Nghe sinh viên kể khổ tháng “củ mật”
Phụ huynh tất bật lo mua sắm, sửa nhà đón Tết, đau đầu vì quyết toán công việc cuối năm… học sinh, sinh viên cũng đang khốn đốn, kêu trời vì tháng “củ mật”!
Bài ca “tiền… tiền”
Tháng cuối năm, sinh viên cũng đau đầu vì chuyện thiếu thốn tiền tiêu. Thanh Lan trường ĐH Tài nguyên và môi trưởng kể: “Đi đến đâu tớ cũng thấy các bạn nói chuyện tiền nong cuối năm khó khăn, ai cũng rỗng túi. Đúng là dịp này thì tiền tiêu như nước vậy. Gần Tết, đi chợ cái gì cũng tăng, lại sắp được về quê nên cũng thèm mua sắm lấy cái quần cái áo, rồi tụ họp bạn bè tất niên, chia tay nhau trước khi về nghỉ Tết… thôi thì đủ các khoản cần đến tiền”.
Bạn Nguyễn Thị Thanh, Học viện Ngân Hàng cũng đau đầu vì chuyện mua sắm đồ Tết: “Nghỉ Tết mình cũng muốn đi ra chợ mua chút ít quà mang về quê. Thế mà chỉ đi chợ một buổi chiều, đã tiêu đến cả gần triệu bạc mà vẫn thòm thèm mua thêm. Tớ cũng chỉ mua cho các em mấy cái áo mới, sắm cho mẹ tớ cái khăn và mua cho mình cái áo thôi mà đã hết nhẵn tiền”.
Các điểm cầm đồ dịp cuối năm cũng làm ăn khá khẩm hơn rất nhiều nhờ cảnh sinh viên hết tiền. Một nam sinh trường Bách khoa kể: “Dạo này đám bạn thân cũng hay tụ hội, thi xong rồi nên tớ hết sạch cả tiền. Hôm qua bí quá, tớ phải mang cầm cả cái quạt điện mùa hè, quạt to, xịn cầm được 200 nghìn. Chẳng may không chuộc lại được thì cũng đành chịu thôi. Có bạn muốn mang ít tiền về quê tiêu Tết nên còn cầm cả cái thẻ sinh viên luôn ấy”.
Cầm đồ online ngày Tết.
Xóm trọ tháng “củ mật” hở là mất…
Dịp cuối năm nên đạo chích cũng hoành hành nặng hơn. Thời gian gần đây, không chỉ kí túc xá mà còn rất nhiều xóm trọ rơi vào cảnh bị trộm ghé thăm lúc nào mà không hề hay biết.
Video đang HOT
Đinh Xuân Duẩn mới bị mất chiếc xe đạp, Duẩn kể: “Tớ chỉ vừa đi học về, vất được cái xe đạp ở sân rồi vào nhà thay đồ. Quay ra cổng để khóa cửa lại thì chẳng thấy xe đạp đâu nữa. Ngay ngày hôm sau, có bạn phòng bên lại kêu là mất máy laptop lúc nào cũng chẳng biết nữa”.
Nghe bác chủ trọ phân tích thì tháng “củ mật” cuối năm chính là cái tháng mà trộm cắp như rươi. Bác ấy lúc nào cũng cảnh báo chúng tớ là không được sơ hở cái gì cả.
Móc túi quay trở lại, lợi hại hơn xưa
Một vài tháng trước, ý kiến chung của học sinh, sinh viên đều đồng ý rằng nạn móc túi, mất điện thoại, ví tiền ít xảy ra hẳn. Vì các đội cảnh sát, công an đóng chốt tại nhiều điểm dừng xe bus để dằn mặt bọn móc túi nên chúng cũng lẩn đâu mất. Thì đến thời điểm này, đi tới đâu bằng xe bus cũng lo ngay ngáy vì đạo chích quay trở lại, lợi hại hơn xưa.
Ảnh minh họa.
Bạn Hoàng Thanh Thủy trường ĐH Quốc gia kể: “Chúng tớ đi tuyến bus 32, vào buổi trưa tan học nên xe đông lắm. Đi xuống đến giữa xe thấy mọi người thì thầm vào tai nhau là có móc túi. Ai nấy đều biết nhưng cũng chẳng ai dám hô hoán lên cả. Vì không chỉ có 2 mà có đến 3 tên trên cùng một xe cơ, mấy gã trai đội mũ, mắt lúc nào cũng nhìn chằm chằm từng người một. Sợ lắm”.
Chung ý kiến với Thủy, bạn Đỗ Giang cho biết: “Các điểm dừng xe bây giờ cũng phải cẩn thận, vì dân trộm cắp đông lắm. Đến lớp chúng tớ cứ phải nói vui với nhau là “móc túi còn nhiều hơn cả sinh viên đi xe” ấy chứ!”
Kết
Đúng là tháng “củ mật” là một tháng rất đặc biệt trong toàn năm. Chuyện hết tiền, mất của… sẽ là một nỗi lo lớn của chúng mình. Các bạn hãy cố gắng để chống chọi nhé!
Theo PLXH
Quái gở chuyện chi tiêu của sinh viên
Đi chợ mua thức ăn thì SV nhà ta cân nhắc từ 3.000 tới 5.000 đồng, nhưng mua sắm, tụ tập bạn bè thì có nhiều bạn trẻ lại thoải mái chi tiền mà không cần nghĩ.
