Nghệ sĩ Thanh Hằng tự nhận không dám làm thầy dạy cải lương
Bàn về chuyện đào tạo nghệ sĩ cải lương, Thanh Hằng cho rằng ngoài việc giảng dạy kiến thức cơ bản, cần có cảm xúc sân khấu, sự mài giũa trong quá trình làm nghề.
Nghệ sĩ Thanh Hằng góp mặt trong chương trình Kính đa chiều, lên sóng trên VTV9. BTC
Chia sẻ trong chương trình Kính đa chiều, nghệ sĩ Thanh Hằng cho biết từ bé bà đã tiếp xúc với nghệ thuật cải lương. Từ năm 14 tuổi, Thanh Hằng được một người cô dìu dắt ứng tuyển làm nghệ sĩ múa cho vở Bên cầu dệt lụa của đoàn Thanh Minh Thanh Nga. “Ba mẹ tôi đều là nghệ sĩ, diễn được mùi, độc hay lẳng. Tôi thừa hưởng những tố chất của đấng sinh thành”, nữ khách mời tâm sự.
Khi đó, ba mẹ Thanh Hằng cũng là nghệ sĩ của đoàn Thanh Minh Thanh Nga nên bà được nhận vào đoàn. Trước khi trở thành ngôi sao cải lương, nghệ sĩ Thanh Hằng được bà ngoại dẫn sang thầy Út Trâm học hát từ năm 11 tuổi. Trùng hợp thay, đây cũng chính là người thầy từng chỉ dạy nghệ sĩ cải lương Thanh Nga.
Video đang HOT
Thanh Hằng bộc lộ năng khiếu nghệ thuật từ bé và được gia đình tạo điều kiện theo nghề. BTC
Nghệ sĩ Thanh Hằng bày tỏ sự nghiệp mỗi người có nhiều giai đoạn. Những nghệ sĩ trẻ ngày nay được đào tạo qua trường lớp sân khấu là nền tảng cơ bản để hiểu về nguồn gốc cải lương, những kỹ năng bài bản, còn trường đời thì để những trải nghiệm thấm sâu vào tim. Theo nghệ sĩ Thanh Hằng, hiện nay các thế hệ trẻ đang thiếu điều này.
“Thế hệ của tôi dù là truyền nghề nhưng tôi vẫn học căn bản của trường lớp. Mỗi thế hệ dạy một cách khác nhau. Thế hệ của tôi đến thế hệ Kim Tử Long cũng học trong trường nghệ thuật sân khấu của nhà hát cải lương Trần Hữu Trang. Dù học trong trường nhưng mỗi kỹ năng, khả năng của mỗi người sẽ được tô đậm thêm nhiều hơn khi ra hành nghề. Nghệ sĩ Quế Trân cũng học trong trường lớp ra thì cũng có kỹ thuật căn bản để biểu diễn”, nữ khách mời tâm sự.
Để đào tạo diễn viên cải lương khác với ngày xưa, nghệ sĩ Thanh Hằng cho rằng cần phải đi vào thực tế, không nên trừu tượng. Khi đề cập đến vấn đề này, giọng ca sinh năm 1959 tự nhận bà không dám làm thầy. “Đối với tôi, các em nếu cần thiết thì tôi chia sẻ được những gì thì tôi sẵn sàng chia sẻ, giải thích cho các em nghe”, nữ nghệ sĩ cho biết.
Đạo diễn Lê Hoàng mong muốn nghệ sĩ Thanh Hằng chỉ dạy thế hệ đàn em. BTC
Đạo diễn Lê Hoàng bày tỏ sự tiếc nuối trước thổ lộ “không dám làm thầy” của khách mời. “Nghệ sĩ Thanh Hằng nên có trách nhiệm đến chia sẻ với các diễn viên nghệ thuật, vì chỉ có những người trực tiếp ở trên sân khấu mới làm được. Những người thầy dạy ở trường đọc rất nhiều sách, họ hiểu và phân tích các trường phái, dạy rất hay nhưng cảm xúc trực tiếp trên sân khấu lại là cảm xúc khác. Mong chị đừng suy nghĩ vậy, vì như thế rất uổng”, host chương trình nói.
Sau đề nghị của đạo diễn Lê Hoàng, nghệ sĩ Thanh Hằng thay đổi và hy vọng sẽ được đến chia sẻ cho các thế hệ trẻ ngày nay. “Sự thật thế hệ bây giờ, các em nghĩ rằng chỉ cần học thuộc bài rồi ca thôi”, nữ khách mời nêu thực trạng.
