Nghề thiết kế – sự ‘bẻ lái’ thông minh
Qua khảo sát các ứng viên là sinh viên mới ra trường, khá nhiều sinh viên muốn học thêm bằng đại học thứ 2 hoặc học cao học, thạc sĩ.
Đó là do họ đánh mất sự tự tin khi đối mặt với thị trường tuyển dụng, khi đã chọn ngành học không đúng với sở trường và sở thích.
Việc lựa chọn thiếu chính xác khi nghề nghiệp mong muốn không liên quan với chuyên ngành được đào tạo có thể làm cho sinh viên hoặc mất động lực học tập, hoặc “học cho xong” những năm tháng đại học vô vị. Tệ hơn, có nhiều bạn bỏ dở việc học tập nửa chừng.
Trước tình huống này, nhiều sinh viên đã can đảm đối diện với chính mình, theo học ngành khác để bổ sung kiến thức hay “bẻ lái” định hướng nghề nghiệp khác, phù hợp với sở thích. Dân công nghệ thông tin đi học thêm thiết kế đa phương tiện, dân kinh tế thì học thêm thiết kế cuảng cáo… Nhờ đó nhiều người tìm ra con đường đúng đắn, phù hợp nhất cho mình, mở ra tương lai xán lạn với nhiều lựa chọn.
Quách Kiếm Sơn, sinh viên đến từ Đồng Nai, một trong những sinh viên xuất sắc tiêu biểu của trường đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia, là minh chứng cho khuynh hướng rẽ trái nghề nghiệp. Đang học Quản trị mạng tại một trường đại học, Sơn đã “rẽ ngang” để theo học thiết kế. Chưa học xong năm nhất tại Arena, Sơn đã đoạt giải ba hội thi tay nghề trẻ TP.HCM 2012 và đại diện thành phố đi dự thi tay nghề quốc gia hạng mục Thiết kế Đồ hoạ. Tuy hiện có nhiều lời mời từ các công ty thiết kế, Sơn vẫn đặt việc học lên trên hết và chỉ đi làm sau khi đã tốt nghiệp.
Quách Kiếm Sơn (thứ 2 từ phải sang) cùng các thầy cô Arena trong hội thi tay nghề trẻ.
Được đánh giá cao nhất trong top 10 ngành nghề “hot” của thập kỷ tới, nhóm ngành công nghệ thông tin – thiết kế đồ hoạ đang lớn lên thành một làn sóng ngầm trong giới trẻ Việt Nam và châu Á vì nhiều lý do hấp dẫn: công việc sáng tạo, thú vị, thu nhập cao, được săn đón, không gò bó và hợp với sự năng động của tuổi trẻ. Làn sóng này có khả năng trở thành một “cơn bão” do sự phát triển ồ ạt của các thiết bị di động cá nhân như smartphone, tablet…
Nguyễn Hoàng Anh là một sinh viên đặc biệt tại ArenaMultimedia. Hoàn thành xong nghĩa vụ quân sự, bạn theo học một trung tâm dạy đồ hoạ, ước mơ trở thành chuyên gia thiết kế. Không thoả mãn với một lĩnh vực hạn hẹp, khao khát khám phá bản thân, vươn tới những chân trời mới, Hoàng Anh tìm đến Arena. “Mình khát khao kiến thức, và chương trình đào tạo của Arena đã giúp mình phát hiện ra khả năng thực sự trong lĩnh vực nhiếp ảnh và kỹ xảo điện ảnh”. Giờ đây, ngoài công việc trợ giảng tại ArenaMultimedia, Hoàng Anh đã tự mở riêng cho mình một studio với tên tuổi được khẳng định trong làng nhiếp ảnh/quay phim tại Sài Gòn.
Nguyễn Hoàng Anh (bìa trái) cùng đồng nghiệp tại studio.
Gương mặt nữ cá tính tại ArenaMultimedia – Nguyễn Minh Trúc – lại là dân quản trị tổ chức sự kiện. Rất nhạy bén và sớm nhận ra sự thiếu hụt trong chuyên môn, Trúc tìm đến Arena học thiết kế đồ hoạ – công cụ hỗ trợ không thể thiếu trong lĩnh vực marketing. “Việc học thêm thiết kế đồ hoạ giúp mình quản trị, xây dựng và truyền tải các ý tưởng dễ dàng hơn. Đây là một kỹ năng quan trọng có ứng dụng trong mọi loại hình công việc và cuộc sống” – Trúc chia sẻ.
