Nghe và phản hồi với những câu nói đùa của người bản xứ
Khi chưa quen với văn hóa của quốc gia nói tiếng Anh, bạn có thể bị “khớp” và bỏ qua cơ hội hiểu cách đùa của người bản xứ.
Sang Mỹ được một tháng tám ngày, kỹ năng nghe của mình đã tăng đáng kể so với hồi ở Việt Nam. Xem phim, bài giảng, hay CNN về cơ bản không còn là vấn đề quá lớn. Nhưng có một cái “nghe” mình ngại, đó là câu chào hỏi của người Mỹ.
Ví dụ, hôm nay đón con gái ở trường lúc 16h, đang dắt con ra khỏi cổng thì một cô giáo nhìn hai bố con, cười tươi và nói: “Look like you are going in the airport”. Phản xạ tức thì của mình là… không hiểu gì cả. Trong khoảng 1/2 giây, mình phải nghĩ ra cái gì đó để nói cho đỡ “quê”, bèn cười: “You have a good day” – câu trả lời không ăn nhập gì với “joke” của cô giáo.
Đến lúc đó, não mình mới xử lý xong câu đùa của cô. Nghe mình trả lời, cô giáo liền nói: “You too”. Lúc ấy đã quá muộn để mình hồi đáp. Không biết cô có nghĩ mình thật thô lỗ hay không.
Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh mình đón con gái ở trường và đưa con gái đi đón con trai ở “bus stop” vào lúc 16h15, nên tâm lý cũng muốn đi nhanh cho khỏi muộn. Câu chuyện chỉ vỏn vẹn có ba câu và diễn ra trong không đầy năm giây.
Khi giao tiếp, bạn nên hỏi lại nếu nghe không rõ hoặc không hiểu ý. Ảnh minh họa: Michelle Terrell
Video đang HOT
Mình về kể lại với một người bạn ở Mỹ, bạn ấy bảo “Anh trả lời thế là được rồi, nhưng lần sau nghe không rõ thì nên hỏi lại”. Mình bảo “người ta make joke mà mình hỏi lại, có quê không em?”.
Bạn ấy trả lời, có lần đi ngang một người trong siêu thị, người ta nói một câu nhưng nghe không rõ lắm, liền hỏi lại: “Sorry, what did you say?”. Người ta bảo “I said you have nice shoes”, bạn ấy nhanh nhẹn trả lời “Thank you”.
Mình gật gù tán thưởng. Rõ ràng, trong giao tiếp, nghe là một chuyện, nhưng hiểu ngay để trả lời cũng là một kỹ năng cần rèn luyện. Quan trọng hơn, nếu nghe không rõ, tốt nhất không nên lờ đi mà dừng lại để hỏi.
Bạn ấy chia sẻ thêm, ở Việt Nam, khi nghe lời khen, mình ậm ừ cho qua cũng được. Nhưng trong văn hóa Mỹ, người ta chờ đợi phản hồi cho lời khen. Nếu ậm ừ, người ta có vẻ không thích lắm.
Mình tự bào chữa, nếu hôm nay không lo đi đón con trai, mình đã dừng lại một chút để hỏi han, nói chuyện. Nhưng dường như đó chỉ là một lời biện minh cho cái sự “giấu dốt” của mình, vì nếu dừng lại để hỏi chắc cũng không mất thêm đến 10 giây.
Phần lớn những người nghe chưa quen sẽ gặp vấn đề với những câu “joke” như vậy. Một người bạn khác sau khi nghe câu chuyện cho biết: “Có lần tớ đi nghe hội nghị, đang tập trung thì người bên cạnh quay sang nói gì đó. Mặt tớ nghệt ra chẳng hiểu gì”.
Lý do là những câu “joke” đó thường không gắn liền với một “bối cảnh có sẵn” để mình chuẩn bị, và bản thân tâm lý người nghe của mình cũng không chuẩn bị cho việc nghe. Đôi khi, nó còn liên quan một chút tới yếu tố văn hóa. Do đó, đây thuộc diện những câu nói “khó nghe” nhất trong tiếng Anh.
