Nghẹt thở vào cuộc đi săn bảo vật “quái ngư” dưới dòng Sê San
Ở đó có những thợ câu gắn bó vài chục năm nay với dòng Sê San và cá lăng trở thành thứ nuôi sống gia đình, là tiền cho con cái đi ăn học
Tây Nguyên mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về cũng là lúc loài cá hung dữ được mệnh danh là thủy quái trên dòng Sê San bắt đầu đi ăn mạnh. Đó cũng là lúc những cần thủ chuẩn bị cho mùa săn cá lăng!
Thợ câu cá lăng luôn chọn ở những nơi nước chảy xiết để câu cá.
Dòng Sê San chảy từ vùng thượng nguồn Kon Tum đổ về Gia Lai rồi đột ngột rẽ qua nước bạn Campuchia mang trong mình bao sản vật, trong đó, cá lăng là đặc sản vùng sông nước này. Khi nghe tôi ngỏ ý muốn đi câu cá lăng, những anh bạn ở H. Chư Păh (Gia Lai) chuyên săn loài cá này trên dòng Sê San gật đầu đồng ý. “Chuẩn bị tinh thần sẵn nhé, móm (không có cá – P.V) là chuyện bình thường. Ngày trước cá lăng nhiều nhưng giờ có khi giăng câu cả ngày cũng không có con nào”, Duy, Tú – những cần thủ nói trước với tôi. Dù cá lăng chỉ mới trở thành đặc sản của Tây Nguyên trong thời gian gần đây nhưng đối với đồng bào Gia Rai sinh sống dọc sông Sê San thì cá lăng không chỉ in dấu qua những câu chuyện kể mà đã trở thành món ăn truyền thống từ bao đời nay.
Những già làng ở làng Duch, làng Phung, làng Kep sinh sống ven bờ sông Sê San vẫn nhớ như in về loài thủy quái này. Thuở chưa có thủy điện xây dựng trên dòng sông này, cứ đến mùa mưa, cá lăng lũ lượt đi ăn trên sông. Chỉ cần những cây lao sắc nhọn, thợ săn đứng bên bờ đá nơi nước chảy xiết, vung tay lên, đầu lao có ngạnh cắm sâu vào mình cá. Có khi phải 2-3 thanh niên cùng ghì chặt ngọn lao, đánh vật với dòng nước chảy xiết mới đưa được những con cá lăng 30-50kg vào bờ. Thứ ngon nhất vẫn là lòng cá lăng được đám thanh niên nhường cho người già. Con cá xẻ thịt ra, cứ thế nướng bên than hồng rồi chấm muối ớt giã cùng với lá é (một loại rau mùi) thì không có gì ngon bằng. “Bộ lòng của những con cá lăng to nấu với cà đắng, chỉ cần thế thôi uống rượu không bao giờ say nhé”, già Rơ Châm Ka, thợ săn cá lăng lớn tuổi ở làng Phung kể lại… Giờ đây đó là chuyện dĩ vãng của những thợ săn cá lăng lớn tuổi người Gia Rai. Theo già Rơ Châm Ka: “Giờ mình cũng như một số người vẫn đi câu nhưng cá lăng to không còn nữa. Họa hoằn lắm mới có thợ câu bắt được con cá tầm 15-20kg trở lại”.
Hiếm hoi những cần thủ mới câu được chú cá lăng tầm 3kg như thế này.
Video đang HOT
Đến ngày hẹn, tôi cùng Duy, Tú và một số thợ câu ở làng Phung hẹn nhau ở thị trấn Ia Ly (H. Chư Păh). Cả nhóm quyết định câu gần ở khu vực cửa xả đập thủy điện Ia Ly bởi nơi đây nước xiết và thợ câu vẫn thường câu được cá lăng. Khác với những thợ câu “hiện đại” sử dụng cần câu máy, chì, những thợ câu Gia Rai chỉ cười cười chỉ vào ống nhựa cuộn sợi cước to bằng que tăm: “Đồ nghề của mình thế này thôi, chứ không có tiền để mua chì, cước đâu!”. Tú nói với tôi: “Nhiều người mình cũng dẫn đi câu rồi nhưng cả trăm nghìn tiền chì, lưỡi, dây vứt lại dưới lòng sông cả đấy! Bởi mắc vào đá, thân cây trên dòng sông chảy xiết là chuyện bình thường. Có người còn mất luôn cả bộ cần câu vì cá lăng cực khỏe, lôi tuột cả cần xuống sông”.
