Nghẹn ngào đám tang “cha đẻ của ngành Toán Sư phạm” – GS. NGND Ngô Thúc Lanh
Lễ tang GS. NSND Ngô Thúc Lanh diễn ra hôm nay 28/3 tại nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Nhiều đồng nghiệp và học trò đến tiễn đưa “cha đẻ của ngành Toán Sư phạm” về nơi yên nghỉ cuối cùng tại công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên, tỉnh Hoà Bình.
Nghẹn ngào đám tang “cha đẻ” của ngành Toán Sư phạm GS. NGND Ngô Thúc Lanh
Do tuổi cao, sức yếu, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Ngô Thúc Lanh qua đời sáng ngày 26/3/2019, tức ngày 21/2 năm Kỷ Hợi, hưởng thọ 97 tuổi. Lễ viếng GS. NGND. Ngô Thúc Lanh được cử hành từ 9h30 đến 10h45 ngày 28/3, tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Gia đình con cháu ngẹn ngào khóc thương người cha, người ông trước sự ra đi bất ngờ sau quãng thời gian điều trị bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Con trai cố GS. NGND. Ngô Thúc Lanh thắp nén hương đưa tiễn cha.
GS. NGND Ngô Thúc Lanh từng là sinh viên trường Đại học Đông Dương. Sau cách mạng tháng tám, thầy tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp trở thành một trong những giáo viên đầu tiên của trường trung học kháng chiến Chu Văn An. Bậc học cao nhất ở chiến khu lúc bấy giờ.
Sau đó, thầy được điều động sang dạy học tại khu học xá Trung ương ở Nam Ninh Trung Quốc. Hoà bình lập lại ở miền Bắc (1954) các trường đại học non trẻ của nước ta ra đời.
Cùng với các giáo sư Lê Văn Thuân, Nguyễn Thúc Hào, Hoàng Tuy, Nguyễn Cảnh Toàn…, GS Ngô Thúc Lanh đã tham gia xây dựng chương trình, viết giáo trình và giảng dạy rất nhiều môn toán khác nhau.
Thầy đã đào tạo nhiều lớp cán bộ giảng dậy và nghiên cứu Toán học làm nòng cốt cho các trường đại học và các viện nghiên cứu ngày nay.
Năm 1956, GS Ngô Thúc Lanh và GS Nguyễn Cảnh Toàn được giao nhiệm vụ xây dựng khoa Toán trường ĐHSP Hà Nội. Mặc dù chưa một lần học tập chính quy ở nước ngoài như nhiều người khác nhưng thầy đã tự học, tự đào tạo để hoàn thành mọi nhiệm vụ dù rất nặng nề.
Những năm thầy làm chủ nhiệm khoa (1956 – 1972) là những năm đầu khoa Toán phải trải qua thời kỳ gian khổ vô cùng thiếu thốn. Trong ảnh: PGS. TS Đặng Xuân Thư, Bí thư Đảng uỷ, Phó hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội, phó trưởng ban tang lễ ngắm nhìn GS – NGND Ngô Thúc Lanh lần cuối cùng.
Những năm tháng lao động không ngừng nghỉ dưới làn bom đạn ác liệt của giặc Mỹ, nơi sơ tán, thầy luôn là tấm gương tận tuỵ vượt lên những khó khăn về cả việc công và việc gia đình. Từ đó thầy dìu dắt bao thầy cô trưởng thành.
Thầy đã viết nhiều giáo trình, sách chuyên khảo, sách giáo khoa phục vụ cho giảng dạy ở nhiều trường trong cả nước. Học trò của thầy, nhiều người đã trở thành các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học. . .
GS Ngô Thúc Lanh đã dạy hầu như toàn bộ các giáo viên khoa Toán. Nay, thầy còn khoẻ minh mẫn, vẫn hăng hái luyện tập, đọc và viết đó là may mắn của tất thảy học trò của thầy. Thầy đã dạy hàng nghìn giờ, viết hàng nghìn trang sách và có hàng nghìn học trò. Tận tuỵ, khiêm nhường và trung thực là bài học lớn thầy để lại trong lòng mỗi chúng ta.
