Nghe người trẻ kể chuyện lịch sử

Theo dõi VGT trên

Không hơ hưng hay quay lưng vơi lich sư như nhiêu ngươi vân than van, co môt nơi mà ở đó, người trẻ đọc những bài viết lịch sử, chia sẻ và bình luận với sự háo hức.

“Giá mà sách giáo khoa viết như này thì ai cũng thích học sử luôn rồi”.

“Có lẽ phải tìm hiểu lại về vua Lê Long Đĩnh”.

“Giời ơi sao hồi xưa tôi học trường Lý Thường Kiệt không ai bảo cho biết ông là một nhân vật… thế này hả”…

Có một môn sử khác trên Facebook

Đó là những phản hồi bạn có thể thấy trên trang Facebook cá nhân của Phạm Vĩnh Lộc, một bạn trẻ yêu thích sử Việt Nam chuyên viết những bài “kể chuyện lịch sử” với phong cách hài hước và ngôn ngữ của tuổ.i mới lớn.

Thật khó mà tìm được cuốn sách lịch sử nào kể lại một trận đán.h, nơi các tướng địch được miêu tả như những “thanh niên manh động” và chủ tướng phe ta cũng “không phải dạng vừa đâu”. Chính ngôn ngữ rất “đời” và cũng rất “teen” ấy khiến cho nhiều bạn đọc trẻ tuổ.i, nhất là lứa tuổ.i học sinh thích thú.

Lẽ dĩ nhiên, với cách viết này, Lộc nhận không ít “gạch đá” khi có nhiều độc giả quan niệm viết sử cần phải nghiêm túc, chính xác và không được hư cấu.

Phạm Vĩnh Lộc tâm sự ngay từ đầu anh đã xác định, không phải anh viết sử, mà là kể những câu chuyện sử không nặng về ngày tháng hay số liệu thống kê. Nó chỉ là những “câu chuyện” đầy đủ nội dung lẫn tính giải trí.

Có lẽ đó là lý do khiến nhiều người đọc trẻ tuổ.i quan tâm theo dõi những bài viết hấp dẫn của anh. Hiện trang cá nhân của chàng trai sinh năm 1990 này có hơn 27.000 người theo dõi.

Không chỉ viết lại những câu chuyện lịch sử, Lộc còn tự làm một clip ngắn nói về “Vương triều nhà Trần” và được cộng đồng mạng đón nhận đông đảo. Với Lộc, bản thân những thăng trầm lịch sử hàng nghìn năm dựng và giữ nước đã là kho tư liệu quý, chỉ cần thêm chút “gia vị” là đã có thể viết nên những câu chuyện hấp dẫn.

Nếu độc giả trẻ tuổ.i thích lịch sử được kể qua lăng kính tươi mới, hiện đại; thì độc giả lớn tuổ.i quan tâm nhiều hơn đến những góc nhìn lịch sử, những thân phận, những thăng trầm. Fanpage The X file of History là một diễn đàn của những độc giả như thế.

Thật khó để liên hệ tình trạng “quay lưng với môn sử” ở Việt Nam, với những gì đang diễn ra ở fanpage này: Hơn 103.000 người theo dõi, những chủ đề với hàng nghìn lượt like, share, đặc biệt là những tranh luận kéo dài đến hàng mấy trăm phản hồi mà trong đó, hàm lượng chất xám không hề nhỏ. Hình như, người yêu lịch sử ở Việt Nam đâu có ít!

Anh Sơn Lê (sinh năm 1982), một trong những người điều hành (Admin) của The X file of History, chia sẻ: “Những ngày bắt đầu fanpage, chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến một cái gì lớn lao. Khi ấy chỉ đơn giản là muốn lưu lại những bài viết hay mà mình tình cờ đọc được và chia sẻ cho mọi người.

Thế rồi dần dần, fanpage lớn mạnh đồng nghĩa với trách nhiệm chúng tôi nhiều hơn, nặng hơn. Không chỉ với các bạn trẻ yêu sử, các cô chú, bác dì lớn tuổ.i… vẫn thường xuyên vào đọc”.