Video đang HOT
Nguyễn Minh Trúc tại trường Arena Multimedia.
Thiết kế đồ hoạ thuộc nhóm ngành kỹ năng. Muốn chuyên nghiệp, bạn phải có chuyên môn thành thạo. Việc tiếp xúc với thực tế giúp tích luỹ kinh nghiệm chuyên môn. Đặc biệt, với người đang theo học các ngành marketing, quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện, báo chí, kinh doanh giải trí… kỹ năng đồ hoạ được đào tạo đầy đủ là một tiền đề đảm bảo cho sự thành công.
Một buổi học tại Arena Multimedia.
Hiện tại, Việt Nam có nhiều nơi đào tạo chuyên ngành đồ họa nhưng nơi đào tạo bài bản và đầy đủ nhất là ArenaMultimedia. Nắm được tình trạng giáo dục thiên về lý thuyết tại nhiều trường đại học, Arena áp dụng phương pháp đào tạo hiện đại chú trọng thực hành, kết hợp sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên, thầy trò cùng nhau hoàn thiện giúp cho việc lĩnh hội kiến thức trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Đôi nét về trường đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện ArenaMultimedia:
Trường đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện ArenaMultimedia có mặt tại Việt Nam từ năm 2004, là nơi đào tạo mỹ thuật đa phương tiện bài bản, toàn diện với giáo trình quốc tế được triển khai đồng bộ trên hơn 300 cơ sở đào tạo trên thế giới. Sinh viên sau khi ra trường được hỗ trợ việc làm tại các công ty trong lĩnh vực truyền thông và mỹ thuật đa phương tiện hàng đầu tại Việt Nam.
Các lĩnh vực đào tạo:
- Thiết kế quảng cáo
- In ấn và xuất bản
- Thiết kế website và các ứng dụng online
- Thiết kế Games và các sản phẩm tương tác
- Hoạt hình 3D
- Thiết kế nội thất
- Biên tập âm thanh
- Quay phim, dựng phim, xử lý hậu kỳ và kỹ xảo điện ảnh
Tư liệu: Arena Multimedia
Theo Infonet
Ngành Multimedia ngày càng thu hút bạn trẻ
Trong khi nền kinh tế đang khủng hoảng, ngành Kinh tế không còn được ưa chuộng như mọi năm, Multimedia (Mỹ thuật đa phương tiện) đang trở thành ngành nghề được nhiều bạn trẻ lựa chọn và không ít bạn đã tìm được cơ hội nghề nghiệp khi còn là sinh viên.
Bỏ đại học để tìm khả năng "thật"
Đó là trường hợp của Duy Trần, 27 tuổi, hiện là giám đốc công ty Koi Art. Để có được vị trí ngày hôm nay, Duy đã có một quyết định liều lĩnh: bỏ đại học và bắt đầu lại ở FPT Arena với quyết tâm phải có khả năng "thật" trong thời gian ngắn nhất. Duy tâm niệm rằng bằng cấp thôi chưa đủ, kiến thức thật mới tạo nên thành công.
Thử sức và thành công với triển lãm "Cứ làm đi" - một bản sắc của FPT Arena, kết hợp được tính năng hiện đại tương tác của công nghệ Multimedia và tính cô đọng của nghệ thuật đồ hoạ, Duy đã thu hoạch được những kiến thức, kỹ năng về đồ họa, in ấn. Cùng với đó là luồng tư tưởng dám nghĩ, dám làm, sống và làm việc hết mình sôi sục hơn trong Duy.
Triển lãm "Cứ làm đi" do FPT Arena tổ chức luôn thu hút được hàng nghìn bạn trẻ tham dự.
"Với công việc hiện tại là agency chuyên nghiệp và quản lý phòng tranh trang trí nghệ thuật riêng, mình chắc chắn quyết định thay đổi khi xưa là chính xác", Duy cười nói.
Cũng như Duy, Đoàn Xuân Trường, 22 tuổi, hiện là Project Leader tại báo Du học chia sẻ, nghề thiết kế không yêu cầu nhiều về bằng cấp, quan trọng bạn phải chứng tỏ được bản thân mình bằng hiệu quả công việc. Đó là nguyên nhân Trường tìm đến FPT Arena để khẳng định khám phá và khẳng định khả năng của bản thân mình.