"Người đẹp vì lụa" - ăn mỳ tôm để mua sắm
Thanh Mai (SV năm 3, HV Ngân hàng) thường mua sắm quần áo, nhưng mỗi ngày bạn chỉ ăn 1 bữa cơm, còn một bữa ăn mỳ tôm. "Mình sắp sang năm cuối, cần phải đi làm và giao tiếp nhiều nên không thể ăn mặc úi xùi được. Vì thế mình cũng hay mua sắm, quần này thì phải đi với áo kia chứ kết hợp lung tung thì trông quê chết" - Mai vừa cười vừa khoe với tớ chiếc áo mới mua.
Khi được hỏi, mua sắm như vậy thì một tháng bạn chi tiêu thế nào, Mai vô tư trả lời: "Mình mua sắm quần áo thì lại phải bớt tiền chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày đi. Một ngày mình ăn 1 bữa cơm, còn 1 bữa ăn mỳ tôm. Vậy là tiết kiệm hẳn".
Hoàng Anh (ĐH Thương mại) không tiếc 500.000 đồng làm tóc xoăn, nhưng để mua một quyển giáo trình hay một cái chảo chống dính lại là vấn đề "so đi tính lại". Nguyễn Thị P (ở chung xóm trọ với Hoàng Anh) bức xúc nói: "Lần nào chiên rán cái gì bạn ấy cũng chạy sang nhà mình mượn chảo. Hôm nào có nấu cơm, bạn ấy cũng đi mượn khắp xóm từ bát đũa tới nồi niêu. Không cho mượn thì bảo khó khăn, nhưng bạn ấy mai này, mốt khác. Tại sao không mua cho mình những đồ dùng cần thiết hàng ngày chứ?"
Trong khi nhiều người không bằng lòng với Hoàng Anh thì cô bạn lại vô tư: "Mình ăn uống đơn giản, mấy khi nấu đâu mà mua sắm nồi niêu?" (Ảnh minh họa)
Với Nguyễn Hải P (ĐH KHXH&NV) việc đi mua mỹ phẩm: kem dưỡng da, kem nền, son, dầu xả, dầu dưỡng tóc... còn thường hơn đi chợ. Vào nhà P nhìn chỉ thấy mỹ phẩm, còn tủ chén thì đơn độc một cái nồi và 3 bát con. Mua giá sách 80.000 đồng là điều xa xỉ nhưng mua một thỏi son 150.000 đồng lại là chuyện "rất đáng đồng tiền".
Thanh toán hóa đơn ăn nhậu bằng tiền học
Với con trai, chi phí cho đầu tóc, quần áo không nhiều nhưng phần lớn tiền bạc lại dành cho những cuộc liên hoan, những chuyến đi chơi, thậm chí ở cả những vụ "chiếu bạc"...
Vui cũng nhậu, buồn cũng uống, uống vì bất cứ ngày gì là lý do nhiều bạn nam đưa ra khi có cuộc nhậu nhẹt.
Trung bình 1 lần/tuần, nhóm bạn của Trung (k54 Toán-Tin, ĐH KHTN) lại tổ chức nhậu nhẹt ăn uống. "Thường mỗi lần đi ăn như thế chúng mình hết nhẵn sinh hoạt phí cho 1 tuần. Nhưng kệ, bạn bè vui là chính" - Trung cười nói.
Để thanh toán cho những bữa tiệc nhỏ đó, các bạn viện hàng trăm, ngàn lý do để có tiền. Nguyễn Văn Nhất (ĐH Xây Dựng) đã xin tiền 3 lần cho khóa học tiếng Anh nhưng chưa một lần có tên của Nhất.
Còn Long (ĐH Công Nghiệp) lại hay ngồi lỳ trên "chiếu bạc". Dù chỉ là đánh tá lả 5.000-10.000 đồng nhưng cứ ngồi chơi cả ngày cũng khiến cho Long nhanh chóng nhẵn túi. Vào phòng trọ của Long thật khó có thể tìm được cuốn sách nào nhưng lại chất đầy những bộ bài lơ khơ, những vỏ lon bia, rượu và thậm chí cả thùng mỳ tôm.
Những bữa tiệc nhỏ thế này cũng đi đứt tiền học của vài bạn.
Để có tiền mời bạn gái đi xem phim, Nguyễn Văn S (ĐH Thủy Lợi) đã lược bớt đi tiền photo tài liệu. "Mình ở chung với thằng bạn cùng lớp, có gì xem chung với nó. Một đứa photo thôi, photo lắm làm gì chật nhà. Với lại hôm 20/10 mình mời bạn đi xem phim nên cũng hết tiền" - Sơn cười trừ nói.
Xin bố mẹ những khoản không nhỏ để chi phí cho chuyện ăn ở, học hành nhưng nhiều bạn trẻ vẫn chi tiền không đúng cách. Gạt sức khỏe, học hành để thanh toán chi tiêu vào những lý do "ất ơ" như vậy có đáng không nhỉ?
Theo PLXH
Mẹo hay cho SV ký túc xá dễ hòa nhập Với ưu điểm: chi phí thấp, bảo đảm an ninh, gần trường... Ký túc xá các trường ĐH, CĐ luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều SV khi chọn chỗ ở. Sống trong môi trường tập thể không phải là việc dễ dàng. Nhưng cũng có khá nhiều cách giúp bạn hòa nhập vào cuộc sống này đấy. Hăng hái tham gia...