Anh Dũng Phan (sinh năm 1988), một admin khác, lý giải về tính tương tác rất cao của độc giả trên fanpage: “Lịch sử vốn dĩ luôn hấp dẫn, chúng ta cứ nhìn sang Trung Quốc, xem các bộ phim lịch sử của họ là đủ thấy. Nếu lịch sử không hấp dẫn thì có nghĩa là những người truyền bá lịch sử đã sai trong cách kể chuyện. Và chúng tôi chỉ làm cái việc là kể bằng một giọng hấp dẫn thôi”.

Video đang HOT

Theo anh Dũng Phan, để tạo ra chủ đề hấp dẫn từ những chi tiết lịch sử khô khan, tư duy của người kể chuyện cộng với nguồn tư liệu đầy đủ đóng vai trò rất lớn.

“Viên quan Đỗ Thích mơ thấy ngôi sao rơi vào miệng cho là điềm tốt bèn á.m sá.t Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn, đấy là điều được sử liệu ghi nhận. Nhưng nếu bạn tư duy và đặt câu hỏi rằng suy nghĩ của Đỗ Thích có bình thường không, hành động á.m sá.t có hợp lý không, bạn sẽ nảy ra nhiều giả thuyết thú vị khác.

Hoặc, chúng ta biết chi tiết Lý Thường Kiệt là hoạn quan. Ta còn biết Lý Thường Kiệt là một “soái ca”, ông rất tuấn mỹ lại văn võ song toàn. Một người hoàn hảo như thế sao lại chịu để hoạn? Hãy tư duy và chúng ta sẽ tìm ra được một điều thú vị khác của sử”, anh nói.

Nếu người trẻ yêu thích bài viết của Lộc vì sự tươi mới trong ngôn ngữ và cách kể chuyện, thì các độc giả lớn tuổ.i hơn một chút quan tâm đến The X file of History vì cách tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ, cách đán.h giá nhân vật đa chiều, thay vì chỉ có hai mặt đúng – sai, thiện – ác.

Fanpage đi sâu vào những nhân vật bị lịch sử lãng quên, những con người từng bị phán xét nặng nề. Khi chấp nhận góc nhìn đa chiều, hiển nhiên ta có thêm sự bao dung trong đán.h giá lẫn trong khả năng tiếp nhận học thuật, cũng như có thêm nhiều sự ủng hộ từ độc giả.

Từ Facebook đến đời thực

Những bài viết trên trang của Phạm Vĩnh Lộc và The X file of History không chỉ mang lại cảm hứng, tình yêu lịch sử dân tộc ở thế giới ảo mà đã được chuyển biến ở đời thực.

Một người lính già từng tham gia cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đọc các bài viết trên The X file of History mỗi ngày, dù đang nằm điều trị trong bệnh viện. Ông nghiền ngẫm, khen hay rồi bảo đứa cháu nếu có bài mới thì in cho ông đọc tiếp.

“Khi xem những bức ảnh ông đang đọc bài viết của fanpage, tôi thật sự rất cảm động. Đâu đó trên đất nước này, có một người lính đi qua hai cuộc chiến, nằm trên giường bệnh, yêu những trang sử của chúng tôi. Đó là điều đáng quý nhất rồi”, anh Dũng nói.

Còn với Lộc, anh tập hợp các bài viết của mình vào trong một album và đặt tên là “History in the bottle” (Lịch sử trong chai). Anh giải thích: “Thay vì là chính sử nghiêm túc được ghi trong sách để trên kệ trong thư viện, đây là những câu chuyện được chép lại bỏ vào chai và ném xuống biển, chờ ai đó nhặt lên và đọc”.

Chiếc chai ấy đã trôi qua hàng trăm lượt chia sẻ trên mạng ảo và đến lớp học ở đời thực với sự thay đổi nhận thức về môn sử.

“Nhiều bạn trẻ đã nhìn nhận được sự thú vị và bổ ích do môn lịch sử mang lại. Một em học sinh lớp 10 đã tập hợp nhóm bạn lại, lấy bài viết của tôi để vẽ minh họa cho bài thuyết trình trước lớp. Lăng Gia Long trước nay hẻo lánh cũng dần có nhiều bạn đến thắp nhang sau khi đọc các bài viết của tôi”, Lộc kể.

