Nghề “soi sự ăn”
-Liên quan đến thực phẩm – Có tác dụng giúp đỡ cộng đồng – Hút nhân lực trong vòng 5 – 7 năm tới.
3 dữ liệu hấp dẫn trên đều “có mặt” trong ngành Dinh dưỡng Người. Cùng Mực Tím “soi” nhiều điểm lạ hơn nữa trong ngành học này nghen!
Lấy thân mình làm thí nghiệm
Đặc thù của ngành Dinh dưỡng Người là sinh viên sẽ được học cách phân tích các thành phần hóa học có trong thức ăn, xem chúng sẽ “đụng độ” với những chất trong cơ thể người ra sao, ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe. “Nếu như bác sĩ dinh dưỡng thiết kế bữa ăn cho bệnh nhân thì nhiệm vụ của chuyên viên Dinh dưỡng Người là thiết kế bữa ăn cho người bình thường giúp họ tránh bệnh”, thầy Phan Thế Đồng, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng Người trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, giúp teen phân biệt giữa hai ngành.
Thú vị nhất là ở một số môn học, đối tượng thí nghiệm chính là… người học. Cao 1m69 nhưng chỉ nặng 50kg, Văn Quý, sinh viên năm 2, ngành Bảo quản và Chế biến Nông sản Thực phẩm và Dinh dưỡng Người, Đại học Nông Lâm TP.HCM đặt mục tiêu đạt cân nặng 57 kg. “Sau khi áp dụng bài học trong học phần Thiết kế khẩu phần ăn, với thực đơn giảm béo bột, tăng đạm và rau quả, mình đã lên được 4 kg rồi, chỉ còn 3 kg nữa là đạt mục tiêu”, Quý tự hào khoe. Kiến thức ngành học xoay quanh chủ đề ăn uống vì thế sinh viên rất dễ áp dụng vào thực tế. Ngọc Ngân, Sinh viên năm 3 học cùng ngành Văn Quý, đã có một phát hiện bất ngờ khi tiến hành thí nghiệm tách rượu lấy phần cặn chứa hợp chất gây tê liệt thần kinh: “Hợp chất này chính là dầu chuối trong món sương sáo phục linh mà mình vừa ăn. Dầu chuối làm món sương sáo thơm và ngọt ngất ngây nhưng thực chất là chất độc cho gan. Từ đó, mình bái bai món dầu chuối luôn”, Ngân bật mí.
Video đang HOT
Ngành học của tương lai
Theo lời cô Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cơ hội việc làm trong ngành Dinh dưỡng Người và Dinh dưỡng Cộng đồng trong những năm sắp tới sẽ rất rộng mở. “Chiến lược quốc gia đến năm 2020 mỗi quận, huyện đều phải có hệ thống cán bộ dinh dưỡng để tư vấn chế độ ăn uống đảm bảo sức khỏe cho người dân”, cô Diệp tiết lộ.
Tốt nghiệp ngành Dinh dưỡng Người, teen còn có cơ hội làm trong các viện, trung tâm dinh dưỡng, nơi kiểm tra chất lượng các loại thực phẩm, nước uống trên thị trường. Nhà hàng, khách sạn cũng cần chuyên viên dinh dưỡng nghiên cứu cách kết hợp thức ăn sao cho tỉ lệ các chất đạm, béo, bột… cân bằng mà mùi vị món ăn vẫn thơm ngon. Bên cạnh đó hầu hết các công ti thực phẩm đều tuyển dụng chuyên viên hoặc kĩ sư dinh dưỡng để nghiên cứu những thực phẩm mới nên “đất dụng võ” của ngành này rất rộng.
Điều khó nhất để theo đuổi lĩnh vực Dinh dưỡng Người chính là thuyết phục người dân thay đổi thói quen ăn uống. Do đó, ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng, người học còn phải nghiên cứu văn hóa ẩm thực của từng vùng, miền để đưa ra lời tư vấn phù hợp.
Bạn muốn làm việc trong lĩnh vực Dinh dưỡng Người có thể theo học chuyên ngành Dinh dưỡng Người (thuộc ngành Bảo quản và Chế biến Nông sản Thực phẩm và Dinh dưỡng Người) Đại học Nông Lâm TP.HCM (khối A, B), chuyên ngành Dinh dưỡng Tiết chế (ngành Dinh dưỡng) Đại học Y Hà Nội (khối B), chuyên ngành Dinh dưỡng và Khoa học Thực phẩm (ngành Công nghệ Thực phẩm) Đại học Công nghiệp TP.HCM (khối A, B), chuyên ngành Dinh dưỡng Cộng đồng (ngành Kinh tế Gia đình) Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM (khối A, B). Mức lương khởi điểm của chuyên viên hoặc kĩ sư dinh dưỡng trung bình 5 triệu đồng/tháng.
Theo mực tím
Hành trình đưa nhân lực logistics Việt tiến gần thế giới
Logistics đã chiếm một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với tốc độ phát triển trung bình lên tới 25%/năm. Mặc dù vậy, nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế còn các hình thức đào tạo cũng bộc lộ nhiều điểm yếu.