Toàn cảnh lễ truy điệu GS. NGND Ngô Thúc Lanh.
Con trai Ngô Văn Việt lên gửi lời cảm ơn tới mọi người đã đến viếng cố GS. NGND Ngô Thúc Linh. Và xin lỗi khi tang gia bối rối có gì sơ suất gia đình xin được lượng thứ.
Linh cữu GS Ngô Thúc Lanh được hỏa táng tại Đài hoá thân Hoàn Vũ, Văn Điển; an táng tại Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên, tỉnh Hòa Bình.
Toàn Vũ
Theo Dân trí
Lời từ biệt xúc động trong sổ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bạn bè quốc tế đã để lại những lời từ biệt cảm động khi viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Lễ viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang Linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ viếng bắt đầu từ 7h ngày 26/9.
Sáng 26/9, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang ở Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Chủ tịch nước Trần Đại Quang sinh năm 1956, qua đời lúc 10h05 ngày 21/9/2018 tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108.
Sau khi thắp hương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian chia sẻ với gia quyến cố Chủ tịch nước. "Đồng chí mất đi là tổn thất đối với Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương vô hạn, không gì bù đắp được đối với gia đình, đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè và người thân", Thủ tướng viết trong sổ tang.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt đoàn Quốc hội thắp hương viếng. Theo Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Chủ tịch nước Trần Đại Quang do mắc bệnh hiểm nghèo, dù được các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước hết lòng cứu chữa, lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện nhưng không qua khỏi.
Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh không giấu được sự nghẹn ngào khi dẫn đầu đoàn viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trước đó, bà có bài viết chia sẻ sự thương nhớ và nhấn mạnh Chủ tịch nước đã "để lại những dấu ấn rất đặc biệt với bạn bè quốc tế và các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong nước".
Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc tổ chức trọng thể lễ viếng và mở sổ tang từ ngày 24 đến hết ngày 25/9 (giờ địa phương). Các cá nhân, tổ chức, cộng đồng người Việt tại New York (Mỹ), đại diện các phái đoàn ngoại giao ở Liên Hợp Quốc, chính quyền sở tại có thể tới viếng và ghi sổ tang
Sáng 24/9, Liên Hợp Quốc treo cờ rủ tưởng nhớ cố Chủ tịch Trần Đại Quang. Trước đó, chiều 21/9, toàn thể Đại hội đồng Liên Hợp Quốc dành một phút mặc niệm, chia sẻ đau thương và mất mát của nhân dân Việt Nam.
Tại TP.HCM sáng 26/9, lễ viếng cố Chủ tịch Trần Đại Quang diễn ra tại Hội trường Thống Nhất. Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM... do Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu, vào viếng.
Người dân chia sẻ bất ngờ về sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang Sáng 26/9, lễ viếng của Chủ tịch nước Trần Đại Quang được tổ chức trang trọng tại Nhà tang lễ quốc gia (Hà Nội). Nhiều người dân xúc động khi chia sẻ về cố Chủ tịch.
Theo searchtotal
GS Ngô Thúc Lanh, tác giả sách giáo khoa đại số cho hàng loạt thế hệ qua đời ở tuổi 97 GS Ngô Thúc Lanh, thầy của các thầy ngành Toán sư phạm vừa qua đời ở tuổi 97 do tuổi cao sức yếu. Theo thông tin từ gia đình, GS. NGND Ngô Thúc Lanh qua đời lúc 8h14 ngày 26/3/2019, tức ngày 21/2 năm Kỷ Hợi, hưởng thọ 97 tuổi do tuổi cao, sức yếu. GS Ngô Thúc Lanh được tôn xưng là...