Ngoài đam mê dành cho lịch sử, chính sự khích lệ của cộng đồng là động lực khiến Phạm Vĩnh Lộc tiếp tục duy trì công việc trái với chuyên ngành anh đã học (Lộc tốt nghiệp khoa Biên phiên dịch, Đại học Hoa Sen).

Trên thực tế, hiện nay, không có nhiều những cuốn sách lịch sử Việt Nam nhỏ gọn, dễ đọc, dễ nhớ. Những bộ chính sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục… hầu hết đều được viết dưới dạng biên niên, kể lại các sự kiện theo trình tự thời gian, chỉ phù hợp để tra cứu thay vì được đọc một cách hứng thú.

Với công cụ là mạng xã hội và thế mạnh là những người trẻ, Phạm Vĩnh Lộc và các admin của fanpage The X file of History đã phần nào giải được “cơn khát sử” cũng như lan tỏa lịch sử đến một bộ phận độc giả nhất định.

Dù có lời khen tiếng chê, với những phản hồi tích cực từ độc giả, Lộc vẫn tin lối giảng “không chính thống” của mình có hiệu quả. “Khi các em nhận thức được rằng lịch sử nước ta hay thế nào, các em sẽ tự động tìm hiểu kỹ hơn”, Lộc chia sẻ quan niệm.

Còn với The X file of History, từ chỗ “kể những câu chuyện lịch sử”, các admin của trang đã hướng đến việc “nghiên cứu những câu chuyện lịch sử”…, bởi lẽ các anh quan niệm tuy lịch sử không có đúng sai nhưng tuyệt nhiên không thể kể bậy.

“Chúng tôi vẫn chỉ là những kẻ nghiệp dư trên con đường ấy. Mong có sự chung vai của tất cả mọi người”, Sơn Lê tâm sự.

Trao đổi về các phương pháp tiếp cận môn sử hiện nay, ông Nguyễn Quốc Vương, hiện là nghiên cứu sinh tại Nhật Bản, tác giả cuốn “Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản”, dịch giả cuốn “Lịch sử học là gì?”, cho rằng trong tiếp cận lịch sử sẽ có nhiều cách, nhiều góc độ, từ nhiều quan điểm khác nhau.

Nhận thức lịch sử, sản phẩm của quá trình tiếp cận đó có tính chủ thể, đa dạng. Vì thế, việc đòi hỏi tuyệt đối nhận thức lịch sử chỉ có một và duy nhất đúng là bất khả. Tuy nhiên, nhận thức lịch sử chỉ có ích cho cá nhân và cộng đồng khi nhận thức đó có tính khoa học, thực chứng, logic.

Nghiên cứu của nhà sử học hay giáo dục lịch sử ở trường học phải nhằm đạt được và phát triển nhận thức đó. Vì vậy, cần phân biệt rõ những cách diễn giải hay nhận thức lịch sử theo hình thức hư cấu, pha trộn yếu tố văn học.

Với cách nhận thức theo các phương pháp khoa học của sử học, cả hai đều có vai trò riêng của mình nhưng không thể lẫn lộn. Cách tiếp cận, nhận thức lịch sử thiên về cảm tính, cảm xúc có thể tạo ra mối quan tâm nhất thời nhưng sẽ có hại về lâu dài nếu như cả người viết và người đọc không phân biệt rõ đâu là sử học, đâu là văn học. Nó tương tự như sự lẫn lộn giữa huyền thoại và lịch sử .

Ông Đỗ Thái Bình, chuyên gia nghiên cứu lịch sử hàng hải, kỹ thuật đóng tàu Việt Nam; dịch giả cuốn Thuyền buồm Đông Dương: Trong bối cảnh người trẻ không mặn mà với môn sử như hiện nay thì việc hư cấu hay dùng ngôn từ hiện đại kể chuyện sử nhằm thu hút người trẻ vẫn là phương pháp đáng ghi nhận.

Từ góc độ người đọc, tôi tự hỏi liệu chúng ta có nên khắt khe không khi thực tế kết quả mang lại là đã có nhiều học sinh, sinh viên quan tâm, tò mò về lịch sử dân tộc hơn? Miễn là nhân vật, nội dung chuyện được xây dựng từ nền tảng sự thật, chứ không bịa hay hư cấu.