Sau quá trình trò chuyện, Lê Hoàng kết lại vấn đề: “Chúng ta nói quá nhiều về vấn đề tại sao cải lương không được ưu đãi. Thật ra muốn được điều đó thì đầu tiên cần phải đào tạo, thay vì cứ thay đổi sân khấu, xây rạp mới, mua đèn mới… Quyết định nhất vẫn là con người trên sân khấu, mà người biểu diễn trên sân khấu phải được giáo dục. Giáo dục thì phải hai mặt gồm kiến thức cơ bản và cảm xúc trong nghề”.
Nghệ sĩ Thanh Hằng xấu hổ không dám xem lại video cải lương của mình
Trong chương trình Kính đa chiều (lên sóng VTV9), nghệ sĩ Thanh Hằng thoải mái chia sẻ với đạo diễn Lê Hoàng về sự ra đời của video cải lương.
Ở độ tuổi hiện tại, Thanh Hằng kỹ lưỡng hơn trong nghệ thuật. BTC
Nghệ sĩ Thanh Hằng kể trong 7 năm (1990 - 1997) là thời hoàng kim của băng cải lương. Theo Lê Hoàng, sở dĩ có sự ra đời của video này là nhờ vào sự hướng về văn hóa trong nước của người Việt sống tại nước ngoài. "Kiều bào khao khát được xem lại những gì trước đây họ từng xem. Một video được quay gọn nhẹ đáp ứng được nhu cầu này nên kiều bào họ mua rất nhiều", đạo diễn cho hay.
Lê Hoàng phân tích băng cải lương góp phần không nhỏ gây hại đến sân khấu. "Dù nó có nhiều cái lợi như làm cho các nghệ sĩ trở lại với nghề hay khiến khán giả khao khát được xem lại cải lương. Nhưng cái hại của nó rất lớn, làm cho cải lương mất đi sự sang trọng và lấp lánh", Lê Hoàng thẳng thắn.
Thanh Hằng chia sẻ một vở cải lương quay băng video chỉ vỏn vẹn 1,5 ngày thu tiếng và 3 ngày quay hình. Trong khi đó, một vở cải lương tập trên sân khấu mất tận 2 tháng. "Một vở tuồng tập sân khấu mỗi ngày sẽ phát sinh ra một cách diễn mới còn video lại bị hạn hẹp về cảm xúc và cách diễn. Có khi chưa thoại, chưa cười mà trong video nó phát trước rồi làm diễn viên mất cảm xúc", Thanh Hằng ngán ngẩm nhớ lại.
Lê Hoàng cho rằng sự ồ ạt của băng video khiến sân khấu cải lương suy yếu. BTC
Nữ nghệ sĩ cho rằng từ năm 1990 trở đi, sân khấu cải lương bắt đầu gặp khó khăn. Nói về lý do, bà chia sẻ: "Vì hình ảnh, chương trình khi đó nhiều tới mức lục ra không còn kịch bản để làm nữa. Cái gì cũng mang ra quay. Việc thu trước - diễn sau cũng gây ra thảm họa về cảm xúc, khiến băng video nhanh chóng lỗi thời. Lỗi kỹ thuật đã đành, lỗi ở cả nghệ sĩ phải làm cho kịp tiến độ. Tất cả gộp lại khiến khán giả bị mất lòng tin nơi cải lương", Thanh Hằng ngậm ngùi.
Kể về giai đoạn thịnh hành của băng cải lương, Thanh Hằng cho biết thêm: "Từ sáng sớm chúng tôi đã chuẩn bị để quay tuồng, tối đến lại chạy show. Nhiều lúc đi làm quá mệt, tôi tụt canxi phải hủy vở diễn sân khấu dù đã bán hết 600-700 ghế. Cuộc sống, đồng tiền, công việc nó kéo mình đi, quên cả những giá trị quan trọng của sân khấu".
Đến mãi sau này, Thanh Hằng ngồi ngẫm nghĩ thì thấy có những hình ảnh trong video mà bà không dám xem lại. Nữ nghệ sĩ nhìn lại quãng thời gian ấy dù có sự hối hận nhưng phải chấp nhận vì cuộc sống và thời điểm khi ấy là như vậy. "Nhìn lại mới thấy có lỗi với nghề nghiệp của mình. Hiện tại bây giờ tuy lớn tuổi nhưng về nghệ thuật tôi vô cùng cẩn thận và kỹ lưỡng hơn ngày xưa nhiều", nữ nghệ sĩ cho hay.
Long Nhật: "Nhiều ca sĩ bolero có cát-xê rất cao" Trong một talkshow, đạo diễn Lê Hoàng lo lắng về tương lai của âm nhạc truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, ca sĩ Long Nhật lạc quan, khẳng định ngày nay nghệ sĩ hát nhạc dân gian vẫn "sống tốt". Trong chương trình Kính đa chiều mới đây, đạo diễn Lê Hoàng và ca sĩ Long Nhật thảo luận về chủ đề: Vì...