4 (thiếu tá Trần Xuân Trí-PV) “để chiều gặp anh Trí tôi sẽ hỏi kỹ lại”.
Video đang HOT
Một đoạn trong đơn tường thuật việc cán bộ ban dân phố khóm 4 trả nhầm điện thoại
“Hơn 14h chiều cùng ngày, ông Tâm qua tận nhà cho tôi hay cảnh sát điều tra TP. Cà Mau mời tôi và Hào Em (em ruột Hào Anh) qua làm việc. Tôi lấy điện thoại hồi sáng ông Tâm đưa hỏi là của ai thì ông Tâm nói của cảnh sát khu vực, tính đâu của Hào Anh. Nói xong, ông Tâm cầm lại điện thoại và bỏ ra về” – bà Thoa thuật lại.
Ngờ vực trước sự xuất hiện của chiếc điện thoại lạ hoắc, bà Thoa đã làm tờ tường trình vụ việc và nhờ bà Nga xác nhận chuyện ông Tâm mang đến đưa cho Hào Anh chiếc điện thoại lạ.
Tiếp xúc với chúng tôi, bà Thoa lo lắng: “Hôm tạm giữ điện thoại họ có làm biên nhận, biên bản đàng hoàng nhưng lúc trả điện thoại (nhầm) thì không có biên nhận bàn giao gì cả, trong khi Hào Anh kiểm tra, dính vân tay tùm lum hết”.
Ông Đặng Hồng Dũng đặt nhiều nghi vấn về chiếc điện thoại lạ trả nhầm cho Hào Anh
Cùng tâm trạng ấy, ông Đặng Hồng Dũng-cha ruột nghi phạm Đặng Hồng Đức, hoài nghi: “Công an chưa trả lại điện thoại bị tạm giữ trước đó cho con tôi, nhưng nếu trả phải có biên bản đàng hoàng tôi mới nhận. Chứ điện thoại hổng biết của ai, nhở nhận tầm bậy tầm bạ ngay cái điện thoại do người khác trộm cắp mà có thì thằng Đức con của tôi sẽ bị vạ lây”.
Để rộng đường dư luận, phóng viên đã liên lạc qua điện thoại với ông Tâm nhưng gia đình báo lại cả ngày 1/4 ông Tâm đi làm bỏ quên điện thoại ở nhà.
Tìm đến trụ sở khóm 4, chúng tôi được ban nhân dân khóm này cung cấp số điện thoại của thiếu tá Trần Xuân Trí nhưng liên lạc xin cuộc hẹn thì thiếu tá Trí nói muốn gặp anh thì phải được sự chấp thuận của lãnh đạo.
Tìm đến CA phường 8 vào chiều 1/4, thượng tá Phạm Minh Thành-Trưởng CA phường 8 xác nhận có việc trả nhầm điện thoại cho Hào Anh nhưng đã thu hồi lại. Ông Thành cũng cho hay, điện thoại bị trả nhầm là tang vật trong một vụ trộm khác cũng xảy ra ở khu vực khóm 4.
Trong khi đó, công an TP. Cà Mau xác nhận chưa trao trả điện thoại lại cho Hào Anh và Đặng Văn Đức (nghi phạm trộm cắp).
Trong một diễn biến khác, trong ngày 1/4, Hào Anh cùng Đồng Phạm Minh và Đặng Văn Đức đã được người chủ ở phường 1 (TP. Cà Mau) thu nhận trở lại chỗ làm cũ.
Ông Đồng Thanh Nghiêm – cha của Minh, cho hay: “Hôm được thả ra tới giờ, thằng Minh ho nhiều lắm, khạc ra đờm cục cục. Sáng nay tôi khuyên ở nhà tĩnh dưỡng nhưng nó nói để nó đi làm kiếm tiền phụ giúp cha mẹ”.
Theo vietbao
Vụ nổ nhà 11 người chết: Ai bồi thường?
Vụ nổ kinh hoàng ở hẻm 384 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (P.8, Q.3, TPHCM) rạng sáng 24/2 vừa qua đã làm hủy hoại toàn bộ tài sản của gia đình các nạn nhân.
Do không có bảo hiểm cháy nổ nên các gia đình nạn nhân đành phải gánh trọn những hậu quả do vụ nổ gây ra. Vì người được xác định ban đầu là gây ra vụ nổ cũng tử vong và tài sản cũng thiệt hại nặng nề nên chuyện bồi thường là không khả thi.
Không ai mua
Hiện nay, bảo hiểm trong lĩnh vực cháy nổ có hai hình thức: bắt buộc và tự nguyện. Dạng bắt buộc chỉ áp dụng đối với các cơ sở được xác định là có nguy hiểm về chất nổ như: nhà máy, xí nghiệp, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, trụ sở làm việc, rạp hát, khách sạn... Và dù là bảo hiểm bắt buộc, nhưng theo trung tá Nguyễn Đức Vinh, Phó phòng Hướng dẫn chỉ đạo về phòng cháy Sở PCCC TP.HCM, các tổ chức trên chỉ mua bảo hiểm cho phần "khung" - tài sản cố định thuộc diện quản lý của cơ sở đó và bỏ lơ phần chi tiết (tài sản bên trong).
"Trước đây xảy ra một số vụ cháy chợ gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho tiểu thương. Khi chúng tôi tìm hiểu thì các tiểu thương tại khu vực xảy ra vụ cháy không tham gia bảo hiểm cháy nổ mà chỉ Ban quản lý chợ tham gia nên khi xảy ra thiệt hại, các tiểu thương phải tự gánh lấy toàn bộ thiệt mà không được đền bù", trung tá Vinh cho biết. Kể cả trường hợp các chung cư cũng vậy, ban quản lý chỉ mua bảo hiểm cho phần khung của chung cư và khi xảy ra cháy nổ, người dân sống ở đó phải tự chịu thiệt hại về kinh tế.