Băng qua con đường bê-tông, đứng từ trên đỉnh núi nhìn xuống dưới thung sâu là dòng Sê San đang chảy xiết. Chúng tôi bắt đầu đi xuống con đường chỉ vừa đủ 1 người đi. Hơn 30 phút đánh vật với đường trơn và những đàn muỗi đói bám theo, trước mắt tôi là dòng Sê San đang gào thét giữa bãi đá. Dọc 2 bên bờ sông lởm chởm, những thợ câu Gia Rai câu đêm đang men theo dòng sông kiểm tra lại dây câu. Thế nhưng cả hàng chục dây câu buông từ đêm qua đến sáng vẫn không có chú cá lăng nào “dính”. “Câu cá lăng dùng nhiều loại mồi lắm, kể cả mồi thuốc chế rất kỳ công, ủ cả tháng trời mới đem đi câu. Mùi rất khó chịu. Nói ra chắc cả vài ngày mới hết các loại mồi câu cá lăng. Thậm chí, có cả mồi thuốc nhập từ nước ngoài về để dụ cá lăng nữa. Thế nhưng, cách truyền thống mà bà con Gia Rai ở đây hay câu vẫn là trùn hổ, hay còn gọi là địa long cũng là thứ mồi hấp dẫn cá lăng. Ở đây chỉ cần vác cuốc đi 15 phút là đủ mồi câu cả ngày”, Tú vừa soạn cần câu vừa chỉ vào hộp nhựa chứa đầy trùn hổ to bằng đầu đũa nằm lúc nhúc.
Phía bờ đá kia, những thợ câu Gia Rai cũng bắt đầu móc trùn vào lưỡi câu. Mỗi thợ câu chọn cho mình những bãi đá khác nhau tùy theo cảm nhận, kinh nghiệm của mình nơi nào có cá lăng đi săn mồi. “Ở dòng Sê San này, bắt cá lăng chỉ có cách câu thôi, chứ dùng lưới không hiệu quả bởi nước chảy xiết và lòng sông đầy cây lớn, đá nhọn. Ngày trước muốn câu cá lăng phải dùng lưỡi to, mồi là cá lóc sống, chuột sống móc vào đấy rồi cứ ngâm dưới sông. Cá lăng với kiểu ăn mồi hút vào miệng, cứ thế cả lưỡi câu vào theo. Cứ một giờ kiểm tra một lần nhưng, dây câu phải to và buộc vào thân cây lớn mới giữ được loài cá cực khỏe này. Giờ không còn cá lăng to nữa, chỉ cần dùng lưỡi câu nhỏ vừa với tầm từ 3-5kg thôi”, già Ka nói như hét lên bởi tiếng nước xé ầm ầm qua bãi đá.
Ngoài kiểu câu ngâm truyền thống, kiểu câu máy của những cần thủ “hiện đại” thì những thợ câu người Gia Rai chỉ cần buông cả đoạn cước cùng mồi xuống nước, ngón tay trỏ để nhẹ ở đầu dây, chỉ cần cá ăn mồi là biết cá lăng hay cá gì. “Lũ cá nhỏ thì rỉa mồi nên giật giật ở đầu dây. Gặp cá lăng ăn mồi, đầu dây vừa mới động đậy là dây cước kéo căng liền”, một thợ câu làng Phung chia sẻ. Tôi men theo dọc bên bờ sông, những chiếc chòi tạm bợ được dựng lên, đó là những nơi trú ngụ của những thợ săn cá lăng xuyên đêm với hàng chục lưỡi câu rải dọc theo bờ sông. Ở đó có những thợ câu gắn bó vài chục năm nay với dòng Sê San và cá lăng trở thành thứ nuôi sống gia đình, là tiền cho con cái đi ăn học. Cá lăng có giá từ 300-400.000 đồng/kg nhưng nhiều người cũng đã bỏ nghề khi nhiều đêm tay trắng trở về. “Hồi trước cá 2-3kg trở lên mới lấy nhưng giờ có con nào họ đều bắt con đấy thôi, bởi giờ hiếm lắm rồi”, Duy nói. Có thời điểm, không chỉ dùng mìn, một số thợ câu vì lợi nhuận tự chế những bình chích điện bắt cá lăng theo kiểu tận diệt. Sau này, khi chính quyền địa phương xử lý căng, tình trạng này mới chấm dứt.
Chợt nhớ đến quán của một anh bạn chuyên bán đặc sản cá lăng ở TP Pleiku, ngày trước những con cá lăng hàng chục kg luôn sẵn trong bể nhưng nay phải đặt trước hàng tháng trời mới có được một con cá lớn. Có thế mới thấy loài cá lăng đang mất dần đi trên dòng Sê San. Dọc bờ sông, đôi lúc lại vang lên tiếng cười hồ hởi của thợ câu khi bắt được cá lăng, lúc là tiếng xuýt xoa vì vừa để sẩy một con cá hoặc tiếng lầm bầm bởi lưỡi câu mắc vào đá… Rồi tất cả đều xóa tan bởi tiếng ầm ào, gào thét của dòng Sê San.