Tốt nhất là nếu mình nghe không rõ thì nên hỏi lại. Và nếu có điều kiện giao tiếp thật nhiều, hãy làm như vậy, để quen với các kiểu “joke” của người bản xứ, và ít bị đặt vào những tình huống khó xử.
Theo VNE
Lý do nên học tiếng Anh qua bài hát
Nắm từ mới, hiểu ý chính của bài và hát theo ca sĩ giúp bạn cải thiện tiếng Anh nhanh chóng mà không mất nhiều công sức.
Chìa khóa của việc học tiếng Anh hiệu quả là gì? Đó là quyết tâm, sự kiên trì hay tố chất của mỗi người? Thực tế, điều quan trọng nhất là biết công cụ thích hợp và hình thành thói quen lâu dài. Một trong những cách tốt nhất và vô cùng đơn giản là sử dụng những bài hát ngay trong điện thoại bạn luôn mang theo người.
FluentU nêu một số lý do khiến âm nhạc trở thành công cụ học tiếng Anh hiệu quả.
1. Khoa học chứng minh âm nhạc có thể giúp người học ngôn ngữ thứ hai tiếp thu ngữ pháp, từ vựng và cải thiện phát âm. Ngoài ra, người ta đặt ra thuật ngữ "hiệu ứng Mozart", chỉ việc nghe nhạc giúp nâng cao hiệu quả cuộc sống, trong đó có các nhiệm vụ như học tập.
2. Lời bài hát luôn chứa nhiều từ vựng, cụm từ và cách diễn đạt hữu ích, phù hợp sử dụng hàng ngày. Ngôn ngữ mới nhất của người bản xứ cũng thường xuyên được cập nhật trong âm nhạc.
3. Khi nghe nhạc, bạn sẽ dần quen thuộc với âm thanh của ngôn ngữ này, nhờ đó dần hoàn thiện phát âm và bắt đầu nói theo nhịp điệu, tông giọng tự nhiên.
Âm nhạc giúp bạn tiếp thu tiếng Anh một cách tự nhiên. Ảnh: Emaze
4. Bài hát là thứ bạn dễ muốn nghe đi nghe lại và in sâu trong tâm trí, đến nỗi bạn có thể vô tình bật ra mà không tự ý thức. Đó là khả năng kỳ lạ của âm nhạc. Chỉ sau một thời gian ngắn nghe bài hát, bạn sẽ không thể quên được các từ vựng và cụm từ mà không cần tập trung ghi nhớ.
5. Mối liên kết giữa bài hát với cảm xúc của con người rất rõ rệt. Khi nghe một bài hát, tâm trạng của chúng ta cũng có thể ảnh hưởng theo. Những thứ liên quan đến cảm xúc thường dễ nhớ lâu.
6. Nghe nhạc là thói quen dễ hình thành. Một lý do khiến nhiều người cảm thấy khó học ngôn ngữ là không tìm được thời gian dư ra trong ngày để nghiên cứu. Nhưng khi học tiếng Anh qua bài hát, bạn có thể tận dụng vào bất kỳ lúc nào, khi đang trên ôtô, nấu ăn trong bếp, thậm chí khi đi tắm. Chỉ cần chọn thể loại nhạc yêu thích, bạn có thể nghe rất nhiều lần mà không cảm thấy chán.
7. Âm nhạc dạy cho bạn văn hóa của các nước nói tiếng Anh. Không chỉ được lợi về ngôn ngữ, bạn còn tiếp thu suy nghĩ và cảm nhận của con người ở bên kia quả địa cầu. Khi thuộc nhiều bài hát hoặc biết thông tin về các nghệ sĩ nổi tiếng, bạn cũng có nhiều thứ để trò chuyện với những người nói tiếng Anh.
Theo VNE
Giảng viên chỉ ra nhiều hạn chế trong dạy tiếng Anh bậc đại học Phương pháp dạy, chương trình đào tạo, thái độ của người học... được ông Cường cho là hạn chế của việc dạy và học tiếng Anh ở đại học. Tại hội thảo Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh hội nhập và tự chủ do Đại học Nông Lâm TP HCM tổ chức ngày 6/10, TS Phạm Huy Cường...