Khi các em thích rồi, sau đó tìm đến nhiều tài liệu khác và tiếp cận lịch sử một cách chính xác, khoa học hơn vẫn chưa muộn. Hơn nữa, từ những cách tiếp cận khác nhau như vậy, các em sẽ ý thức được là lịch sử không phải là một chiều, các bạn có quyền xét lại, tiếp cận với nhiều quan điểm, góc độ khác nhau.

Theo Bảo Uyên / Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Môn Lịch sử sắp bị lãng quên?

Cũng giống như mọi năm, trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay, rất ít học sinh lựa chọn môn Sử. Những học sinh lựa chọn môn này để thi bỗng nhiên trở thành... nổi tiếng.

Kể từ khi Bộ GD&ĐT đề ra quy chế thi coi môn Sử là môn tự chọn, sự việc này năm nào cũng có. Vì thế, rất dễ hiểu khi có nhiều ý kiến - đa phần là xuất phát từ những người thuộc giới sử học hay giáo viên dạy sử - kiến nghị môn học này phải trở thành bắt buộc trong kì thi THPT quốc gia và coi đó như là một trong biện pháp hữu hiệu nhất để khắc phục sự "hẩm hiu" của nó.

Cái khác của năm nay nằm ở phản ứng của dư luận và truyền thông. Mọi năm, trước và sau mỗi kì thi, khi tỉ lệ học sinh lựa chọn môn thi được công bố, truyền thông đại chúng và các trang mạng xã hội vang lên những tiếng kêu "cứu lấy môn Sử". Nhưng năm nay, chỉ có một vài tờ báo đưa tin về tỉ lệ học sinh chọn môn này, về hội đồng thi có 1 thí sinh, kèm theo là một vài bài trích ý kiến của học sinh, giáo viên khen đề thi.

Dường như sau nhiều lần kinh ngạc và thất vọng, công chúng và cả những người có liên quan đến giáo dục lịch sử đã mỏi mệt và buông xuôi. Trong trạng thái tâm lý đó rất có thể rồi dần dần những "bất thường" trong giáo dục lịch sử sẽ trở thành "bình thường" và tồn tại như một sự hợp lý đầy...nghịch lý.

Chất lượng giáo dục lịch sử trở thành vấn đề từ khi nào?

Vấn đề chất lượng giáo dục lịch sử ở trường phổ thông được dư luận chú ý khoảng gần 10 năm lại đây kể từ khi Bộ GD&ĐT phát động phong trào "hai không" (Nói không với tiêu cực thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục) vào ngày 31/7/2006.

Sự dâng cao của dư luận đối với giáo dục lịch sử gần như đạt đến đỉnh điểm khi kết quả của môn Sử trong kỳ thi CĐ, ĐH năm học 2007 được công bố. Theo số liệu do Cục Công nghệ thông tin của Bộ cung cấp thì điểm số trung bình của môn Sử là 2,09/10 - thấp nhất trong các môn (Lý: 5,19, Hóa: 4,49, Văn: 4,41, Toán: 3,65, Ngoại ngữ: 3, 64).

Tuy nhiên nếu tìm hiểu kĩ hơn sẽ thấy, không phải chờ đến cuối thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 21 này, chất lượng giáo dục lịch sử trong trường phổ thông nước ta mới trở nên tồi tệ.

Sự tồi tệ này đã được chính những người trong ngành thừa nhận và công bố trên dưới 30 năm.

Môn Lịch sử sắp bị lãng quên? - Hình 1

Nguyễn Thị Kiều Trinh là thí sinh duy nhất thi môn Lịch Sử tại hội đồng thi trường THPT Đông Thành (Quảng Ninh). Ảnh: VietNamNet.

