Nghe thủ khoa “chém gió” ngày nhập học
Bước vào giảng đường đại học với số điểm thi tuyển ấn tượng, nhưng những thủ khoa – tân sinh viên như Trần Xuân Bách (ĐH Y Hà Nội), Trần Thị Hạnh (ĐH Ngoại thương)… không phải không gặp khó khăn, bỡ ngỡ.
Ấn tượng cách điểm danh
Là một trong những hoạt động của “ Ngày hội tân sinh viên 2012 – Vững bước tương lai”, sáng 28-9, chương trình giao lưu có chủ đề “ Nghị lực và bí quyết thủ khoa” đã được Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội và Công ty CP MH phối hợp tổ chức.
Góp mặt trong chương trình là thủ khoa “kép” Nguyễn Thị Thủy Dung (Đại học Ngoại thương) và các thủ khoa đầu vào kỳ thi tuyển sinh năm 2012 là Trần Thị Hạnh, ĐH Ngoại thương), Trần Xuân Bách (ĐH Y Hà Nội) và Đỗ Thị Loan (ĐH Nông nghiệp).
Tại buổi giao lưu, các thủ khoa đều chia sẻ những ngày đầu bước chân vào giảng đường với danh hiệu Thủ khoa vừa cảm thấy vinh dự vừa có áp lực. Thủ khoa Đỗ Thị Loan bộc bạch: “Những ngày đầu khá bận rộn. Khi mọi người biết em là thủ khoa, mỗi lần xuất hiện đều bị nhiều ánh mắt đổ dồn về phía mình, em thấy mọi hành động của mình đều như bị &’soi’ nên có phần không thoải mái cho lắm. Nhưng sau này, em cũng quen rồi”.
Các thủ khoa giao lưu chia sẻ “Nghị lực và bí quyết thủ khoa”
Cùng với áp lực, như nhiều bạn trẻ mới bước chân vào đại học, các thủ khoa ít nhiều bỡ ngỡ trước môi trường mới đòi hỏi mỗi người phải năng động, bản lĩnh hơn. Và họ đang cố gắng làm quen bắt nhịp. Đỗ Thị Loan (ĐH Nông nghiệp Hà Nội) chia sẻ “Em cũng đang cố gắng thích ứng với môi trường mới. Khi học ở trường, em thấy run khi phải đứng phát biểu trước đám đông. Ở đại học đòi hỏi sinh viên phải chủ động tìm tòi, không được hướng dẫn cụ thể như hồi phổ thông”.
Khối lượng kiến thức, những môn học, kinh nghiệm tìm tài liệu tham khảo, không gian học… cũng khiến các bạn lạ lẫm. Như thủ khoa Trần Thị Hạnh cho biết: “Khó khăn đầu tiên là trong chương trình đại học có một số môn học khác hẳn so với phổ thông, ví dụ Mác Lê nin, pháp lý, những môn này khá khô khan và khó hiểu, bởi mình đang quen với tư duy học phổ thông – tư duy logic nên gặp khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức mới lạ này”.
Video đang HOT
Môi trường mới, các bạn trẻ đã có kỷ niệm nơi giảng đường đại học. Với Trần Thị Hạnh đó là cách gọi tên của giảng viên. “Ấn tượng đầu tiên của em về cuộc sống sinh viên khá thú vị, đó là các thầy cô gọi sinh viên bằng số thứ tự trong danh sách, thay vì tên thật. Điều này khiến em khá hụt hẫng, bởi đối với mỗi người, tên mình là một âm thanh hay nhất” – Thủ khoa Trần Thị Hạnh.
Từ đó, cô bạn này cho rằng mỗi sinh viên cần có sự tự lập cao, luôn phải biết tự học hỏi, nỗ lực, hoàn thiện mình, như vậy mới tránh được việc bị “chìm” trong môi trường đại học.
Đối với các bạn trẻ, đại học là bước khởi đầu của chặng đường lập thân lập nghiệp của bản thân. Thành tích Thủ khoa “đầu vào”, rồi đến “đầu ra” là hành trang, mục tiêu để động viên khích lệ họ phấn đấu hơn trên mỗi bước đường. “Trở thành thủ khoa đầu vào chỉ là bước khởi đầu cho cả một chặng đường dài trước mắt. Và thủ khoa đầu ra cũng là một ước mơ mà em muốn vươn tới, tuy nhiên để chinh phục được nó hay không thì còn là cả một quá trình nỗ lực không ngừng” – Trần Xuân Bách chia sẻ.
Thủ khoa Trần Xuân Bách (đạt điểm tuyệt đối 30/30 – thủ khoa ĐH Y Hà Nội) đã chia sẻ cuộc sống học tập tại buổi giao lưu
Cùng suy nghĩ như Xuân Bách, Trần Thị Hạnh cho rằng: “Trong học tập, quan điểm của em đối với ai cũng vậy, không có gì là khó khăn. Đừng để nỗi sợ hãi và lo lắng chi phối mình. Em sẽ dành thời gian nhất định để làm quen với môi trường mới, đặt mục tiêu cụ thể trong những năm học, sau đó sẽ nỗ lực không ngừng để hoàn thành mục tiêu mà mình đã đặt. Em tự tin là mình sẽ tiếp tục kết quả học tập cao trong suốt quá trình học đại học”.
“Thanh nam châm” hoàn thiện bản thân
Không chỉ học tập, để hoàn thiện được bản thân hơn, các bạn trẻ cho rằng cần gắn mình vào những hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ. Với suy nghĩ môi trường nhóm, câu lạc bộ sinh viên sẽ giúp hoàn thiện bản thân, Thủ khoa Trần Thị Hạnh cho hay: “Các hội nhóm và câu lạc bộ là điểm thu hút rất lớn đối với em khi bước chân vào Đại học ngoại thương. Nó được ví như một thanh nam châm khiến cho em bị “hút” lại gần ngay từ những ngày đầu tiên.