Theo Minh Tân (CADN)
Bỏ buôn bán về trồng nấm, gái xinh phố núi bỏ túi nửa tỷ đồng/năm
Khơi nghiêp tư con sô 0, nhưng chi một thơi gian ngăn chị Trần Thị Bích Phương đa trở thành chủ nhân của trại nấm lớn nhất TP Pleiku (Gia Lai) với doanh thu hơn nửa ty đồng/năm.
Trước đây chị Trân Thi Bich Phương (37 tuôi, xa Chư A, TP.Pleiku, Gia Lai) buôn bán rau củ quả ở chợ đầu mối. Năm 2013 chi trồng thử nghiệm 500m2 nấm bào ngư, mộc nhĩ canh nha, rồi thấy hiệu quả nên tăng dần diện tích lên 5.000m2 ra vung ven thanh phô.
Nâm bao ngư khá dê trông, dê ban ơ trang trai cua chi Phương
Vưa hai nâm ban bào ngư, mộc nhĩ cho khach hang, chi Phương vưa chia se vơi chung tôi vê câu chuyên "ăn, ngu cung nâm". "Luc mơi lam cung lo lăm, cư xuông giông đươc môt thơi gian là nâm chêt, vì không có kinh nghiệm trồng nấm nên suôt ngay ơ ngoai vươn mà vân không phat hiên ra bênh. Sau đo tôi lên mạng Internet, vào các diễn đàn trao đổi trồng nấm học hỏi, rồi đi thực tế ở các trại nấm khác, khoảng một năm sau việc trồng nấm bào ngư mới bắt đầu ổn. Lúc đó tôi mới mạnh dạn tập trung vốn liếng, mở rộng diện tích".
Môi ngay chi Phương thu ta nâm cac loai
Tât ca moi viêc, tư khâu xuông giông, chăm soc, thu hai nấm bào ngư và ban hàng đều do một tay chị Phượng săp xêp chu toan. Mai đên khi mơ rông diên tich, lương nâm qua lơn chi mơi băt đâu thuê nhân công lam theo thơi vu. Tư đôi ban tay trăng, sau 6 năm chi đa sơ hưu hơn 20.000 bich nâm bào ngư va thu vê hơn 500 triêu đông/năm.
Trang trai cua chi Phượng là mô hinh khep kin tư khâu đong bich, chăm soc, thu hai đên sây khô...
Tư môt ngươi không hiêu gi vê nâm, đên nay moi kinh nghiêm, công đoan trông nâm chi đa năm chăc trong tay. "Trông nâm se băt đâu tư khâu chon mun cưa, phải la mun cưa nguyên chât, không đươc trôn mun cưa cây nay vơi mun cưa cây khac. Nhiêt đô trong tưng bich nâm cung phai theo doi sát, không đươc qua nong hoăc quá lanh. Dinh dương thì dung vôi va cam băp. Môi loai nâm se đươc trông theo tưng thơi vu khac nhau đê tranh bênh tât và phat triên tốt hơn", chi Phương chia sẻ kinh nghiệm.
Nấm bào ngư của chi Phương trông đươc quanh năm, gia ca lai rât ôn đinh
Cung theo chi Phương, khoang thơi gian tư thang 7 đên gân têt thich hơp để trông nâm meo (mộc nhĩ) vi nhiêt đô thấp hơn; nấm bao ngư thi trông đươc quanh năm vì dễ trồng và dễ bán. Nếu trông đươc nâm linh chi thi hiêu qua kinh tê rât cao, tư 400.000 đông - 500.000 đông/kg nhưng đây la loai nâm kho trông, nhiêu bênh...
Hiên trang trai cua chi Phương co kha nhiêu loai nâm như nâm meo, linh chi, bao ngư, nấm rơm... với sản lượng khoảng 1 ta/ngay, giá bán từ 15.000 đông- 30.000 đông/kg tuy theo thơi tiêt, toàn bộ cung cấp ở chợ đầu mối theo giá sỉ.
Chị Phượng sản xuất phôi nấm đê trông và bán cho trai nâm khác
Ngoài ra chi Phương con sản xuất phôi nâm đê ban cho các trang trai trong tỉnh, với giá 3.000 đông/bịch và đây cũng là một nguồn thu đáng kể của chị.
Theo Danviet
Thông tin mới nhất về sức khỏe cô gái giúp việc bị chủ nhà bạo hành ở Gia Lai Sức khỏe của Y Nhiêu, cô gái giúp việc bị chủ bạo hành ở Gia Lai, hiện đã ổn định nhưng cần được tiếp tục điều trị chấn thương tinh thần. Đại diện Bệnh viện Thẩm mỹ Việt Mỹ trao số tiền 10 triệu đồng cho gia đình Y Nhiêu. Theo bác sĩ Chiêm Quốc Thái, vào ngày 27/7, đại diện của Bệnh...