Trong hồi ký "Nhớ lại và suy nghĩ" - hồi ký về quá trình tham gia nghiên cứu, biên soạn chương trình và sách giáo khoa bộ môn lịch sử phổ thông trong thời gian 1956-1970 - viết vào tháng 8/1991, ông Hoàng Trọng Hanh đã nói "...riêng tôi vẫn cảm thấy chưa thật hài lòng với những sản phẩm đã làm ra, vẫn thấy băn khoăn, áy náy trước một tình hình không vui là: học sinh phổ thông ngày càng ít ham thích học môn sử (trong khi các nhà chính trị, các chuyên gia sử học, và các giáo viên sử chúng ta không ngớt đề cao vai trò của môn lịch sử đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ)".

Năm 1991, GS Nguyễn Anh Thái, người tham gia chủ biên, biên soạn nhiều giáo trình lịch sử thế giới cho bậc ĐH và sách giáo khoa lịch sử cho các trường phổ thông, trong một bài viết đăng ở tạp chí Nghiên cứu lịch sử (số 6, 11/1991) đã thừa nhận: "Phải thực sự cầu thị nhìn nhận rằng chất lượng giảng dạy, học tập môn lịch sử nói chung và lịch sử thế giới nói riêng ở các cấp học phổ thông chúng ta ngày càng sút kém-môn lịch sử chỉ được coi như môn học phụ, môn học thường bị coi nhẹ so với các môn học khác, còn học sinh thì không hào hứng học tập, giáo viên không phấn khởi giảng dạy".

Gần 10 năm sau, NCS Phạm Kim Anh trong luận án tiến sĩ có tên "Sách giáo khoa lịch sử của trường phổ thông trung học Việt Nam và từ 1954 đến nay" (bảo vệ tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, 1999) đã dẫn ra một kết quả điều tra với những thông tin như sau:

Trong số 1.800 người được hỏi có 39% không biết Hùng Vương là ai; 65% không biết về Trương Định, 49% nói sai về Trần Quốc Toản; 54% trong số 468 sinh viên của các trường đại học không biết gì về Lương Thế Vinh, 83% không biết gì về lai lịch tên những đường phố mà họ đang sống.

Luận án này cũng dẫn ra một kết quả điều tra khác của Viện Nghiên cứu giáo dục và Hội đồng đội ở 4 tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Kiên Giang và TP.HCM, công bố trên báo Sài Gòn giải phóng (số 29/1/1997). Kết quả cho biết trong 700 em học sinh các lớp 6, 9, 10, 12, được hỏi chỉ có 3, 9% học sinh thích môn sử.

30 năm... vẫn thế

Qua một khoảng thời gian tương đối dài trên dưới 30 năm, vấn đề chất lượng trong giáo dục lịch sử ở trường phổ thông vẫn chưa được giải quyết thực sự dù giáo dục đã qua mấy lần cải cách. Khi các vấn đề tồn tại không được giải quyết triệt để hoặc chỉ được sửa chữa ở mặt "hiện tượng" chúng không chỉ còn nguyên mà sẽ ngày càng trở nên trầm trọng.

Giờ đây, không chỉ điểm thi môn Sử của học sinh trong các kì thi thấp mà các em còn không chọn môn Sử để học, để thi khi có cơ hội lựa chọn.

Cũng không phải chỉ có những học sinh không biết Trần Quốc Toản, Trần Quốc Tuấn là ai mà còn có cả học sinh coi "Quang Trung là anh em với Nguyễn Huệ". Trong thế giới của người lớn, những người đã từng là học sinh, cũng xảy ra hiện tượng tương tự khi có vị lãnh đạo cho rằng "Tôn Ngộ Không bị đè dưới núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng", MC truyền hình nói rằng "Ngô Quyền ba lần chiến thắng quân Nguyên-Mông trên sông Bạch Đằng", hay biến công chúa Huyền Trân thành công chúa Ngọc Hân.

Ẩn sau các hiện tượng bề ngoài này sẽ còn là những vấn đề khác trầm trọng hơn nếu như tìm kiếm và nhìn nhận chúng dưới góc độ khoa học thực sự.

Nếu không có những nghiên cứu và các biện pháp khoa học thật sự ứng phó với các vấn đề cơ bản đang tồn tại trong giáo dục lịch sử ở trường phổ thông, tình hình sẽ ngày một xấu.