Hiện tại em đang trong quá trình dự tuyển, hi vọng thời gian tới em có thẻ trở thành thành viên của các câu lạc bộ này, Hạnh nói.
Những hoạt động cung cấp kinh nghiệm cho bản thân và thắp cháy những nhiệt huyết. “Em nghĩ mình còn trẻ, và còn rất nhiều nhiệt huyết, đam mê cho con đường mà em đang theo đuổi. Và những nơi vùng sâu vùng xa còn cần sự nhiệt huyết đó của mình hơn rất nhiều”. Đó là câu trả lời của Xuân Bách khi được hỏi có sẵn sàng mang kiến thức học được ở trường đi phục vụ đồng bào vùng sâu vùng xa.
Theo tiền phong
Thủ khoa 30 điểm: Chơi game nhưng vẫn ưu tiên việc học
Gia đình và bạn bè đều không khỏi bất ngờ khi Trần Xuân Bách, cậu học trò mê game, từng bị mẹ đánh vì trốn nhà đi chơi game vừa đỗ 30 điểm (làm tròn) vào ĐH Y Hà Nội. Dù coi game là sở thích nhưng Bách luôn ưu tiên việc học là hàng đầu.
Một điều đặc biệt nữa về chàng thủ khoa 30 điểm là Bách có chiều cao của một vận động viên bóng rổ với 1m85!
Điểm số các môn của cậu học sinh lớp 12A3, THPT Quảng Oai, Ba Vì, Hà Nội là Toán 10, Sinh 10, Hóa 9,75.
Với tổng điểm 29,75, Bách chỉ đứng sau nữ sinh Nguyễn Kim Phượng, TP Đà Lạt - đỗ thủ khoa với 30 điểm tuyệt đối vào ĐH Y dược TPHCM.
Bên cạnh việc giành ngôi thủ khoa ĐH Y Hà Nội, Bách còn đạt Á khoa ĐH Bách khoa với số điểm 28.
Chia sẻ niềm vui trước thành tích đáng khâm phục của cậu con trai, cô Trần Thị Thu thừa nhận gia đình bất ngờ với việc Bách đỗ thủ khoa.
"Trước khi Bách đi thi, tôi và gia đình đều tin tưởng cháu sẽ đỗ đại học bởi Bách học rất tốt và chắc các môn tự nhiên, đặc biệt là Toán. Tuy nhiên, khi biết kết quả Bách đỗ thủ khoa ĐH Y Hà Nội, cả nhà đều cảm thấy ngỡ ngàng", cô Thu xúc động nói.
Trần Xuân Bách (trái) - Thủ khoa 30 điểm của trường Đại học Y Hà Nội. Dù coi game là sở thích nhưng Bách luôn ưu tiên việc học hàng đầu. (ảnh NV cung cấp)
Ở lớp, Bách được đánh giá có tư chất thông minh, tiếp thu nhanh nhưng trầm tính. "Cậu ấy hiền lành, ít nói, học rất "đỉnh" nhưng cũng mê game. Lớp em thường một tuần tổ chức vài trận AOE (một loại game - PV), Bách vẫn dành thời gian tham gia với các bạn. Khi biết tin Bách đỗ thủ khoa, em thực sự thấy bất ngờ nhưng đó là kết quả xứng đáng với lực học của Bách", cậu bạn thân Trần Cung Chính chia sẻ.
Bách (bên phải, hàng dưới) cùng các bạn lớp 12A3 trường THPT Quảng Oai. (ảnh NV cung cấp)
Trong mắt bạn bè, Bách là người học ra học, chơi ra chơi và không phải là "mọt sách". Theo Bách, cần phải nắm chắc kiến thức sách giáo khoa và làm đề thi thật nhiều, từ đó rút ra cách làm. Cậu và bạn thường mang đề lên lớp làm chung, có chỗ nào vướng thì hỏi nhau, nếu không ai biết thì lại nhờ đến thầy cô. Ngoài ra, Internet cũng là công cụ học tập hiệu quả với Bách khi cậu thường xuyên lên mạng tra cứu và giải đề thi thử của các trường.
Dù tự tin sẽ đạt điểm cao sau khi hoàn thành bài thi nhưng Bách cũng không nghĩ là mình sẽ trở thành thủ khoa: "Em hầu như không nghĩ mình sẽ đạt 30 điểm và trở thành thủ khoa bởi dự thi vào Trường ĐH Y Hà Nội có rất nhiều bạn học giỏi. Lúc nhận được tin báo, em vẫn còn chưa dám tin đó là sự thật".
Đỗ cả hai trường ĐH lớn với thứ hạng cao, Bách chia sẻ cậu sẽ chọn ĐH Y Hà Nội, ngành Bác sĩ đa khoa. "Em muốn học Y vì đó là mơ ước của em từ khi còn nhỏ và hơn nữa, em muốn trở thành một bác sĩ giỏi để chăm sóc cho mọi người".
Mạnh Hải
Theo dân trí
Gần 250 trường có điểm, sĩ tử vừa đỗ á khoa ĐHBK vừa đạt 30 điểm ở ĐH Y Đó là trường hợp của Trần Xuân Bách, em vừa đạt thủ khoa 30 điểm ở ĐH Y Hà Nội, trước đó, Bách xếp thứ 2 ở ĐH Bách khoa. Đến thời điểm này, đã có gần 250 trường công bố điểm thi. Chiều qua, khi ĐH Y Hà Nội thông báo điểm thi cũng đã kết thúc chuỗi điểm cao và những...