Khâu đào tạo còn hạn chế
Logistics là một ngành còn khá mới mẻ. Đầu thập niên 90 thế kỷ trước, Việt Nam chỉ có một vài doanh nghiệp quốc doanh, chủ yếu làm nghiệp vụ giao nhận, kho bãi chứ chưa hẳn là logistics. Cho đến năm 2005, khi Luật Thương mại được thông qua thì dịch vụ Logistics mới chính thức được luật hóa. Do là lĩnh vực mới nên việc thông tin cũng như đào tạo vẫn còn nhiều thiếu sót.
Hiện tại, Việt Nam mới chỉ có trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM đào tạo cử nhân về quản trị Logistics và Vận tải đa phương tiện, trong bảng mã ngành học của Bộ GD-ĐT cũng chưa có mã ngành Logistics hay quản trị chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng tính thực tiễn của chương trình học chưa cao, làm cho người học chưa thấy hết vai trò và sự đóng góp của dịch vụ logistics vào nền kinh tế. Ngay cả thị trường tuyển dụng lao động cũng chưa có đủ thông tin để phân loại phù hợp, nhiều trang thông tin tuyển dụng phân loại công việc Logistics thuộc nhóm vận tải, trong khi vận tải chỉ là một mắt xích trong hoạt động logistics.
Điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu là thiếu nhân lực chất lượng cho ngành. Báo cáo của Viện Phát triển TP.HCM cho thấy chỉ 6,7% các giám đốc công ty Logistics tại TP hài lòng với chất lượng nhân lực, 90% nhân viên khi tuyển dụng phải đào tạo lại. Việc đào tạo của các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu là đào tạo nội bộ và giao cho từng phòng ban, do vậy nhân viên chỉ được đào tạo công việc liên quan đến hoạt động của từng phòng ban, kiến thức tổng quan chung không được trang bị đầy đủ.
Đưa nhân lực Việt tiến gần thế giới
Bắt nguồn từ chính những trăn trở về nguồn nhân lực cho ngành mà ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp Hội Giao Nhận Kho Vận Việt Nam (VIFFAS) đã chủ động làm việc với Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) để triển khai chương trình đào tạo nghề logistics theo tiêu chuẩn của Liên đoàn, với mục tiêu đào tạo một nguồn nhân lực có chất lượng, dần đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế.
Gần 3 năm để chuẩn bị giáo trình và giảng viên theo đúng như tiêu chuẩn của FIATA, cuối cùng chương trình đào tạo FIATA/VIFFAS Diploma in Freight Forwarding đã được triển khai tại Việt Nam. Đây là chương trình đào tạo nghề nghiệp có uy tín trên thế giới với 153 Hiệp hội nghề nghiệp Quốc gia nhìn nhận và 60 quốc gia đã áp dụng vì tính ứng dụng thực tiễn cao. Cả khu vực Châu Á hiện chỉ có 07 Hiệp hội logistics quốc gia được triển khai chương trình đào tạo Diploma của FIATA, trong đó có Việt Nam.
Lễ tốt nghiệp lớp FIATA Diploma in Freight Forwarding tại TP.HCM tháng 12/2012
Chương trình được xây dựng phù hợp với sinh viên các trường cao đẳng, đại học, cũng như nhân viên đi làm nhưng chưa được đào tạo bài bản. Chương trình kết hợp cả lý thuyết với gần 300 giờ học với tổng cộng 12 mô-đun và thực hành với các chuyến tham quan và số giờ thực tập bắt buộc ở doanh nghiệp. Các công ty thành viên của VIFFAS và nhiều công ty thuộc top 25 Forwarder thế giới như DHL, Schenker, APL Logistics, SDV... cũng tham gia hỗ trợ học viên tham quan và thực tập.
Chương trình đã đạt được những thành công đầu tiên khi học viên của 3 khóa đầu sau khi tốt nghiệp đã có việc làm tốt ở các doanh nghiệp logistics, và điều đáng quan tâm là các nhà sử dụng lao động đã có những phản hồi tốt về chất lượng của lực lượng lao động từ chương trình đào tạo này.
Học viên quan tâm đến các chương trình đào tạo về Logistics cấp bằng quốc tế của FIATA có thể liên hệ:
Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics hoặc đơn vị ủy thác tổ chức các chương trình đào tạo của Viện: Logistics Knowledge Co. Ltd (LKC)
Trụ sở: Tầng 11, Tòa nhà Hải Âu, 39B Trường Sơn, Quận Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: ( 84) 8 6297 3988 Hotline: ( 84) 934 077 677
Email: edu@logisticshub.vn; Website: www.logistics-institute.vn
Theo thanh niên
Hơn 4.000 chỉ tiêu vào ĐH Thương mại Đại học Thương Mại vừa công bố có 4.100 chỉ tiêu năm 2013. Năm 2013, trường xét tuyển theo điểm sàn của trường theo từng khối thi và điểm chuẩn theo theo từng ngành. Riêng đối với ngành Quản trị kinh doanh và Marketing ngoài quy định chung trên, trường sẽ xét tuyển điểm chuẩn theo từng chuyên ngành. Thí sinh đạt điểm...