Vụ cháy nổ được cho xuất phát từ việc tàng trữ vật liệu nổ tại nhà ông Lê Minh Phương...
Bảo hiểm bắt buộc đã vậy, bảo hiểm cháy nổ tự nguyện hầu như không người dân nào mua. "Chúng ta sử dụng xe gắn máy hàng ngày nhưng thử hỏi nếu Nhà nước không bắt buộc, có mấy ai mua bảo hiểm cho xe? Ngay cả những cái rất thiết thực, dễ thấy để đảm bảo quyền lợi cho chính người dân mà còn phải dùng biện pháp chế tài thì những vấn đề ít va chạm, như cháy nổ người dân ít quan tâm là điều dễ hiểu", trung tá Vinh phân tích.
Giải thích về thói quen "không bảo hiểm" này, luật sư Nguyễn Thị Tuyết (Trưởng Văn phòng Luật sư Tri Pháp) cho rằng từ trước đến nay do đời sống của người dân Việt Nam còn khó khăn, chưa tích lũy nhiều nên họ ít quan tâm đến việc bản thân gia đình mình gặp phải những tai nạn rủi ro cháy nổ. Mặt khác, loại hình bảo hiểm này cũng mới mới xuất hiện vài năm trở lại đây nên người dân ít biết, ít quan tâm rồi công tác tuyên truyền về bảo hiểm cháy nổ của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực cháy nổ cũng chỉ hướng đến những tổ chức, doanh nghiệp, chưa chú trọng đến nhiều những hộ cá nhân. Phần nữa, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực cháy nổ hay bản thân các công ty bảo hiểm cũng cần tuyên truyền cho người dân thấy được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm cháy nổ.
"Trần ai" khâu bồi thường
Không chỉ riêng vụ nổ gây thiệt hại nghiêm trọng vể người và tài sản tại đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TPHCM) vừa qua mà còn nhiều vụ cháy nổ khác đã đặt ra vấn đề: trách nhiệm giải quyết hậu quả trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho những người bị liên đới ảnh hưởng đến vụ cháy nổ thuộc về ai?
... gây thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản
Theo luật sư Tuyết, luật quy định rõ trách nhiệm bồi thường trong những trường hợp trên thuộc về người gây ra nguyên nhân vụ cháy nổ. Khi hai bên (người xác định gây ra vụ cháy nổ và người bị thiệt hại trong vụ cháy nổ) không thỏa thuận bồi thường được thì có thể khởi kiện ra tòa để phân xử. "Nhưng người phải bồi thường không còn tài sản thì lấy gì mà họ bồi thường? Và những phiền phức về thời gian, kinh tế trong khi tiến hành khởi kiện đòi bồi thường. Chỉ còn cách người dân tự cứu mình, chủ động mua bảo hiểm cháy nổ để nếu khi xảy ra rủi ro cháy nổ, bị tổn thất nặng nề về kinh tế thì còn có các tổ chức bán bảo hiểm chia sẻ khó khăn", bà Tuyết nhấn mạnh.
Theo quan điểm của đa số các luật sư, chuyên gia pháp luật, sô tiên đê mua bảo hiểm cháy nổ tự nguyện hiên nay là rât lớn so với lợi nhuân (lợi ích của công dân chưa có hiêu quả trước mắt). Mặt khác, khi có sự kiên bảo hiêm xảy ra, đê nhân được tiên bảo hiêm từ doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm khá phức tạp, các doanh nghiệp hay tìm lý do đê trì hoãn viêc chi trả bảo hiêm. Có nhiêu vụ phải kéo nhau ra tòa mà nhiêu năm vân chưa xong.
"Đê người dân đến bảo hiêm tự nguyên thì cân phải ban hành các quy định, quy tắc ứng xử môt cách hài hòa lợi ích giữa người mua bảo hiểm và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, để khi có việc bảo hiêm xảy ra mà người mua bảo hiểm không phải chờ đợi các cơ quan có thâm quyên phân định trách nhiêm, lôi phải. Ví dụ doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải ứng môt khoản tiên đê khắc phục bôi thường ngay, phân còn lại sẽ tính toán sau", luật sư Trần Văn Nam (Văn phòng luật sư Trần Nam) nói.
Ngày 26/2, Sở Xây dựng TP.HCM đã hoàn thành việc kiểm định vụ sập nhà do cháy nổ tại nhà ông Lê Minh Phương tại hẻm 384 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, quận 3, hôm 24/2. Kết quả, tại thời điểm kiểm tra, nhà số 384/7A, 384/9 đã sụp đổ hoàn toàn; nhà số 384/5, 384/7, 384/11, 384/35 bị ảnh hưởng với mức độ khác nhau. Sở Xây dựng kiến nghị các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý đối với từng trường hợp để bảo đảm an toàn.
Theo 24h
Vụ nổ nhà: Tai họa trên trời rơi xuống "Họa đâu trên trời rơi xuống gia đình tôi, phút chốc đã lấy đi 3 người thân của chúng tôi, nhà cửa thì thì dổ nát...", anh Hồ Sĩ Tùng (con trai ông Hồ Sĩ Cường) nghẹn ngào nói khi vừa đưa thi thể cha về quàn tại nhà tang lễ. Chiều 26/2, thi thể ông Hồ Sỹ Cường (81 tuổi, nguyên đại...