Những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy từ khi nhập học và đảm nhiệm thiết kế chính tại FPT Arena đã giúp chàng sinh viên trẻ này tự tin trước mọi công việc liên quan tới Mỹ thuật đa phương tiện. Và vị trí Project Leader mà Trường đang đảm nhiệm chính là minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn ấy của anh bạn.
Sáng học trên giảng đường, tối "cày" ở FPT Arena
Đam mê thiết kế "thai nghén" từ hồi còn học phổ thông, Nguyễn Minh Ngọc (sinh viên năm nhất ĐH Ngoại thương) chia sẻ, ngoài giờ học văn hóa, Ngọc dồn hết tâm huyết vào Photoshop. Từ việc nghịch, tự mày mò phần mềm Photoshop đến việc chỉnh sửa ảnh giúp bạn bè, Ngọc nuôi mộng trở thành desginer từ ngày ấy.
Nhưng đam mê đó buộc phải dừng lại khi bố mẹ bắt cậu thi và học tại một trường chính quy. Và cậu đã khiến bố mẹ mãn nguyện, nhưng ước mơ trở thành một desginer vẫn không mất đi trong cậu. Trong một lần tìm kiếm nơi đào tạo về Thiết kế đồ họa, cậu đã chọn FPT Arena. Cũng chính từ đây, ước mơ của cậu dần thành sự thực.
Ngọc tâm sự: "Nếu coi trọng bằng cấp và đơn thuần chỉ làm kinh doanh thì bằng ĐH Ngoại thương là đủ, nhưng vì đam mê Multimedia từ hồi cấp 3 và cũng vì mong muốn sau này hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thiết kế nên em đã chọn FPT Arena để trau dồi kiến thức của mình. Em mới học năm đầu nên việc học của em cũng nhàn, vì thế em tranh thủ kết hợp học hai nơi. Buổi sáng em học trên lớp, tối em đến trung tâm FPT Arena để cày thêm".
Cùng một lúc học hai nơi như Ngọc, Lê Thanh Tùng hiện đang có một vị trí nhiều người mơ ước: Giám đốc sáng tạo tại Creativebay JSC. Kết quả này, Tùng có được chính ở quyết tâm, nỗ lực trong những tháng ngày học tại FPT Arena.
Trong giới thiết kế, Lê Thanh Tùng cũng được biết đến với không chỉ được biết đến với vị trí Giám đốc Sáng tạo tại Creativebay JSC mà còn bởi rất nhiều giải thưởng trong và ngoài nước ngay khi còn đang theo học tại FPT Arena.
Thích thú với Thiết kế đồ họa, cộng thêm khả năng vẽ vời sẵn có từ nhỏ, năm 2005, Tùng quyết định thi vào ĐH Mỹ thuật Việt Nam. Tuy nhiên, năm ấy, anh chàng không đạt được mong muốn.
Ngay sau đó, Tùng quyết định thi và học tại FPT Arena. Nhờ sự nỗ lực của bản thân cộng với việc được sống trong môi trường "đúng chất" tại FPT Arena, Tùng đã tìm ra con đường mới tươi sáng hơn cho mình.
Trong suốt 2 năm học tại FPT Arena, Tùng nhanh chóng khẳng định được "thương hiệu" của mình bằng những tác phẩm ấn tượng, được các giáo viên và người trong nghề đánh giá cao. Thành tích xuất sắc nhất Tùng được nhận là lọt vào Top 5 IAS - Hall of Fame Award Singapore - Giải thưởng danh giá cho các nhà thiết kế trẻ của châu Á.
Tùng chia sẻ: "Chính FPT Arena là nơi trao cho Tùng giải thưởng đầu tiên và chỉ cho Tùng những giải thưởng tiếp theo. Một năm sau, Tùng thi lại đại học và đỗ, như một cách chứng minh "tôi có thể".
Theo dân trí
'Bẻ lái' đi tìm ngành học mới Không tìm được hứng thú với những ngành khô khan, không phát huy được năng lực bản thân, hạn chế cơ hội về việc làm, mức lương hay sự thăng tiến - đó chỉ là một vài lý do chính giải thích tại sao nhiều bạn trẻ dám từ bỏ môi trường học tập cũ, "bẻ lái" chuyển hướng theo học ngành mỹ...