Hậu quả nguy hiểm nhất khi giáo dục lịch sử sai lầm sẽ là sự thiếu vắng của các công dân có nhận thức lịch sử khoa học và phẩm chất công dân. Một xã hội thiếu vắng các công dân sẽ rất khó có được nền tảng ổn định.

Theo Nguyễn Quốc Vương/VietNamNet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đoạn chat của người chồng đã l.y hô.n với con gái khiến vợ uất ức: Có những người không xứng được gọi là bố!
06:45:31 01/10/2024
Kasim Hoàng Vũ vẫn chưa được phẫu thuật, phải cắt bỏ toàn bộ xương hàm, trên mặt toàn đồ giả
06:47:31 01/10/2024
Thanh Bùi: "Con tôi là người Việt Nam thì phải ở Việt Nam"
06:40:04 01/10/2024
Độc lạ chuyện bố chồng 34 - con dâu 31 ở Việt Nam: Lộ danh tính nhiều người ngỡ ngàng
06:30:42 01/10/2024
Sao Hoa ngữ 30/9: Rộ tin Châu Tấn bị bạn trai kém 13 tuổ.i bỏ rơi
07:17:48 01/10/2024
Khuyên chồng đưa lương để vợ giữ, anh đưa tôi 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỷ
06:01:30 01/10/2024
Quá khứ ồn ào của tiểu thư từng góp mặt tại bữa tiệc trắng của Diddy
07:49:36 01/10/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vụ cô giáo "xin hỗ trợ laptop": 95% học sinh đi học trở lại, cô Hiệu phó đảm nhiệm giảng dạy

Netizen

12:26:36 01/10/2024
Sáng 1/10, ông Võ Cao Long, Trưởng phòng GD&ĐT quận 1 (TP.HCM) đã thông tin tới báo chí các nội dung lãnh đạo quận thống nhất chỉ đạo đối với trường hợp xảy ra ở Trường tiểu học Chương Dương

Thu nhẹ nhàng với phong cách Monochrome

Thời trang

12:21:09 01/10/2024
Đặc biệt trong mùa thu, khi sắc trời dịu nhẹ và không khí trở nên trong lành, phong cách Monochrome càng trở nên lý tưởng để thể hiện sự nhẹ nhàng và thanh thoát.

Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ nói trong nước mắt

Góc tâm tình

12:19:07 01/10/2024
Vì muốn kiếm được nhiều tiề.n nên tôi đã đầu tư với bạn bè để đầu tư kinh doanh. Chẳng may công việc không thuận lợi, tôi phá sản, nợ nần lên đến 500 triệu.

Cách trồng kim ngân khổng lồ, có thể cao chạm trần

Sáng tạo

11:49:31 01/10/2024
Nhìn thành quả mà chàng trai Trung Quốc khoe trên mạng, nhiều người sửng sốt khi biết rằng hóa ra cây kim ngân cũng có thể cao chạm trần nhà, bí quyết của anh là gì?

Courtois bị ném bật lửa, derby Madrid gián đoạn trong gần 20 phút

Sao thể thao

11:47:45 01/10/2024
Hành động ăn mừng khiêu khích của thủ môn người Bỉ khiến người hâm mộ Atletico Madrid nổi giận ở trận đấu diễn ra vào rạng sáng 30/9 (giờ Hà Nội).

Game hay nhất năm 2024 phát sinh biến cố, người chơi mâu thuẫn cực nặng với NPH chỉ vì một lý do

Mọt game

11:47:21 01/10/2024
Helldivers 2 cho tới nay vẫn đang là chủ đề nhận được nhiều sự chú ý nhất của làng game thế giới trong năm 2024. Xuất phát sau Palworld, thế nhưng Helldivers 2 lại đang duy trì được sự phát triển rất bền vững

Quy định mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10

Tin nổi bật

10:41:32 01/10/2024
Từ tháng 10, nhiều quy định mới liên quan đến cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, quy chuẩn đèn chiếu sáng của phương tiện giao thông, hành nghề công tác xã hội, đán.h số nhà chính thức có hiệu lực.

Uống trà hoa tam thất giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông?

Sức khỏe

10:23:45 01/10/2024
Về câu hỏi của bạn, uống hoa tam thất thường xuyên có giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông thì đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào khẳng định điều đó